Điều kiện về kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 80 - 92)

CHƯƠNG 2. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI QUY HOẠCH

2.2. Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực có khả năng bị tác động bởi Quy hoạch

2.2.3. Điều kiện về kinh tế - xã hội

2.2.3.1. Hiện trạng hoạt động của các ngành kinh tế chính

Giai đoạn 2016 - 2020: Tốc độ tăng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,23%/năm, cao hơn giai đoạn trước (5,71%/năm). Năm 2020, là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất trong 05 năm trở lại đây (GRDP năm 2020 theo giá so sánh đạt 18.291 tỷ đồng, tăng 5,45% so với năm trước), Năm 2020 GRDP giá hiện hành của tỉnh Yên Bái đạt là 33.381 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 8.102tỷ đồng, chiếm 24,27%; công nghiệp - xây dựng đạt 9.700 tỷ đồng, chiếm 29,06%; dịch vụ đạt 14.063 tỷ đồng, chiếm 42,13%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm chiếm 4,54%. GRDP bình quân đầu người đạt 40,14 triệu đồng tương đương 1.735 USD, tăng 133 USD so với năm 2019. Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang khối công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

a. Thực trạng phát triển nông, lâm, thủy sản

Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 4.379 tỷ đồng, tăng 25,7% so với năm 2015.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 7.525,6 tỷ đồng, đạt mục tiêu đề ra; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4,64%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 69,57% trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (kế hoạch 67%).

a1) Thực trạng phát triển nông nghiệp:

+ Thực trạng về trồng trọt:

- Lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng năm 2020 là 72.217 ha (tăng 825,5 ha so với năm 2016, tăng 8.564,6 ha so với năm 2010), tổng sản lượng đạt 319.780 tấn (tăng 10.179,8 tấn so với năm 2016, tăng 68.983,3 tấn so với năm 2010).

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả năm 2020 là 9.754 ha (tăng 2.479,8 ha so với năm 2016, tăng 2.914 ha so với năm 2010), sản lượng các loại đạt 46.686 tấn (tăng 15.764 tấn so với năm 2016, tăng 17.402 tấn so với năm 2010). Đã hình thành và phát triển các vùng cây ăn quả tập trung có diện tích và sản lượng hàng hóa lớn.

- Cây dâu tằm: Diện tích dâu tằm năm 2020 là 827,2 ha (tăng 600 ha so với năm 2016, tăng 768 ha so với năm 2010), sản lượng lá dâu các loại đạt 19.815 tấn (tăng 12.992,2 tấn so với năm 2016, tăng 17.691 tấn so với năm 2010); sản lượng kén tằm

72 đến năm 2020 đạt 1.200 tấn. Đã hình thành vùng sản xuất nguyên liệu và nuôi tằm tập trung, quy mô lớn.

- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 10.756,4 ha (tăng 1.568,6 ha so với năm 2016, tăng 4.344 ha so với năm 2010), sản lượng rau các loại đạt 127.021 tấn (tăng 21.784,7 tấn so với năm 2016, tăng 52.385 tấn so với năm 2010).

- Cây dược liệu: Diện tích dược liệu năm 2020 là 3.480 ha, sản lượng dược liệu các loại đạt 7.700 tấn.

- Cây cao su: Diện tích cao su năm 2020 giữ ổn định 2.270 ha. Bắt đầu từ năm

2019, Công ty Cổ phần cao su Yên Bái tiến hành mở cạo, khai thác cao su (diện tích cao su cho khai thác 60 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh là 583 kg/ha với sản lượng đạt 35 tấn). Năm 2020, diện tích cao su cho khai thác 135 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh là 925 kg/ha với sản lượng đạt 125,68 tấn.

- Cây chè: Diện tích chè năm 2020 đạt 7.619 ha (giảm 2.036,7 ha so với năm 2016, giảm 4.280 ha so với năm 2010). Sản lượng chè búp tươi đạt 74.009,9 tấn (giảm

6.629,4 tấn so với năm 2016, giảm 11.905 tấn so với năm 2010), sản lượng chè búp tươi chất lượng cao đạt 21.120 tấn.

