Dự báo xu hướng tác động của Quy hoạch đến BĐKH và ngược lại

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 174 - 187)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.3. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch

3.4.2. Dự báo xu hướng tác động của Quy hoạch đến BĐKH và ngược lại

3.4.2.1. Xác định các tác động của Quy hoạch đến Biến đổi khí hậu

Tác động quy hoạch đến BĐKH được đánh giá qua lượng phát thải khí nhà kính; Theo định hướng quy hoạch cho thấy nguồn phát sinh khí nhà kính tỉnh Yên Bái chủ yếu từ các nguồn sau: Tiêu thụ điện năng và khí đốt; Phát triển công nghiệp (Khai khoáng, vật liệu xây dựng, hóa chất....vv); Hoạt động giao thông; Nông nghiệp; chất thải.

Cơ sở thực hiện tính toán phát thải khí nhà kính:

Về phương pháp tính phát thải KNK, nhóm tác giả chọn phương pháp tính toán lượng phát thải KNK dựa theo hệ số phát thải theo Hướng dẫn của IPCC năm 2006

(các tập 1, 2, 3, 4, 5). Ngoài ra, kết hợp với các nghiên cứu về xác định hệ số phát thải KNK được thực hiện ở một số lĩnh vực khác nhau nhằm đề xuất các hệ số phát thải cụ thể hơn đối với điều kiện của Yên Bái.

Bảng 3. 35: Các hệ số phát thải sử dụng cho từng lĩnh vực tính toán

TT Lĩnh vực Hệ số Ghi chú

1 Công nghiệp Hoạt động khai thác chế biến khoáng sản,

- Hệ số phát thải trung bình của nhà máy xi măng là 0,85 tấn CO2/tấn clanhke;

- Nguồn: Hệ số phát thải ngành xi măng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghiên cứu, đề xuất thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ

16 6

TT Lĩnh vực Hệ số Ghi chú

VLXD - Gốm sứ, gạch nung, vật

liệu xây dựng 0,63kg CO2 tđ/sp;

- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại 1508 kg CO2 tđ/tấn

các -bon của rừng, năm 2019.

- Nguồn: Tạp chí môi trường-Tổng cục Môi trường; Nghiên cứu xác định hệ số phát thải khí nhà kính do sử dụng năng lượng của một số ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương.

Sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo

Hệ số phát thải 145kg CO2 tđ/tấn

Theo kết quả xác định được hệ số phát thải khí nhà kính (KNK) cho từng ngành công nghiệp chính của tỉnh Bình Dương (Nguồn:

Tạp chí môi trường đô thị, ngày 27/7/2021)

2 Năng lượng,

khí đốt

Tiêu thụ điện năng

- Sử dụng hệ số phát thải CO2 đối với lưới điện quốc gia: 0,9130 Tấn CO2/MWh;

- Khí đốt LPG là 2,88 tấn CO2/tấn nhiên liệu;

- Năm 2018: 0,9130 Tấn CO2/MWh (Công văn số 263/BĐKH-TTBVTOD ngày 12/3/2020 của Cục BĐKH - Bộ Tài nguyên và môi trường)

- Khí đốt LPG là 2,88 tấn CO2/tấn nhiên liệu (nguồn: http://enerteam.org/quy-doi-nang- luong-sang-toe.html)

3 Giao thông

Hoạt động giao thông

Dựa theo tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu theo tiểu lĩnh vực và loại nhiên liệu tại Việt Nam: Xăng ô tô, xe máy là 2,408 tấn CO2/1000 lít

- Xăng ô tô, xe máy là 2,408 tấn CO2/1000 lít (Nguồn: http://enerteam.org/quy-doi- nang-luong-sang-toe.html)

4 Chất thải

Hoạt động chôn lấp/ủ CTR

Hệ số phát thải: 4 g CH4/kg và 0,3 g N2O/kg chất thải rắn

IPCC (2006)

Hoạt động đốt chất thải (lò đốt)

- Đốt 1 tấn rác thải đô thị tạo ra khoảng 0.27 tấn CO2.

- Chất thải rắn đô thị 60g N2O /tấn chất thải rắn;

- Chất thải rắn công nghiệp

100g N2O /tấn chất thải rắn;

- https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2_

%C4%91%E1%BB%91t_r%C3%A1c_th

%E1%BA%A3i_sinh_ho%E1%BA%A1t

#:~:text=R%C3%A1c%20th%E1%BA%

A3i%20%C4%91%C3%B4%20th%E1%

BB%8B%20c%C3%B3,ph%E1%BA%A 7n%20ph%C3%A2n%20hu%E1%BB%

B7%20sinh%20h%E1%BB%8Dc.

