CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo
Quá trình thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các phương pháp được sử dụng trong báo cáo ĐMC là các phương pháp đánh giá tác động truyền thống thường được áp dụng. Tuy nhiên mỗi phương pháp áp dụng đều cần bổ sung đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của mỗi phương pháp.
Thực tế, do các nguyên nhân khách quan, một số dự báo định hướng phát triển ngành (định hướng phát triển ngành công nghiệp, định hướng phát triển lâm nghiệp, định hướng ngành thủy lợi, Định hướng cấp nước, định hướng thoát nước và xử lý nước thải....) trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chưa được cụ thể. Các tài liệu sẵn có được thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát được nhóm thực hiện ĐMC tham khảo có chuỗi số liệu ngắt quãng, thiếu đồng bộ, vị trí và thời gian đánh giá của bộ số liệu không đồng nhất (số liệu về rủi ro do sạt lở, các đặc trưng khí hậu, điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng môi trường tự nhiên....), do đó gây khó khăn cho quá trình đưa ra các nhận định và làm giảm độ tin cậy của các đánh giá.
Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC có thể được đánh giá theo thang mức định tính như trình bày trong bảng dưới đây.
179
Bảng 3. 42: Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá
trình ĐMC theo thang mức định tính
TT Phương pháp
sử dụng
Các vấn đề còn chưa chắc chắn,
thiếu tin cậy
Lý do, nguyên nhân chưa
chắc chắn
1 Phương pháp về điều tra, khảo sát
- Trong quá trình điều tra, khảo sát căn cứ trên một số nguồn tài liệu, số liệu thu thập được, cho thấy có sự sai khác nhất định do thời gian điều tra khảo sát nên số liệu trong một số tài liệu tham khảo chưa thống nhất
- Do các đơn vị khác nhau cung cấp, do thời gian điều tra khảo
sát khác nhau nên trong cùng 1 năm số liệu một số lĩnh vực chưa thống nhất, có sự sai khác nhất định
2 Phương pháp
“so sánh tương tự”:
- Nhóm ĐMC tham khảo từ kết quả tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động kinh tế đến môi trường từ các khu vực khác ngoài nước hoặc các tỉnh thuộc các vùng khác
nhau nên có sự khác nhau nhất định về đặc điểm ngành kinh tế, điều kiện tự nhiên, môi trường, khoa học công nghệ áp dụng.
- Sự sai khác về điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ áp dụng với mỗi ngành kinh tế và từng lĩnh vực sản xuất mà quá
trình phát sinh chất thải có sự khác nhau cơ bản.
3 Phương pháp tính toán và dự báo dựa trên các hệ số phát thải các chất ô nhiễm
- Dự báo mức độ và thải lượng các
chất ô nhiễm cũng như các tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch đề xuất đến môi trường; Dự báo phát
sinh khí nhà kính của các hoạt động phát triển.
- Tính toán phát thải từ dân sinh dựa trên các chỉ số phát triển dân
số đến năm 2030, định hướng đến 2050 và định mức theo tiêu chuẩn về sử dụng nước sạch và xả nước thải; định mức phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đối với khu vực dân cư
- Các dự báo, tính toán, dự báo phát thải trên cơ sở hệ số tham khảo của WHO, IPCC; Các hệ số phát thải của WHO, IPCC cũ chưa được nghiên cứu và áp
dụng chính thức ở Việt nam, chưa sát với từng vùng miền địa phương của Việt Nam, nên chưa phản ánh được số liệu chính xác
- Các số liệu tính toán này mới
chỉ áp dụng đối với dân số tại địa phương, chưa tính đến lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (nước thải và CTR) của số lượng tăng dân số cơ học từ nơi khác đến do phát triển các khu cụm/công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên mức độ gia tăng không lớn.
4 Phân tích xu hướng và ngoại suy
- Việc xác định các nguyên nhân tác động từ đề xuất phát triển các ngành kinh tế đảm bảo đủ độ tin cậy, tuy nhiên 1 hậu quả có thể có nhiều nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp nên ĐMC đã chỉ rõ các nguyên nhân chính gây tác động mà chưa xem xét hết các nguyên
- Do các đề xuất phát triển ngành còn mang tính định hướng, chưa cụ thể công nghệ, phương pháp sử dụng, nên việc
ngoại suy từ các hoạt động tương tự có những sai khác nhất định trong quá trình dự
18 0
TT Phương pháp
sử dụng
Các vấn đề còn chưa chắc chắn,
thiếu tin cậy
Lý do, nguyên nhân chưa
chắc chắn
nhân công hưởng, tăng cường tác động
báo.
