CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT
4.2. Thực tiễn thực thi pháp luật trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao của Việt Nam
4.2.2. Hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao
4.2.2.1. Vướng mắc, hạn chế từ quy định của Luật Tương trợ tư pháp lien quan đến hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Sau gần 15 năm áp dụng Luật TTTP, một số quy định trong Luật TTTP chưa tương thích hoặc chưa có quy định, trong đó có nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động HTQT phòng chống tội phạm nói chung và TPCNC nói riêng, cụ thể:
Quy định liên quan đến dẫn độ
Về cơ quan Trung ương của Việt Nam. Theo 11 Hiệp định TTTP có quy định
về dẫn độ mà Việt Nam ký với các quốc gia trước đây, VKSNDTC là cơ quan đầu mối về dẫn độ của Việt Nam. Nhưng Luật TTTP lại quy định Bộ Công an là cơ quan đầu mối về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Sự không thống nhất này đã gây khó khăn cho quá trình thực hiện chức năng của Bộ Công an trong dẫn độ. Vì muốn thay đổi cơ quan trung ương của Việt Nam về dẫn độ thì phải sửa đổi các Hiệp định. Nên thời gian tới Việt Nam sẽ tách các nội dung về dẫn
độ thành một Hiệp định riêng và kí lại với các quốc gia.
Về vấn đề cam kết không áp dụng án tử hình. Một số Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và các nước có quy định về cam kết không áp dụng án tử hình (như Hiệp định với Cộng hòa Bê-la-rút (Điều 70), với Nga và Austraylia…), theo đó, việc dẫn độ sẽ bị từ chối trong trường hợp tội phạm bị yêu cầu dẫn độ bị án tử hình theo pháp luật của Bên ký kết yêu cầu, nhưng bên ký kết yêu cầu không đảm bảo chắc chắn cho bên ký kết được yêu cầu rằng sẽ không thi hành bản án tử hình đó. Pháp Luật Việt Nam vẫn còn quy định nhiều loại tội phạm có quy định hình phạt tử hình và không hạn chế việc dẫn độ đối với người có thể bị kết án tử hình. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam khi đàm phán các Hiệp định về dẫn độ với các quốc gia châu Âu (nơi mà pháp luật tại nhiều quốc gia không có án tử hình). Vì vậy, thời gian tới, cần nghiên cứu bổ sung quy định về cam kết không áp dụng thủ tục hình phạt tử hình với người bị yêu cầu dẫn độ.
Hiện nay, Luật TTTP mới chỉ quy định trường hợp từ chối dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể, VKSNDTC xem xét yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt
Nam phạm tội ở nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam150. Như vậy, quy định của Luật TTTP đã bỏ lọt trường hợp từ chối dẫn độ phạm nhân (hoặc người đã bị kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật) bỏ trốn để tiếp tục thi hành án hình sự. Như vậy, khi có yêu cầu với trường hợp này, Việt Nam phải từ chối dẫn độ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị yêu cầu dẫn độ vì không ai bị kết án hai lần vì một tội danh. Điều này đã được Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Nên cần phải sửa đổi Luật TTTP sao cho phù hợp với quy định trong Bộ luật TTHS 2015 nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Quy định liên quan đến thực hiện công tác chuyển giao người đã bị kết án phạt tù
Về thời hạn còn lại phải chấp hành án của người được chuyển giao. Luật TTTP quy định người bị kết án phạt tù còn phải chấp hành ít nhất 01 năm, trong trường hợp đặc biệt còn ít nhất 06 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các Hiệp định song phương về chuyển giao người bị kết án phạt tù mà Việt Nam đã ký kết đều quy định người bị kết án phạt tù còn phải chấp hành ít nhất 01 năm hoặc do các bên thống nhất.
Cần có sự đồng ý của người bị kết án phạt tù còn nhiều vướng mắc. Hiện nay
Luật TTTP quy định người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt tù thì cần phải có sự đồng ý của người được chuyển giao151. Như vậy, trong trường hợp nhiều người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài (đặc biệt là phạm tội liên quan đến ma túy) sẽ không muốn về Việt Nam
để thi hành hình phạt tù. Điều này dẫn đến trường hợp khi quốc gia hữu quan đề nghị chuyển giao công dân Việt Nam phạm tội tại nước ngoài về Việt Nam sẽ khó thực thi và cần có hướng kí văn bản thỏa thuận riêng. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp phía nước ngoài đề nghị Việt Nam cam kết không tuyên hình phạt tử hình hoặc có tuyên nhưng không thi hành hình phạt tử hình đối với người đang chấp hành án phạt tù đồng thời là đối tượng truy nã của Việt Nam sau khi được chuyển giao về Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định này.