- Chương 5, tập 5, Hướng dẫn của IPCC năm 2006.

5 Nông

nghiệp

Hoạt động canh tác lúa 550 kg CH4/ha/năm Viện Môi trường Nông nghiệp (năm 2013)

về tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà

16 7

TT Lĩnh vực Hệ số Ghi chú

ruộng kính của ngành sản xuất lúa nước Việt Nam

Chăn nuôi

+ Quá trình tiêu hóa thức

ăn: Bò (27 Kg

CH4/con/năm), Trâu (49

Kg CH4/con/năm).

+ Quản lý chất thải: Bò (2,4 Kg CH4/con/năm),

Trâu (2,8 Kg

CH4/con/năm).

+ Lợn: 17 (kgCH4/năm).

Riêng phát thải CH4 từ quá trình tiêu hóa và quản lý chất thải của Trâu và Bò: Nguồn Nguyễn Mộng Cường (2008), Trung tâm nghiên cứu Biến đổi Khí hậu và Phát triển Bền vững đã có nghiên cứu “Cải thiện các Hệ số phát thải (EF) trong Kiểm kê khí nhà kính tiểu khu vực chăn nuôi (Trâu, Bò) Việt Nam”

IPCC (2006)

Giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) trong khoảng thời gian 100 năm của các KNK (hệ số chuyển đổi so với CO2) mới nhất được điều chỉnh từ Báo cáo Đánh giá lần thứ 5 của IPCC, 2014 (AR5) là:

Bảng 3. 36: Bảng giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP)

Khí nhà kính GWP (AR5)

(theo báo cáo đánh giá lần 5)

CO2 1

CH4 28

N2O 265

SF6 23.500

Tính toán khí nhà kính theo phương án quy hoạch:

a) Phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp

Theo định hướng quy hoạch ngành CN CBCT tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển ở tốc độ cao, TTBQ về VA giai đoạn 2021 – 2030 đạt 15,3%/năm. Trong đó ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại duy trì tốc độ tăng trưởng cao và vẫn đóng góp lớn nhất vào VA CN CBCT; Cụm ngành cơ khí điện tử phát triển rất nhanh, và sẽ là động lực phát triển chính của ngành CN CBCT, TTBQ đạt 34,8 %/năm trong cả giai đoạn 2021- 2030; Ngành hóa chất cũng phát triển nhanh, ....vv. Các ngành phát thải KNK lớn chủ yếu từ ngành sản xuất khoáng phi kim, ngành cơ khí điện tử và ngành hóa chất.

Các ngành sản xuất khoáng phi kim như sản xuất xi măng và Clinker định hướng đến năm 2030 nâng tổng công suất xi măng – clinker toàn tỉnh lên 3 triệu tấn/năm; Giai đoạn 2021 – 2030, thu hút đầu tư 3- 4 nhà máy sản xuất bột canxi cacbonat tại Yên Bái với tổng công suất bột nghiền là 1.000 ngàn tấn/năm, ...vv.

Ngành cơ khí điện tử (sản xuất kim loại) đến năm 2030: 02 nhà máy luyện đồng, tổng công suất 10.000 - 15.000 tấn/năm; nhà máy chế biến chì - kẽm kim loại, công suất 10.000-20.000 tấn năm; các dự án sản xuất gang thép, nhà máy quặng vê viên, nhà máy cán thép. Ngành hóa chất đến năm 2030 đạt: Sơn dẻo chịu nhiệt Synthetic đạt 5.000 tấn; hạt nhựa CaCO3 đạt 100.000 tấn.

Đây là những ngành phát sinh ra rất nhiều khói bụi độc hại, đặc biệt là các khí

16 8 nhà kính như CO2, CH4, ...vv. Dự báo đến năm 2030 ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái phát sinh khoảng 4.898.216 tấn CO2/năm (đặc biệt phát thải lớn từ việc sản xuất xi măng – clinker và ngành sản xuất kim loại như luyện đồng, chế biến chì-kẽm).