5 Phương pháp ma trận
Tác động tích lũy từ phát triển các ngành, lĩnh vực theo đề xuất quy hoạch đến môi trường còn mang tính định tính, chưa xem xét hết tất cả các lĩnh vực rộng lớn với mỗi ngành mà chỉ xem xét các lĩnh vực chính, chủ đạo trong 1 ngành kinh tế.
- Phương pháp đánh giá cho điểm, mang tính chủ quan của cá nhân, tập thể. Nếu không xem xét hết các tác động chính,
chủ đạo mỗi ngành thì kết quả đánh giá sẽ thiếu độ tin cậy.
6 Phân tích SWOT:
- Phương pháp đánh giá đòi hỏi phải xem xét, phân tích các mặt của một vấn đề. Vì thế với định hướng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên việc xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các phương án phát triển gặp nhiều khó khăn.
- Các mục tiêu phát triển mang tính định hướng, bao trùm nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế nên việc phân tích, đánh giá
các chỉ tiêu, chỉ số quy hoạch đề xuất được phân tích nhưng chưa thể cụ thể hóa được.
7 Phương pháp phân tích không gian và sử dụng hệ
thống thông tin địa lý (GIS):
- Các vùng bảo vệ nghiêm ngặt đã được xác định và dự báo tác động
của các hoạt động phát triển, ngoài ra chưa xem xét hết các lĩnh vực khác có tác động cộng hưởng đến môi trường vùng.
- Một số tác động quy mô nhỏ nhưng do nghiên cứu trên phạm vi diện rộng, cấp vùng tỉnh nên việc
chi tiết, cụ thể hóa tính toán mức độ các tác động dẫn đến độ tin cậy chưa cao.
- Phạm vi nghiên cứu trên hệ thống bản đồ quy mô liên vùng
và vùng tỉnh Yên Bái nên việc đánh giá, dự báo các tác động chỉ dừng ở quy mô cấp phân vùng, khu vực chịu ảnh hưởng.
8 Đánh giá của tập thể chuyên gia:
- Các vấn đề môi trường chính;
Nguyên nhân và mức độ tác động tích lũy; các giải pháp giảm thiểu mức độ tác động được đề xuất từ nhiều ngành đến môi trường có thể chưa được xem xét hết qua quá trình tham vấn.
- Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường với mỗi ngành đưa ra còn chưa được cụ thể.
- Các chuyên gia tham vấn đến từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên các ý kiến tham vấn mới dựa trên quan điểm các nhân và những hiểu biết nhất định về ngành, lĩnh vực mình quản lý.
Bằng việc sử dụng các phương pháp trên trong quá trình xem xét các tác động môi trường có thể xảy ra do Quy hoạch phát triển lãnh thổ (Định hướng phát triển các ngành kinh tế; Các khu, cụm du lịch; thành lập KCN, CCN và các cơ sở sản xuất,
18 1 thương mại, dịch vụ mới; Quá trình mở rộng đô thị, hình thành các đô thị mới) và quy hoạch phát triển ngành (nông lâm, thủy sản, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển hệ thống thủy lợi, thủy điện, khai thác khoáng sản…). Chương Ba của báo cáo ĐMC đã đưa ra các đánh giá về mức độ tác động (tiêu cực) và xu thế diễn biến môi trường theo vùng lãnh thổ tương đối chi tiết và có tính tổng hợp khá cao.
Kết quả dự báo là khách quan và có cơ sở khoa học nên có độ tin cậy cao. Tuy nhiên do nội dung quy hoạch quá lớn về loại hình dự án, quá nhiều hành động phát triển và quá rộng về không gian và các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân văn quá phong phú nên ĐMC không thể cho kết quả định lượng chi tiết. Việc định lượng chi tiết các tác động môi trường chỉ có thể thực hiện đối với từng dự án cụ thể hoặc cao hơn: đối với nhiều dự án (tác động tích cực) ở một vùng cụ thể.
Hầu hết những đánh giá được đưa ra trong báo cáo ĐMC cho Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên những hiểu biết của các chuyên gia đánh giá và dữ liệu thu thập được. Có rất nhiều đánh giá không được nhóm chuyên gia đưa ra một cách chắc chắn vì sự thiếu hụt thông tin. Những dữ liệu đưa vào phân tích và các hệ số áp dụng khi dự báo phát thải thường được tham khảo từ các nguồn khá khá cũ, không đồng nhất về mặt không gian… Bên cạnh đó, trình độ của nhóm chuyên gia đánh giá ở các mức khác nhau, nội dung và phạm vi cần đánh giá thuộc nhiều lĩnh vực, chính vì vậy dẫn đến một vài đánh giá không đạt được sự thống nhất cao và chưa xác thực.
18 2