Các giải pháp về tổ chức, quản lý, công nghệ - kỹ thuật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 194 - 200)

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH

4.1. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính

4.1.2. Các giải pháp về tổ chức, quản lý, công nghệ - kỹ thuật

4.1.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý a) Giải pháp quản lý tài nguyên nước và cải thiện chất lượng nước

- Bảo vệ nguồn nước dưới đất: Đến năm 2030 kiểm soát tình trạng khai thác nước dưới đất tại khu vực bổ sung công trình khai thác nước lớn. Bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng ngừa suy thoái cạn kiệt nguồn nước dưới đất, bảo vệ chất lượng nước mặt, bảo vệ

chất lượng các tầng chứa nước, bảo vệ nguồn nước cần bảo tồn, mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước.

- Nâng cao tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị loại IV trở lên (bao gồm: Thành phố

Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ) được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Yên Bái sẽ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

- Không để xảy ra các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó:

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Rà soát, thực hiện xử lý, cải tạo các ao, hồ, sông, suối trong đô thị, các khu dân cư tập trung đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, sinh thái và sức khỏe của người dân.

+ Ðầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới trạm quan trắc chất lượng môi trường nước; giai đoạn đầu đến năm 2025: Xây dựng 04 trạm quan trắc môi trường nước mặt tự động tại một số sông, suối chính trên địa bàn tỉnh. Thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục, đột xuất việc xả chất thải ra ngoài môi trường đối với các cơ sản xuất, chế biến, nhất là các cơ sở có lưu lượng xả thải lớn.

- Yêu cầu tất cả các khu/cụm công nghiệp đầu tư mới phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Từng bước đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu/cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Đến năm 2025 sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN phía Nam, thành phố Yên Bái.

- Quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp: Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu thân thiện với môi trường; Các bao bì, chai lọ đựng hóa chất nông nghiệp sau khi sử dụng xong phải thu gom và đảm bảo xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường.

18 6 - Đối với hoạt động chăn nuôi: Cần có chính sách tín dụng hỗ trợ ưu đãi để người chăn nuôi có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải.

- Đầu tư hệ thống bể nuôi thủy sản theo công nghệ lọc tuần hoàn, tái sử dụng nguồn nước, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho loài cá nước lạnh. Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Thay đổi thói quen dùng nước, nâng cao ý thức người dân trong sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm tài nguyên nước một cách hiệu quả.

b) Giải pháp bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Tăng cường công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị về đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với ĐDSH.

- Để công tác bảo tồn ĐDSH thực hiện có hiệu quả cao, cần tiến hành các giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng như sau:

- Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện tuyên truyền, nâng cao

nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH hàng năm của tỉnh Yên Bái hoặc theo các giai đoạn 2-3 đến 5 năm.

- Tăng cường hệ thống quản lý rừng theo hình thức lâm nghiệp cộng đồng trên cơ sở giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình, từng hợp tác xã. Đồng thời xử lý nghiêm tội phá rừng khai thác gỗ bừa bãi.

- Phát triển các loại cây trồng bản địa, gìn giữ và chăm sóc theo cách truyền thống, chống biến đổi gen, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật làm mất giá trị kinh tế của các giống cây trồng quý của địa phương.

- Thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp cho phù hợp với thực tế phát triển KTXH tại địa phương; Quy hoạch đa dạng sinh học tỉnh Yên Bái và Ban hành quy định về bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đưa các thông tin về việc vi phạm Luật ĐDSH của các tổ chức, cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Giải pháp giảm thiểu chất thải rắn

- Tăng cường công tác quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025.

- Đổi mới, hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách, quy hoạch CTRSH; Hoàn

thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; Đầu tư trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH; Ứng dụng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lý CTRSH.

18 7 - Yêu cầu các chủ nguồn thải CTNH phải ký hợp đồng, chuyển giao CTNH cho Chủ xử lý CTNH phù hợp, có đầy đủ chức năng và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý CTNH.

- Quản lý chất thải y tế (chất thải lây nhiễm): Tăng cường áp dụng quy định về chất thải y tế (giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại nguồn, lưu trữ/xả thải, xử lý và tiêu hủy phù hợp).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về những tác hại và tổn thất kinh tế do chất thải rắn tạo ra;

vận động nhân dân tham gia tích cực vào chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, đặc biệt ưu tiên thực hiện tại các đô thị trung tâm cấp tỉnh, các trung tâm khu, cụm du lịch; các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh.

d) Giải pháp quản lý hạn chế rủi ro do thiên tai và sự cố môi trường

- Phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng đặc dụng. Có chính sách hoặc cơ chế hỗ trợ cụ thể cho những hộ trong vùng thiên tai theo hình thức xen ghép ổn định tại chỗ. Hàng năm quan tâm bố trí nguồn lực cho địa phương thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu, dự báo các dạng tai biến địa chất làm cơ sở đề xuất quy hoạch hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cho một số khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai cao, góp phần giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản cho người dân trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi như: Huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình. Nâng cấp, cải tạo các hồ chứa nước, nâng cấp các công trình kênh mương và hệ thống cấp – thoát nước đô thị, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo cho các trạm quan trắc khí tượng thủy văn và tài nguyên nước.