Bảng 3.37: Dự báo khối lượng CO2 phát thải từ ngành công nghiệp đến năm 2030

TT Sản phẩm Đơn vị

tính

Sản lượng

năm 2030

Hệ số phát thải KNK

Phát thải khối lượng

CO2 (t CO2/năm)

1 Ngành sản xuất kim loại Tấn 1.000.000 1508 kg CO2

tđ/tấn 1.508.000

2 Sản xuất các loại VLXD, gốm sứ thông thường

Sản phẩm

1.400.000 0,63kg CO2

tđ/sp 882,00

3 Sản phẩm xi măng – clinker

Triệu tấn

3 0,85 tấn CO2/tấn

clanhke; 6.600.000

4 Sản phẩm bột đá (CaCO3)

Tấn 3.150.000 0,63kg CO2

tđ/sp 1.984,5

5 Ngành hóa chất: Sơn dẻo chịu nhiệt Synthetic.

Tấn 5.000 145kg CO2 tđ/tấn

725

6 Ngành hóa chất: hạt nhựa CaCO3

Tấn 100.000 145kg CO2 tđ/tấn

14.500

Tổng 8.126.092

b) Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp

Định hướng quy hoạch ngành nông nghiệp là một trong bốn ngành quan trọng của tỉnh Yên Bái; Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân từ 1- 2%/năm, phát triển theo hướng vùng trồng tập trung; Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 7-8,3%/năm và hướng theo mô hình vùng chăn nuôi tập trung. Định hướng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 là 606.283 ha, giảm tuyệt đối 11.604 ha so với năm 2020; Tuy nhiên, tăng năng suất và chất lượng nhằm tạo giá trị sản xuất cao hơn.

Dự báo phát thải CH4 do hoạt động trồng trọt:

Đến năm 2030 diện tích chuyên trồng lúa nước khoảng 19.200 ha, giảm 3.278 ha so với hiện trạng; Ước tính lượng CO2 phát thải tương đương 377 tấn CO2/năm.

Dự báo phát thải CH4 do hoạt động chăn nuôi:

Định hướng đến năm 2030: Tổng đàn gia súc chính đạt 1.000.000 con (trâu:

120.000 con, bò: 45.000 con, lợn 835.000 con); đàn gia cầm đạt 10,0 triệu con; đàn dê đạt 47.000 con. Dự báo khối lượng khí nhà kính đến năm 2030 từ hoạt động chăn nuôi khoảng 776 tấn CO2/năm, tăng 287 tấn CO2 so với thời điểm năm 2020. Ngành chăn nuôi được đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới, kéo theo phát thải CO2 gia tăng đảng kể.

16 9

Bảng 3.38: Dự báo khối lượng phát thải CO2 từ ngành chăn nuôi đến năm 2030

Vật nuôi Hệ số phát thảo

Kg CH4/con/năm

Số lượng vật nuôi năm 2030 (con)

Tấn CO2/năm 2030

1. Tổng đàn trâu 51,8 120.000 222

2. Tổng đàn bò thịt 29,4 45.000 47

3. Tổng đàn lợn 17 835.000 507

Tổng 1.000.000 776

c) Lĩnh vực lâm nghiệp:

Định hướng phát triển lâm nghiệp đến năm 2030: Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đến năm 2030 là 483.684 ha, tổng diện tích lâm nghiệp giảm 9.124 ha so với thời điểm hiện trạng năm 2020 (Trong đó rừng đặc dụng giảm 4.922 ha; rừng phòng hộ giảm 17.419 ha; rừng sản xuất tăng 13.217 ha).

Quá trình sinh trưởng của cây cũng đồng thời là quá trình tích lũy carbon. Khả năng tích lũy carbon ở rừng thứ sinh, các hệ thống nông lâm và thâm canh cây lâu năm trung bình 2,5 tấn/ha/năm và có sự biến động rất lớn trong các điều kiện khác nhau từ 0,5-12,5 tấn/ha/năm.

Hình 3. 16: Lượng carbon được lưu giữ trong thực vật và dưới mặt đấ theo các

kiểu sử dụng rừng nhiệt đới (nguồn: Joyotee, 2002)

Trong thực tế cần đánh giá năng lực hấp thụ CO2 theo các trạng thái lâm phần khác nhau, đây là cơ sở để thẩm định năng lực hấp thụ CO2 của rừng và lượng giá từng thời điểm, do đó cần nghiên cứu phương pháp ước lượng CO2 theo các chỉ tiêu lâm phần. Trên cơ sở rút mẫu lâm phần, trạng thái khác nhau của mỗi loại rừng, kết hợp các mô hình được xác lập, tính toán cụ thể các chỉ tiêu như sau:

170

Bảng 3. 39: Tổng hợp các chỉ tiêu CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu lâm phần đến năm

2030-Theo phương án quy hoach.

