Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa Quy hoạch được đề xuất với các Quy hoạch khác có liên quan

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 29 - 41)

1.3. Mối quan hệ của quy hoạch được đề xuất với các Chiến lược, Quy hoạch

1.3.2. Phân tích khái quát mối quan hệ qua lại giữa Quy hoạch được đề xuất với các Quy hoạch khác có liên quan

- Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng;

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; đảm bảo sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Quy hoạch lập trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh và giữa Yên Bái với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước; xây dựng Yên Bái phát triển nhanh và bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

2 1

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế

- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng.

-Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đảm bảo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả; hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.

- Căn cứ vào các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, xem xét đánh giá mối quan hệ qua lại với nội dung đề xuất trong điều chỉnh quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái, cụ thể tại bảng 1.1 sau đây:

2 2

Bảng 1. 1: Mối quan hệ của quy hoạch đề xuất với các quy hoạch liên quan khác

TT Các quy hoạch liên quan Mối quan hệ với nội dung Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030,

tầm nhìn đến 2050

1 Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ):

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 khoảng hơn 8%.

+ cơ cấu GRDP năm đến 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ trong tương ứng chiếm 17% - 35% - 48%;

+ Thu ngân sách nhà nước trên 12.000 tỷ đồng đến năm 2030;

+ Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 220.000 tỷ đồng.

- Về xã hội:

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 35%

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2030 khoảng 0,9 – 0,95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 78% vào năm 2030;

+ Tỷ lệ làng bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt từ 70% trở lên vào năm 2030.

- Về bảo vệ môi trường:

+ T tỷ lệ che phủ rừng đạt 63% năm 2030.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước HVS năm 2030 đạt

98%.

+ Tỷ lệ CTR, chất thải y tế được thu gom xử lý đạt 100%; tỷ lệ

nước thải tại KCN được qua xử lý đạt 100% vào năm 2030.

Định hướng phát triển KTXH tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 ước đạt 8,5%/năm;

trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 7,51%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt bình quân 9,5%/năm.

+ Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP phân theo ngành kinh tế (nông, lâm, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thuế sản phẩm và trợ cấp) tương ứng 19,5%-33,3%-42,6% - 4,7% vào năm 2025 và 14,8% - 39,0% - 41,5% - 4,7% năm 2030.

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2025

và trên 20.000 tỷ đồng vào năm 2030.;

+ Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 280.000 tỷ đồng + Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27% (2025); 30% (2030).

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 7,26%/năm

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 0,95%/năm.

+ Tuổi thọ trung bình người dân đạt 74,5 tuổi.

+ Chỉ số hạnh phúc của người dân tăng 25% so với năm 2030 + Tỷ lệ người lao động qua đào tạo đến năm 2030: đạt 80,0%;

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,3%/năm giai đoạn 2022 – 2025 và giảm bình quân 2-2,5%/năm giai đoạn 2026-2030.

+ Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa là 75% năm 2030.

+ Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 35,7 giường/vạn dân vào năm 2025 và 37 giường bệnh/vạn dân vào năm 2030 (chỉ tính cơ sở điều trị).

+ Đến năm 2025 có 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 84% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2030, có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2 3

TT Các quy hoạch liên quan Mối quan hệ với nội dung Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030,

tầm nhìn đến 2050 - Về bảo vệ môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2030 giữ ổn định 63%

+ Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt trên 95%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 98%..

+ Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt trên 93%, nông thôn đạt trên

50%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%

đến năm 2030 - Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035 (QĐ 879/QĐ-TTg, ngày 09/06/năm

2014 của Thủ tướng CP):

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,0 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 7,5 - 8,0%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11 – 12,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2035 đạt 10,5 - 11%/năm.

+ Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng năm 2025 chiếm 43 – 44%

và năm 2035 chiếm 40 – 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.

- Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1284/QĐ-

UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh Yên Bái):

Năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 25.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt cao hơn giai đoạn trước; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Đến năm 2030 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 35.000 tỷ đồng trở lên.

Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái như sau:

- GĐ 2021-2030:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của VA ngành công nghiệp đạt trên 13%/năm, trong đó CNCBCT đạt 15%. Đến 2030, công nghiệp đóng góp khoảng 28%

trong GRDP của tỉnh, trong đó tỷ trọng CNCBCT trong tổng VA toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 70%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 9%/năm, trong đó ngành CNCBCT tăng khoảng 10%/năm.