- Quy hoạch xây dựng khu dân cư ở vùng an toàn với sạt lở, ngập lụt: Các khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất cao và ngập lụt ở vùng trũng của huyện Trấn Yên và Tp. Yên Bái. Xây dựng nhà tập trung thành từng khu vực, bố trí các nhà nằm so le nhau.

- Thực hiện kế hoạch di dời người dân sinh sống ở những khu vực có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, để hạn chế thiệt hại về người và tài sản. Tổ chức khơi thông dòng chảy, mở rộng diện tích rừng trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ đất, ngăn lũ.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai,

giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, nhất là đối với hạn hán, rét đậm, rét hại, lũ, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối...

e) Giải pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và Văn bản chỉ đạo của Ủy

ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;

- Ðầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí ngoài trời; trong đó đến năm 2025: Xây dựng 07 trạm quan trắc môi trường không khí

18 8 tự động đặt tại các khu vực đông dân cư, khu vực dễ bị ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải.

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh khí thải. Yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến phát sinh bụi, khí thải phải có hệ thống xử lý bụi, khí thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để nâng cao sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo trên địa bàn (điện gió, điện sinh khối, điện mặt trời). Tạo điều kiện để các nhà đầu tư sớm triển khai và hoàn thành các dự án năng lượng tái tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình phát triển đô thị phải luôn chú trọng bảo vệ vùng đệm xanh, dành diện tích đất thích hợp để trồng cây, kiểm soát chất lượng không khí, tiếng ồn hiệu quả,....và nguồn điểm ô nhiễm từ các cơ sở xử lý chất thải rắn.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các công trường xây dựng, cơ sở công nghiệp, y tế, giao thông vận tải, điểm khai thác chế biến khoáng sản, cơ sở xử lý chất thải rắn, nước thải.... Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh.

f) Giải pháp bảo vệ và cải thiện chất lượng đất

- Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, rà soát diện tích đất rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu tạo quỹ đất để giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất và cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các Công ty nông lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Có chính sách khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào trồng và khoanh nuôi, phục hồi rừng; các chính sách ưu đãi về thuế, ngân hàng, hỗ trợ kinh phí cho các chương trình, dự án khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng như tại huyện Văn Yên nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

4.1.2.2. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật a) Giải pháp bảo vệ trữ lượng và cải thiện chất lượng nước

- Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên nước, đầu tư một số chương trình dự án, đề án ưu tiên. Để giải quyết sự thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô, đề xuất đầu tư xây dựng 3 hồ đập (hồ Đầm Lớn, đập Phai Rin, đập Ngòi Gùa) trữ nước (giai đoạn 2021-2025) và 4 hồ đập (Đập Sài Lương 2, đập Nhiêu Năm I, đập Nạ Phang và Khe Xá 1) cho giai đoạn 2026-2030.

- Hệ thống thủy lợi được đầu tư, kết nối với nhau thành mạng lưới thủy lợi liên thông sẽ bổ sung kịp thời cho những nơi thiếu nước cục bộ.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Chuyển đổi hoặc bổ sung chức năng rừng đặc dụng ở một số khu rừng phòng hộ có giá trị đa dạng sinh học cao ở vùng thượng lưu sông. Quy hoạch rừng phòng hộ gắn liền với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện đầu nguồn.

18 9 - Cải tạo các ao, hồ, sông, suối trong đô thị, các khu dân cư tập trung đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, sinh thái và sức khỏe của người dân.

- Tăng cường, mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch; mời gọi, thu hút đầu tư xã hội hóa dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải; dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước.

- Xây dựng công trình thu gom, lưu chứa nước mưa, nước mặt bổ sung cho nước dưới đất để cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm, tăng cường khả năng đáp ứng của nguồn nước cho các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế.

* Về công tác thu gom, xử lý nước thải:

- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh nhất là các đô thị loại IV trở lên (bao gồm: Tp. Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ). Các công trình xây dựng như: trụ sở, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, nhà ở, ...

- Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu/cụm công nghiệp: Phấn đấu tất cả các khu/cụm công nghiệp đầu tư mới phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp phía Nam và từng bước đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu/cụm công nghiệp còn lại. Khuyến khích đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Âu Lâu và KCN Minh Quân bằng nguồn xã hội hóa.

- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, cụ thể: Trong giai đoạn 2021 – 2025, đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn và đầu tư xây mới hệ thống xử lý nước thải lỏng cho các cơ sở y tế: Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên và Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Trung tâm Y tế huyện Lục Yên.

- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm; duy trì, bảo vệ các nguồn nước có chất lượng tốt: Lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho các đoạn sông, các hồ chứa ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2025 theo Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt. Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo quy hoạch. Hoàn thiện công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất toàn tỉnh Yên Bái;

- Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi để xử lý chất thải, không gây ô nhiễm nước mặt. Khuyến khích người dân phát triển mô hình

Vietgap và IPM, tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho người dân, có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng và xử lý bao gói sau khi sau sử dụng không gây ảnh hưởng đến môi trường nước, hệ sinh thái và chất lượng đất.

Ngoài ra, triển khai các giải pháp phi công trình: Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm tăng tác dụng phòng hộ và khả năng cung cấp nước cho các

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 194 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)