+ Thực trạng về chăn nuôi:

- Năm 2020, tổng đàn gia súc chính là 589.780 con giảm so với năm 2016 là 47.361 con; Tổng đàn gia cầm là 6.369 nghìn con tăng so với năm 2016 là 1.874 nghìn con; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại là 54.434 tấn tăng so với năm 2016 là 10.630 tấn.

- Toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở chăn nuôi tập trung lợn với quy mô trên 500 con/lứa và trên 4 nghìn cơ sở chăn nuôi nông hộ. Có 439 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô trên 1.000 con/lứa tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên (340 cơ sở).

a2) Hiện trạng phát triển lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 689.268 ha; trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 469.858,0 ha chiếm trên 68% tổng diện tích tự nhiên. Theo báo cáo số 3432/UBND- NLN ngày 30/9/2021, tổng diện tích đất có rừng đến 31/12/2020 là 417.649,8 ha, đất chưa có rừng là: 100.529,5ha, trong đó rừng đặc dụng:

36.166,8ha; rừng phòng hộ: 152.494,3 ha; rừng sản xuất 329.518,2ha (trong đó: rừng tự nhiên 210.794,9 ha; rừng trồng 206.854,9ha). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%.

Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp ngày một tăng cao, chiếm tỷ trọng 26,22% trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 1.863,8 tỷ đồng.

a3) Hiện trạng phát triển thủy sản

- Sản lượng thủy sản: Năm 2020 đạt 11.640 tấn tăng 5926 tấn so với năm 2010;

trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản 80 - 92 %/năm. Giá trị sản xuất ngành thủy sản

(theo giá so sánh 2010) năm 2020 đạt 306,6 tỷ đồng, tăng 209,126 tỷ đồng so với năm

2010.

73

- Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch.

b. Thực trạng phát triển công nghiệp – xây dựng

Năm 2020, ngành công nghiệp (CN) đóng góp 6,63 nghìn tỷ đồng theo giá hiện

hành vào (GRDP) tỉnh Yên Bái. Tỷ trọng ngành CN trong GRDP tăng từ 11,5% năm 2010 lên 15,8% năm 2015 và 19,9% năm 2020. Trong đó CN CBCT đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 2020, giá trị tăng thêm (VA) ngành CN CBCT đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,6% VA của toàn ngành CN (tương đương 11,2% GRDP tỉnh Yên Bái). Tiếp theo là ngành sản xuất và phân phối điện, năm 2020, VA đạt 1,95 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5%. Công nghiệp khai thác giảm tỷ trọng, từ 26,9% năm 2010 xuống chỉ còn 12,8% năm 2020. Ngành cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải có VA thấp và đóng góp rất nhỏ vào VA của ngành CN.

Theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2016 – 2020, ngành CN tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng trưởng bình quân (TTBQ) khá cao. Trong đó CN CBCT liên tục tăng nhanh hơn ngành CN, 14,1 %/năm. Ngành sản xuất và phân phối điện giai đoạn từ 2016 – 2020 đã phát triển chậm hơn giai đọa trước, TTBQ đạt 5,2%/năm.

* Thực trạng phát triển ngành công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2020 tăng 8,12% so với cùng kỳ.

Trong đó: Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 0,92%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,59%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 19,15%;

ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,24%.

Trong năm 2020, một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước: Đá xây dựng tăng 38,14%; mỡ thực vật tinh luyện khác tăng 20,51%; đồ lắp đặt cách điện

bằng gốm, sứ tăng 21,86%; xi măng Portland đen tăng 18,30%; bột đá tăng 18,04%;