+ Phát triển hệ thống khu cụm công nghiệp có quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, dọc theo tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đến 2025, tỷ lệ lấp đầy tại 03 khu công nghiệp đang hoạt động (KCN Phía Nam; KCN Âu Lâu; KCN Minh Quân) đạt 100%. Đến 2030, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hoạt động công nghiệp đạt bình quân chung khoảng 65 - 70%.

- GĐ 2031 – 2050: tốc độ tăng trưởng VA công nghiệp bình quân đạt khoảng 9%/năm - 11%/năm. Đến 2050, công nghiệp đóng góp khoảng 40% GRDP của tỉnh, trong đó CNCBCT đóng góp khoảng 30% GRDP.

3 Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (QĐ số 1163/QĐ-TTg, ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ):

- Tỷ trọng giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ trong GRDP hằng năm của tỉnh Yên Bái đạt đến năm 2030 đạt 45-47%; đến năm 2050 đạt khoảng 65-70%

GRDP.

2 4

TT Các quy hoạch liên quan Mối quan hệ với nội dung Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030,

tầm nhìn đến 2050

+ Đến năm 2030 đóng góp khoảng 15 – 15,5% vào GDP cả nước; đến năm 2045 đóng góp khoảng 15,5 - 15,7% vào GDP cả nước.

+ Tổng mức BLHH&DTDVTD đạt tốc độ tăng bình quân

13,0 - 13,5%/năm đến năm 2030 và 12,0 - 12,5%/năm đến năm 2045

+ Đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11% TMBLHH&DTDVTD cả nền kinh tế, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 20 - 21%/năm

- Giá trị tăng thêm thương mại của tỉnh GĐ 2021- 2030 đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 8,0 - 8,5%/năm; đến năm 2030 đóng góp khoảng 8,8 – 10,0%

vào GRDP của tỉnh - Tổng mức BLHH&DTDVTD đến năm 2025 đạt 30.000 tỷ đồng; năm 2030 đạt 48.000 tỷ đồng.

- Giá trị xuất khẩu đạt 500 triệu USD vào năm 2025; 1 tỷ USD vào năm 2030.

- Gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, trong đó phân đấu tỷ trọng

BLHH&DV qua mạng lưới TMDV văn minh, hiện đại đạt 15-20%/năm; đến năm 2030, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 9 - 10%

TMBLHH&DTDVTD của tỉnh, đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 23 - 25%/năm.

4 - Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, (QĐ số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ):

+ Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 1,5%, thủy sản 43,5%.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3

- 3,2%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 10/NQ-HĐND, ngày 10/04/2017 của HĐND tỉnh Yên Bái và QĐ số 956/QĐ-UBND, ngày 02/06/2017 của UBND tỉnh Yên Bái):

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2021 - 2030 là 4,7%; Cơ cấu sản xuất năm 2030: Nông nghiệp 66,5%, lâm nghiệp 27,7%, thủy sản 5,8%; Giá trị sản sản xuất nông nghiệp bình quân 1 ha năm 2030 là 100 triệu đồng; Trồng rừng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 15.000

Phương án phát triển nông, lâm và thủy sản tỉnh Yên Bái trong thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 như sau:

- Giai đoạn 2021-2030:

+ Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân từ 1-2%/năm; giá trị tổng sản phẩm chiếm khoảng 28-30% trong GRDP của ngành.

+ Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 7%/năm; cơ cấu chăn nuôi chiếm 30% trong cơ cấu giá trị sản xuất NLTS.

+ Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân từ 8 - 9%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm 4-5% trong cơ cấu giá trị sản xuất NLTS.

+ Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7-8%/năm; tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp chiếm 34-37% cơ cấu giá trị sản xuất NLTS.

2 5

TT Các quy hoạch liên quan Mối quan hệ với nội dung Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030,

tầm nhìn đến 2050

ha/năm. Tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2021 - 2030 duy trì từ 63% trở lên

5 - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19/12/2018 của Thủ tướng

Chính phủ):

Đến trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030, phát triển Khu DLQG Hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tỉnh Yên Bái và vùng du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có sản phẩm chủ đạo, đặc trưng và hình thành thương hiệu cho Khu DLQG Hồ Thác Bà;

- Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2030 (QĐ số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ):

Đến năm 2025 + Đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng, tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm trong đó có khoảng 2

triệu việc làm trực tiế Đến năm 2030:

+ Đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa;

+ Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng; tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp.