Về chi phí, Luật TTTP quy định chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù do Bên yêu cầu chi trả152. Nhưng các Hiệp định TTTP Việt Nam đã kí lại quy định là chi phí do Bên nhận chi trả trừ chi phí phát sinh hoàn toàn trong lãnh
150 Điều 29 Luật TTTP
151 Điểm g Khoản 1 Điều 50 Luật TTTP năm 2007
152 Điều 60 Luật TTTP 2007
thổ Bên chuyển giao. Ví dụ, trong Hiệp định giữa Nhật Bản và Việt Nam về chuyển giao người bị kết án phạt tù có quy định rằng: Chi phí phát sinh trong việc áp dụng Hiệp định này sẽ do Bên nhận chi trả trừ những chi phí phát sinh hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của Bên chuyển giao hay trong hiệp định giữa Việt Nam và cộng hòa Séc cũng quy định tương tự như trên. Như vậy, khi Việt Nam là bên nhận mà Việt Nam chưa có nguồn kinh phí cho các hoạt động tiếp nhận phạm nhân là người Việt Nam đang chấp hành hình phạt tù tại nước ngoài về Việt Nam tiếp tục chấp hành hình phạt tù thì lúc này việc tiến hành chuyển giao sẽ không được tiếp tục, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Việt Nam và bên chuyển giao.
Quy định thực hiện công tác TTTP về hình sự
Để thực hiện yêu cầu TTTP, các nước yêu cầu không áp dụng án tử hình. Tuy nhiên, Luật TTTP chưa có quy định về trình tự, thủ tục cam kết không áp dụng hình phạt tử hình trong hoạt động TTTP về hình sự.
Phạm vi TTTP về hình sự quy định tại Điều 17 Luật TTTP còn hạn chế, chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Luật TTTP vẫn chưa có quy định
về việc cho phép người tiến hành tố tụng của Bên yêu cầu được tham gia một số hoạt động trong quá trình thực hiện TTTP tại Bên được yêu cầu, tổ chức cho người tại Bên được yêu cầu đến Bên yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ, liên kết điều tra, phối hợp điều tra…đây là những nội dung được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực tư pháp hình sự mà Việt Nam đã ký kết và tham gia và đã phát sinh trên thực tiễn.
Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện một số yêu cầu tương trự như triệu tập người làm chứng, người giám định, dẫn giải người chấp hành hình phạt tù ra nước ngoài để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ; chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam….
4.2.2.2. Khó khăn từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Một là, việc hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin về TPCNC còn chưa đầy
đủ. Mặc dù giữa Việt Nam và nhiều quốc gia đã xây dựng được kênh liên lạc trực tiếp, nhưng các kênh này chỉ thực hiện khi có yêu cầu giải quyết cụ thể, do đó dẫn đến không chủ động trong công tác đấu tranh phòng, chống TPCNC. Ngoài ra, vấn
đề bất đồng ngôn ngữ cũng là nguyên nhân khiến việc tiếp xúc, trao đổi thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu TTTP về hình sự có những bản dịch chưa đúng từ ngữ pháp luật, chưa logic về mặt ngữ pháp, gây khó hiểu cho
cơ quan thụ lý thực hiện. Tên đối tượng hoặc tên địa chỉ khi không rõ ràng nên
không xác định con người cụ thể, mất thời gian hoặc không xác định được để gửi lại thông tin cho Bên yêu cầu.
Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin yêu cầu phối hợp qua “đường dây nóng” được một số quốc gia như Trung Quốc, các quốc gia ASEAN… triển khai có hiệu quả, tuy nhiên, trong một số vụ việc, Công hàm, Lệnh truy nã, Lệnh tạm giam được chuyển chậm, gây khó khăn cho hoạt động phối hợp xác minh, điều tra, truy bắt tội phạm.
Trong lĩnh vực phòng, chống TPCNC, công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan phòng, chống tội phạm các nước còn chậm, không đầy
đủ trong khi TPCNC diễn ra rất nhanh, các đối tượng sau khi rút tiền sẽ nhanh chóng tẩu thoát do đó kết quả đấu tranh với tội phạm này vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, việc thu thập, xác minh địa chỉ IP để xác định vị trí, địa điểm, đối tượng hoạt động gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài.
Hai là, việc hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài thường bị kéo dài. Nguyên nhân của việc kéo dài là do thông tin về tội phạm muốn trao đổi với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phải báo cáo qua nhiều cấp có thẩm quyền dẫn đến chậm, không còn tính chiến đấu. Hay có những yêu cầu TTTP từ phía nước bạn yêu cầu Việt Nam với những tên văn bản đi kèm lệnh, quyết định đó không có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ Việt Nam nên cần thời gian để cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam triển khai bằng các văn bản, quyết định theo quy định của pháp luật trong nước. Việc này cũng làm chậm quá trình điều tra vụ án TPCNC. Ngoài ra, việc chậm có kết quả yêu cầu TTTP về hình sự còn có nguyên nhân là các Hiệp định mà Việt Nam đã ký với các nước chưa quy định rõ thời hạn thực hiện yêu cầu TTTP về hình sự, mà thời hạn này phụ thuộc vào pháp luật quốc gia được yêu cầu. Nên từ việc chậm có kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án.