điện sản xuất tăng 21,98%.... Bên cạnh đó còn có một số các sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: Quặng sắt giảm 21,23%; giấy vàng mã giảm 11,9%; sản phẩm in giảm 36,57%; gạch xây dựng giảm 5,07%. Đá xẻ giảm 19,61%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 giảm 5,42%

so với năm 2019, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ cộng dồn giảm mạnh so với cùng kỳ là: Tinh bột sắn giảm 21,39%; gỗ dán, ván ép giảm 60,24%; in ấn giảm 35,8%; sơn, vec ni giảm 73,17%; đá xẻ giảm 22,13%; bột đá giảm 56,42%; cấu kiện kim loại giảm 52,38%. Bên cạnh đó có một số mặt hàng tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ như: Cưa xẻ, bảo quản gỗ tăng 14,77%; sản xuất bao bì tăng 11,08%; sản xuất xi măng tăng 17,8%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 31/12/2020 tăng 67,89% so với cùng thời điểm năm 2019. Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,59 lần; may trang phục tăng 57,89%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 34,21%; thuốc và dược liệu tăng 7,18 lần; sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 10,15%. Trong các ngành chế biến, chế tạo chỉ có ngành chế biến gỗ là có chỉ số tồn kho giảm 28,75% so với tháng cùng kỳ.

* Thực trạng phát triển ngành xây dựng

74

Giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện 78 dự án ODA và NGO với tổng mức đầu tư gần 2.100 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, nông nghiệp; thu hút được 11 dự án FDI, nâng số dự án FDI toàn tỉnh lên 27 dự án với tổng vốn đầu tư gần

10.000 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, năm 2020 đạt 590,1 tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2019. Ngoài ra, đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đầu tư xây dựng vào Yên Bái, như: Vingroup, TH True Milk, SunGroup, Eurowindow, Hoa Sen, APEC, Bảo Lai... Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tăng nhanh, hoạt động khá hiệu quả.

Năm 2020, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành của hộ dân cư ước đạt 1.099.704 m2 , giảm 7,12% so với năm trước, trong đó diện tích nhà ở kiên cố 523.427 m2, chiếm 47,60%, diện tích nhà bán kiên cố đạt 251.845 m2, chiếm 22,90%. Nhà khung gỗ lâu bền đạt 202.649 m2, chiếm 18,43%, Nhà khác đạt 121.783 m2, chiếm 11,07%.

* Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Năm 2020, số lượng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) hoạt động CBCT đạt 6.243 cơ sở, chiếm gần như tuyệt đối số lượng hộ kinh doanh (cơ sở kinh tế cá thể) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (99,7%). Số lượng cơ sở sản xuất TTCN trong giai đoạn 2016-2020 tăng trở lại nhưng giảm mạnh trong năm 2020 do đại dịch Covid-19. Vì vậy TTBQ về số lượng hộ kinh doanh giai đoạn 2016- 2020 âm.

Bảng 2. 5: Số lượng hộ kinh doanh sản xuất TTCN CBCT

2015 2019 2020 sb TTBQ (%/năm)

11-15 16-20 TTCN ngành CN 6.589 7.016 6.264 -1,4 -1,0

TTCN CN CBCT 6.547 6.988 6.243 -1,3 -0,9

Cơ cấu (%) 99,4 99,6 99,7

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2015 - 2020

Giá trị tài sản cố định bình quân của mỗi cơ sở TTCN CBCT tăng từ 37,8 triệu đồng/cơ sở năm 2010 lên tới 120,7 triệu đồng/cơ sở năm 2020. Điều này cho thấy đã có sự đầu tư đáng kể về thiết bị phục vụ sản xuất tại các cơ sở TTCN CBCT (trong khi số lao động bình quân không tăng).

Hiện nay tỉnh đã tổ chức công nghận 02 nghề truyền thống, 15 làng nghề và 01 làng nghề truyền thống. Hầu hết các làng nghề còn nhỏ bé, mẫu mã sản phẩm và thị trường còn hạn chế. Từ năm 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19.

* Thực trạng phát triển KCN, CCN

+ Về Cụm công nghiệp (CCN): Đến năm 2020 phát triển 12 CCN. 09 CCN đã được quy hoạch từ trước. Tổng diện tích CCN đã được quy hoạch là 533,16 ha, trong đó đất công nghiệp là 357,88 ha.