TT Trạng thái rừng Hệ số hấp thụ

CO2 (kg/ha)

Diện tích rừng 2030

(ha)

Tổng CO2

hấp thụ 2030 (tấn/năm)

1 Đất rừng phòng hộ 267 136.000 36.312.000

2 Đất rừng đặc dụng 375 31.226 11.709.750

3 Đất rừng sản xuất 100 316.458 31.645.800

Tổng 483.684 79.667.550

Nguồn: Hệ số hấp thụ CO2 “ Tiềm năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng tại các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2018”.

Tổng lượng CO2 được rừng hấp thụ năm 2030 là khoảng 79.667.550 tấn/năm ((Với điều kiến diện tích có rừng bằng 100% diện tích lâm nghiệp và chất lượng rừng đủ tiêu chuẩn theo các hệ số phát thải); Yên Bái là tỉnh có diện tích lâm nghiệp tương đối lớn, là thế mạnh của địa phương, có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu khối lượng lớn CO2 đáng kể trong sinh quyển.

d) Dự báo phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải thải ra khí NOx, CO, CH4 và VOC chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành, trong đó NOx là khí thải có nguồn gốc chính từ xe tải; CO, CH4 và VOC có nguồn gốc chính từ xe máy. Như vậy nhìn từ góc độ phương tiện vận tải,

việc nghiên cứu giảm khí thải vào môi trường được xuất phát từ quy hoạch hạn chế gia tăng phương tiện giao thông đặc biệt là phương tiện cá nhân, hạn chế công vận chuyển, hạn chế sử dụng các phương tiện có khả năng phát thải tỷ lệ lớn: xe dầu, xe tải, xe máy cũ...vv.

Hình 3. 17: Tỷ lệ phát thải chất gây ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ

Việt Nam

Mục tiêu quy hoạch giao thông Yên Bái: Từng bước tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT thống nhất, hiện đại, đồng bộ và liên hoàn, đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng và đa dạng;

phục vụ chiến lược phát triển về kinh tế – xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh và quốc

171 phòng; Với định hướng mục tiêu tạo ra giao thông thuận lợi hơn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, sẽ kéo theo gia tăng các phương tiện giao thông, nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho phương tiện giao thông sẽ tăng cao trong thời gian tới. Định hướng quy hoạch dự báo đến năm 2030 nhu cầu sử dụng xăng dầu khoảng 477.268 m3, tương ứng với

với lượng CO2 phát thải ra do hoạt động xăng dầu khoảng 1.149.261 tấn CO2/năm, tăng lên 760.152 tấn CO2 so với thời điểm hiện trạng năm 2020.

e) Phát thải khí nhà kính từ tiêu thụ điện năng

Với định hướng quy hoạch gia tăng phát triển kinh tế, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ...vv gia tăng sử dụng điện trong thời gian tới, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ tăng cao; Quy hoạch dự báo đến năm 2030 tổng lượng tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 2.886 triệu kWh, tương đương với lượng CO2

phát thải ra khoảng 2.634.918 tấn CO2, tăng 1.709.988 tấn CO2 so với năm 2020.

f) Phát thải khí nhà kính từ khí đốt

Khí đốt LPG chủ yếu phục vụ làm chất đốt trong các hộ gia đình; Theo định hướng quy hoạch dự báo đến năm 2030 khí đốt sử dụng tại tỉnh Yên Bái khoảng 20.401 tấn, ước tính lượng khí thải nhà kính phát sinh khoảng 58.755 tấn CO2, tăng 35.715 tấn CO2 so với thời điểm 2020.

g) Phát thải khí nhà kính từ hoạt động CTR

Hoạt động xử lý chất thải nói chung và xử lý chất thải rắn (CTR) nói riêng đóng góp đáng kể phát thải các khí nhà kính. Các khí hình thành trong bãi chôn lấp chất thải rắn chủ yếu là NH3, CO, H2, H2S, CH4, N2 và phần lớn hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải. Hai khí nhà kính CH4 và CO2 chiếm gần hầu hết thành phần khí phát sinh từ bãi rác, trong đó CH4 từ 45 – 60% và CO2 từ 40 – 60%.

Ước tính phát thải khí nhà kính từ quá trình ủ (chôn lấp CTR): Sử dụng các hệ số phát thải điển hình từ quá trình chôn lấp/ủ cho bởi IPCC (2006) là 4 g CH4/kg CTR

và 0,3 g N2O/kg CTR, tương ứng với hệ số phát thải là 0,144 tấn CO2/tấn CTR. Dự báo đến năm 2030 có tổng khối lượng CTR chôn lấp khoảng 443 tấn/ngày (Theo mục

tiêu quy hoạch phấn đấu tỷ lệ xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30%

lượng chất thải được thu gom), tương đương với 23.040 tấn CO2/1năm phát sinh.

