Nguồn của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ

2.2. Lý luận pháp luật quốc tế trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

2.2.2. Nguồn của pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

phm vi toàn cu, đến nay mới chỉ có một điều ước quốc tế điều chỉnh loại

tội phạm này là Công ước về tội phạm mạng của Uỷ hội châu Âu năm 2001 (Công ước Budapest). Mặc dù Lời nói đầu của Công ước Budapest ghi nhận việc ký kết Công ước nhằm bổ sung cho những khuôn khổ pháp lý hiện có của Uỷ hội châu Âu trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng với điều khoản cho phép các quốc gia không phải thành viên Uỷ hội châu Âu tham gia Công ước, Budapest đã chính thức trở thành một khuôn khổ pháp lý hợp tác quốc tế toàn cầu giữa các quốc gia trong phòng chống tội phạm công nghệ cao với 75 thành viên, trong đó có sự tham gia của 28 quốc gia không phải thành viên của Uỷ hội châu Âu.25 Công ước ngoài việc quy định cụ thể về tội phạm mạng và các biện pháp đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này thì nó còn thiết lập được một cơ chế hợp tác đồng bộ, thống nhất và tương đối hiệu quả giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế hiện nay.

Bên cạnh công ước Budapest, một số nội dung của Công ước Palermo về chống tội phạm có tổ chức liên quốc gia năm 2000 mặc dù không trực tiếp đề cập một cách cụ thể đến các loại hình tội phạm công nghệ cao nhưng Công ước Palermo với 41 điều khoản, luôn được coi là một sự tham khảo cần thiết trong quá trình hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm. Có thể nói, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 ra đời vào thời điểm mang tính lịch sử, đó là thời điểm chuyển giao thế kỷ. Công ước là một phương tiện hữu hiệu mở đầu và thúc đẩy cho sự hợp tác sâu rộng hơn, chặt chẽ hơn, toàn diện hơn và hiệu quả hơn trong công cuộc phòng chống loại tội phạm trong quá trình hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế nói chung và tội phạm công nghệ cao nói riêng trên phạm vi toàn cầu.

phm vi khu vc, một số khuôn khổ pháp lý đã được hình thành làm cơ sở

pháp lý cho hoạt động hợp tác giữa các thành viên của một số khu vực trong ngăn ngừa, phòng chống tội phạm công nghệ cao, bao gồm chủ yếu hai loại:

Một là, các điều ước quốc tế khu vực như Thoả thuận của Cộng đồng các quốc

gia độc lập về hợp tác trong phòng chống các tội phạm liên quan đến thông tin máy tính năm 2001, Công ước Arab về chống các tội phạm liên quan đến công nghệ

                                                                                                               

25 Xem chi tiết các quốc gia thành viên của Công ước về tội phạm mạng của Uỷ hội châu Âu tại https://www.coe.int/en/web/conventions/full-list/-

/conventions/treaty/185/signatures?p_auth=eLFlJd5.ffffu -Y, (truy cập lần cuối ngày 13/1/2020)

thông tin năm 2010, Công ước của Liên minh châu Phi về an ninh mạng và bảo vệ

dữ liệu cá nhân năm 2014, Thoả thuận của Tổ chức hợp tác Thượng Hải về hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế năm 2010; Nghị định thư của Cộng đồng phát triển Nam Phi về tương trợ tư pháp hình sự và Nghị định của Cộng đồng phát triển Nam Phi về dẫn độ năm 2002; Công ước của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi về tương trợ tư pháp hình sự, Công ước của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi về dẫn độ, Hiệp định của ASEAN về tương trợ tư pháp hình sự….

Hai là, các văn bản do những cơ quan có thẩm quyền của các tổ chức quốc tế

thông qua, có giá trị pháp lý ràng buộc với các quốc gia thành viên trong ngăn ngừa, phòng chống tội phạm công nghệ cao như Chỉ thị về chống tội phạm mạng do Nghị viện của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi thông qua năm 2011 hay những văn bản do các thiết chế của Liên minh châu Âu ban hành như Chỉ thị 2013/40 của Nghị viện và Hội đồng bộ trưởng châu Âu ngày 12/8/2013 về các cuộc tấn công chống lại hệ thống thông tin, Chỉ thị 2016/1148 của Nghị viện và Hội đồng bộ trưởng ngày 6/7/2016 về những biện pháp nhằm đảm bảo bảo an ninh chung ở mức

độ cao của hệ thống mạng và thông tin trên toàn Liên minh, Quyết định 2019/797 của Hội đồng bộ trưởng ngày 17/5/2019 về những biện pháp hạn chế nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng đe doạ Liên minh hoặc các quốc gia thành viên…

phm vi song phương, phổ biến nhất vẫn là các điều ước quốc tế về tương

trợ tư pháp hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án được ký kết giữa các quốc gia, làm cơ sở pháp trực tiếp cho việc tiến hành những hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự liên quan đến tội phạm công nghệ cao nói riêng.