Công tác phối hợp tổ chức hội đàm, trao đổi giữa Bộ Công an Việt Nam với
cơ quan an ninh, cảnh sát các quốc gia khác còn hạn chế, chỉ thực hiện ở một số địa bàn, lĩnh vực và thời điểm. Công an cấp tỉnh (các phòng nghiệp vụ) có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia ít có điều kiện tổ chức hội đàm, trao đổi trực tiếp đã ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống TPCNC giữa các bên có chung đường biên giới.
Ba là, các quy định của luật chưa dự báo điều chỉnh hết các trường hợp sẽ phát sinh và chưa phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Như quy định về dẫn độ, khi
mà TPCNC có hành vi được thực hiện tại nhiều quốc gia hay tội phạm do tổ chức
tội phạm xuyên quốc gia thực hiện, thì sẽ dẫn đến trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn
độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định dẫn độ153. Tuy nhiên, trên thực tế, các yêu cầu dẫn độ của các nước khác nhau thường không được gửi đến Bộ Công án cùng một thời điểm. Mà thời hạn yêu cầu kiểm tra hồ sơ trong 20 ngày, nên sẽ có trường hợp Bộ Công an gửi đến TAND cấp tỉnh có thẩm quyền để thụ lý, giải quyết thì Bộ Công an lại nhận được yêu cầu dẫn độ tại quốc gia thứ hai. Trường hợp này, TAND cấp tỉnh đã thụ lý yêu cầu dẫn độ thứ nhất phải trả lại hồ sơ cho Bộ Công an để xem xét, quyết định việc đáp ứng yêu cầu. Nhưng Luật chưa quy định việc trả hồ sơ yêu cầu dẫn độ sau khi đã thụ lý. Nên điều này sẽ mất thời gian và gây lãng phí, chưa kể đến có nhiều hơn hai nước yêu cầu dẫn độ cùng một người thì cần có cách giải quyết phù hợp.
Bốn là, vẫn còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của các lực lượng thực thi pháp luật tại Việt Nam trong việc xử lý các vụ việc có yếu tố nước ngoài
nói chung và các vụ việc có dấu hiệu VPPL hình sự liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao nói riêng liên quan đến áp dụng ĐƯQT về phòng chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên. Nhiều trường hợp, Công an các đơn vị địa phương nhận được thông tin đối tượng phạm tội đã bỏ trốn ra nước ngoài thì cơ quan điều tra ngay lập tức đình chỉ điều tra và đóng hồ sơ mà không có cơ sở pháp lý trong nước; hoặc chuyển cho cơ quan truy nã hoặc đơn vị hợp tác quốc tế thực hiện việc áp dụng ĐƯQT… Khi Công an một số đơn vị, địa phương cho rằng thủ tục liên quan đến TTTP về hình sự, yêu cầu dẫn độ, yêu cầu chuyển giao người bị kết án phạt tù quá phức tạp nên không thực hiện các thủ tục này, dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan hay của người bị kết
án phạt tù154.
Năm là, các chế tài và hình phạt xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Tại Việt
Nam, theo Cục Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao (C50) nay được đổi tên thành Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05)
153 Điều 39 Luật TTTP 2007
154 Nguyễn Thị Quế Thu (2017), Điều ước quốc tế- Lý luận và thực tiễn áp dụng điều ước quốc tế
về phòng, chống tội phạm tại Việt nam, Sách chuyên khảo, Nxb Công an nhân dân.
trực thuộc Bộ Công an, từ năm 2010 đến tháng 6/2014 lực lượng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao trên cả nước đã phát hiện và xác minh 11.476 đầu mối vụ việc
có dấu hiệu VPPL liên quan đến yếu tố công nghệ cao với 3.220 đối tượng, trong đó
823 vụ việc và 1.990 đối tượng là do C50 phát hiện; 450 vụ việc và 1.230 đối tượng
là do Công an các địa phương phát hiện; tổng thiệt hại do loại tội phạm trong lĩnh vực này gây ra lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhưng số vụ án các loại này đưa ra xét xử rất ít. Đây cũng là nguyên nhân mà cơ quan lập pháp bổ sung các điều luật quy định về loại tội phạm sử dụng công nghệ cao trong BLHS năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2017. Do mới được ban hành nên số lược vụ án hình sự được xét xử tại Tòa án về loại tội phạm sử dụng công nghệ cao chiếm tỷ trọng ít so với các vụ
án hình sự khác.
Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều người dân biết các đối tượng nước ngoài mượn, thuê địa điểm với mục đích không minh bạch nhưng vẫn chấp nhận cho thuê hoặc đối với các quốc gia có chung biên giới, việc tuần tra, kiểm soát bảo vệ đường biên giới chưa được thường xuyên, trong bối cảnh tình hình bất ổn chính trị, kinh tế thế giới, khu vực tác động lên một số nhân dân biên giới bị tội phạm dụ dỗ, lừa gạt, mua chuộc… tham gia hoạt động phạm tội.