Định hướng phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo Chương trình hành động Số: 05/CTr-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

- Phấn đấu hoàn thiện các điều kiện công nhận khu du lịch hồ Thác Bà, khu du lịch Mù Cang Chải là khu du lịch quốc gia;

- Phấn đấu đến năm 2030:

+ Khách du lịch: Đạt khoảng 2.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 800.000 lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm.

+ Doanh thu từ du lịch: Đạt khoảng 4.300 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 23,4%/năm.

+Tạo việc làm cho 33.600 lao động trong lĩnh vực du lịch (trong đó lao động trực tiếp là 14.400người, lao động gián tiếp là 19.200 người);

+ Số buồng, phòng tại cơ sở lưu trú: Đạt khoảng 9.600 buồng, phòng - Tầm nhìn đến năm 2050:

+ Khách du lịch: Đạt khoảng 7.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 20% trong tổng số khách du lịch, tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm.

+ Doanh thu từ du lịch: Đạt khoảng 40.000 nghìn tỷ đồng

6 Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ số 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ):

Phương án phát triển Lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Giai đoạn 2021-2030:

2 6

TT Các quy hoạch liên quan Mối quan hệ với nội dung Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030,

tầm nhìn đến 2050

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp: 5,0% đến 5,5%/năm.

+ Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản: 18 đến 20 tỷ USD vào năm 2025, 23 đến 25 tỷ USD vào năm 2030;

+ Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến

43%

+ Trồng rừng sản xuất: khoảng 340.000 ha/năm vào năm 2030. Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với các loài cây bản địa, quý, hiếm: bình quân 4.000 - 6.000 ha/năm.

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng phấn đấu đạt 35 triệu m3 vào năm 2025, 50 triệu m3 vào năm 2030.

- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất và hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 - 2025, trên 01 triệu ha giai đoạn 2026 - 2030.

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 7-11%/năm;

+ Tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong toàn ngành đạt 35-37%

+ Tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định 63%

+ Trồng 32,474 triệu cây xanh trong đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của quốc gia.

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh khoảng 10.000 ha rừng.

+ Bình quân mỗi năm khai thác và tiêu thụ trên 950.000 m3 gỗ/năm. Đến năm 2030 có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn, khoảng 90.000 ha rừng trồng trở lên được cấp chứng chỉ rừng.

- Dự kiến thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 221,4 nghìn ha/năm..

- Đối với rừng đặc dụng là 31.226 ha, chiếm 6,46%

- Đất rừng phòng hộ: là 136.000 ha, chiếm 28,12%

+ Đất rừng sản xuất: là 316.458 ha, chiếm 65,43%

7 - Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ);

- Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1768/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

- Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

Đường bộ

+ Đến năm 2030, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (CT.05) với quy mô 06 làn xe; sau năm 2030 duy trì quy mô 06 làn xe; đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Hà Giang (CT.12) với quy mô 04 làn xe, sau năm 2030 duy trì quy mô 04 làn xe);

+ Các tuyến Quốc lộ: Đến năm 2030 có 07 tuyến, bao gồm:

1. Phương án phát triển hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 -

2030, định hướng đến năm 2050:

1.1. Đường bộ

- Đường cao tốc: Đến năm 2030, nâng cấp, mở rộng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (CT.05) với quy mô 06 làn xe; đầu tư xây dựng mới tuyến đường cao tốc nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Hà Giang (CT.12) với quy mô 04 làn xe.

- Các tuyến Quốc lộ: Đến năm 2030 có 07 tuyến, bao gồm: 05 tuyến hiện trạng nâng cấp, hoàn thiện đạt tối thiểu đường cấp IV miền núi (QL.37 dài 94,1km; QL.70 dài 85km; QL.32 dài 175km; QL.32C dài 17,5km; QL.2D dài

27,61km) và 02 tuyến hình thành mới (QL 32D, đường cấp IV miền núi và QL.3B, đường cấp IV miền núi);

- Các tuyến đường tỉnh và công trình cầu: Đến năm 2030, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ hiện có ĐT.163, ĐT.164, ĐT.165, ĐT.166, ĐT.170, ĐT.171, ĐT.172, ĐT.173, ĐT.175B) đạt tối thiểu đường cấp V miền núi; điều chuyển một số tuyến đường tỉnh thành đường Quốc lộ, đường huyện, đường đô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)