Bên cạnh nguồn thành văn, tập quán quốc tế cũng có vai trò nhất định trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. Vai trò của tập quán được thể hiện chủ yếu ở những nguyên tắc chung được thừa nhận là tập quán quốc tế trong hoạt động này như nguyên tắc “định danh kép”, hay nguyên tắc “hoặc dẫn độ hoặc xét xử” (aut dedere aut punicare).

Cùng với các loại nguồn có giá trị pháp lý ràng buộc như trên, một số các loại nguồn không có giá trị pháp lý ràng buộc, đặc biệt là Nghị quyết mang tính khuyến nghị của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế cũng có vai trò quan trọng trong điều chỉnh hoạt động phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Có thể thấy, trước năm 2000, vấn đề “an ninh mạng” hay “tội phạm công nghệ cao” hầu như chưa thực sự được quan tâm đề cập đến. Năm 2002, Liên hợp quốc đã

ban hành Nghị quyết số 55/63 và 56/121 về phòng chống hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ thông tin. Hai nghị quyết này đã chỉ ra rằng, mạng máy tính và mạng Internet là “nơi ẩn náu an toàn” của những đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và yêu cầu các quốc gia xây dựng hệ thống quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa, đấu tranh và loại bỏ hình thức tội phạm này. Đây được coi là hai văn kiện căn bản nền tảng, góp phần đặt những “viên gạch” đầu tiên trong việc hình thành nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tội phạm công nghệ thông tin cũng như vấn đề phòng chống loại tội phạm mới này26. Hay tại ASEAN, trong lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung và tội phạm mạng nói riêng, một

số các Tuyên bố chung hay Kế hoạch hành động được thông qua tại các hội nghị bộ trưởng như Tuyên bố Kuala Lumpur về chống tội phạm xuyên quốc gia, Kế hoạch hành động ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia (2016-2025), Tuyên bố ASEAN về ngăn ngừa và chống tội phạm mạng, Kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin ASEAN năm 2016-2020. Xét về mặt pháp lý, những văn bản này không

có giá trị pháp lý ràng buộc nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ASEAN trong việc định hình các nội dung hợp tác nói chung và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia nói riêng và tội phạm công nghệ cao nói riêng. Bên cạnh đó, một số điều ước quốc tế của ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia đã được hình thành từ chính những văn kiện chính trị này như Công ước ASEAN phòng chống khủng bố được nâng cấp từ Tuyên bố ASEAN về hành động chung chống khủng bố 2001, Tuyên

bố ASEAN về phòng chống khủng bố 2002 hay Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2015 được nâng cấp từ Tuyên bố ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2004. Với xu hướng hoàn thiện pháp luật theo hướng nâng cấp các văn bản từ luật mềm thành các điều ước quốc tế có giá trị pháp lý ràng buộc đang diễn ra khá phổ biến tại ASEAN, trong tương lai, hoàn toàn có khả năng một điều ước quốc tế về chống tội phạm công nghệ cao sẽ được hình thành từ Tuyên bố của ASEAN về ngăn ngừa và chống tội phạm mạng.

Bên cạnh nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, đặc biệt là phán quyết của Toà nhân quyền châu Âu thường được các QGTV của Công ước châu Âu về nhân quyền, đặc biệt là các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu viện dẫn khi xem xét các yêu cầu dẫn độ tội phạm của quốc gia yêu cầu liên quan đến các trường hợp không dẫn độ như phán

                                                                                                               

26 Xem các Nghị quyết số 55/63 và 56/121 của Liên Hợp Quốc tại https://www.itu.int/ITU-

D/cyb/cybersecurity/docs/UN_resolution_55_63.pdf (truy cập lần cuối ngày 20/3/2020).

quyết trọng các vụ Abdulazhon Isakov v. Russia, Iskandarov v. Russia, Soering v. United Kingdom…

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao – Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)