Ước tính phát thải khí nhà kính từ hoạt động đốt chất thải rắn, các khí nhà kính từ hoạt động đốt chất thải rắn chủ yếu là CO2và N20. Đến năm 2030 công suất 12 lò đốt 220 tấn ngày, CTR công nghiệp nguy hại 169 tấn/ngày (20% khối lượng CTR phát

sinh); Ước tính đến năm 2030 lượng khí nhà kính phát sinh từ các lò đốt 40.674 tấn/1 năm.

Tổng lượng khí nhà kính do hoạt động chất thải rắn đến năm 2030, ước tỉnh khoảng 63.714 tấn CO2/năm.

Nhận xét: Theo phương án quy hoạch đến năm 2030 tổng lượng khí nhà kính

của các ngành phát thải ước tính khoảng 12.033.892 tấn CO2 (Trong đó ngành công nghiệp là ngành phát thải lớn nhất khối lượng khí nhà kính 8.126.092 tấn CO2, tiếp theo đến ngành tiêu thụ điện năng là 2.634.918 tấn CO2 và ngành có khối lượng CO2

phát thải thấp nhất là ngành tiêu thụ khí đốt). So với thời điểm năm 2020 khí nhà kính phát sinh ra theo phương án quy hoạch tăng lên 5.676.032 tấn CO2; Tuy nhiên, tỉnh có

172 thế mạnh là diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp cao nên sẽ được hấp thụ lớn khối lượng CO2 phát ra và giảm thiểu được khí nhà kính; Đến năm 2030 theo phương án quy hoạch tổng khối lượng CO2 được lâm phần hấp thụ là 79.667.550 tấn CO2, lượng CO2 được hấp thụ thấp hơn năm 2020 nhưng không đáng kể. Vì vậy, để giảm phát thải khí nhà kính khi thực hiện quy hoạch rất cần thiết lựa chọn công nghệ tối ưu trong ngành công nghiệp nhằm hạn chế tối đa khí nhà kính phát thải ra.

Bảng 3.40: Dự báo phát thải và hấp thụ khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Yên Bái

năm 2030

Lĩnh vực hoạt động Dự báo phát thải khí nhà kính CO2

(tấn) đến năm 2030 (P/A quy hoạch)

Công nghiệp 8.126.092

Nông nghiệp 1.153

Giao thông 1.149.261

Tiêu thụ điện năng 2.634.918

Tiêu thụ khí đốt 58.755

Hoạt động CTR 63.714

Tổng lượng CO2 phát sinh 12.033.892

Tổng lượng CO2 được hấp thụ bởi lâm phần 79.667.550

3.4.2.2. Dự báo tác động của các kịch bản BĐKH đến quy hoạch

Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành). Năm 2020, Bộ tài Nguyên và Môi trường công bố Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam; Theo thảo thuận Paris về BĐKH, tất cả các quốc gia đều phải hành động để giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở mức dưới 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, điều này có nghĩa kịch bản RCP4.5 có nhiều khả năng xảy ra hơn so với các kịch bản RCP khác, vì vậy trong báo cáo này chỉ xem xét kịch bản RCP4.5; Tỉnh Yên Bái đến giai đoạn giữa thể kỷ

(2046-2065) nhiệt độ trung bình năm tăng 1,7oC, lượng mưa năm tăng trung bình 9%

(tăng chủ yếu mùa hè vào mùa mưa 15%, mùa thu tăng 6,4%, mùa đông tăng 1,8%, tuy nhiên mùa xuân vào mùa khô giảm -1,5%); Số ngày nắng nóng và số tháng hạn có xu hướng gia tăng, lượng mưa cực trị 1 ngày, 5 ngày có xu hướng gia tăng. Các ngành chịu tác động của BĐKH như sau:

b. Đối với nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như:

đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm… nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH.

Tác động đến ngành trồng trọt: Sự thay đổi các yếu tố về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ mặt trời làm thay đổi nồng độ các chất ô nhiễm, sâu bệnh lạ phát triển, suy giảm năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Trong giai đoạn BĐKH, sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến hiện tượng thời tiết quá nóng vào mùa hè và quá lạnh vào mùa đông. Mùa hè, do nhiệt độ tăng cao làm cây trồng mất nước, khô héo và chết.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 174 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)