+ Về KCN: Đến năm 2020 phát triển 3 KCN. Tổng diện tích KCN đã được quy hoạch là 627,89ha, trong đó đất công nghiệp là 470,7 ha

75

Bảng 2.6: Tổng hợp diện tích, tỷ lệ lấp đầy các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh

TT Tên KCCN

Diện tích theo QH (ha) Diện tích

các DN đã đăng ký (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Tổng

Trong đó đất CN

I KCN 627,89 470,7 418,12 88,8

1 KCN Phía Nam 400 315,79 295,92 93,7

2 KCN Âu Lâu 120 81,06 56,5 69,7

3 KCN Minh Quân 107,89 73,85 65,7 89,0

II Các Cụm công nghiệp (CCN) 533,16 357,88 127,82 35,7

1 CCN Đầm Hồng, thành phố Yên Bái 16,00 11,99 11,99 100,0 2 CCN Âu Lâu, thành phố Yên Bái 50,38 30,77 21,48 69,8 3 CCN Báo Đáp, huyện Trấn Yên 20,00 14,00 1,90 13,6 4 CCN Hưng Khánh, huyện Trấn Yên 20,00 14,00 1,18 8,4 5 CCN Tây Cầu Mậu A, huyện Văn Yên 35,00 19,56 9,66 49,4 6 CCN Đông An, huyện Văn Yên 34,00 23,04 11,14 48,4 7 CCN Bắc Văn Yên, huyện Văn Yên 72,00 42,70 21,84 51,1 8 CCN Thịnh Hưng, huyện Yên Bình 53,05 37,14 21,50 57,9 9 CCN Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn 58,76 41,13 27,86 67,7 10 CCN Yên Thế, huyện Lục Yên 39,97 27,98 11,26 40,2 11 CCN xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên 75,00 54,07 0,00 0,0

12 CCN xã Minh Quân, huyện Trấn Yên 75,00 53,49 0,00 0,0

Tổng cộng (I+II) 1.161,05 828,58 545,94

Đến năm 2020, tỉnh mới thu hút được nhà đầu tư đầu tư hạ tầng cho 02 CCN (cụm công nghiệp Bảo Hưng 75 ha và cụm công nghiệp Minh Quân 75 ha, vốn đầu tư 490,402 tỷ đồng). Đầu tư hạ tầng KCN, CCN chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước, vì vậy rất nhỏ bé và dàn trải, rời rạc. Hạ tầng KCN, CCN chưa hoàn thiện, thiếu đất sạch, thiếu đường giao thông và hệ thống xử lý nước thải, rác thải công nghiệp.

* Thực trạng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản:

Đến năm 2020 tỉnh Yên Bái đã cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng với 110 khu vực, đạt 78% chỉ tiêu đề ra. Gồm: 3 mỏ than tổng công suất 22.200 tấn, tổng diện tích 33,29ha; 14 mỏ quặng sắt tổng công suất 1.157.872 tấn/ năm, tổng diện tích 541,57 ha; 6 mỏ Quặng chì-kẽm, tổng công suất 59.150 tấn/ năm, tổng diện tích 38,93 ha; 4 mỏ Felspat, đá granit phong hóa, tổng công suất 155.000 tấn/ năm, tổng diện tích

14,54 ha; 1 mỏ Grafit, tổng công suất: 250.000 tấn/ năm, tổng diện tích 11 ha; 34 mỏ Đá vôi trắng, tổng công suất 1.321.218 m3/ năm, tổng diện tích: 320 ha; 02 mỏ Thạch anh, tổng công suất 8.000 tấn/ năm, tổng diện tích 17,2 ha; 05 mỏ Sét làm gạch, tổng công suất 105.197 m3/ năm, tổng diện tích 16,6 ha; 18 mỏ Cát, sỏi, tổng công suất

76 302.581 m3/ năm, tổng diện tích 158,32 ha; 23 mỏ Đá làm VLXD thông thường, tổng công suất 1.284.896 m3/ năm, tổng diện tích 93,08 ha.

Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng chỉ đạt 1.650,436 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp chế biến (khoáng sản) vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn là chế biến thô, gia công với giá trị gia tăng thấp. Công nghệ chế biến, sản xuất còn lạc hậu.

Công tác quản lý về môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, công

nghiệp chế biến,… còn hạn chế khiến cho chất lượng không khí, đất đai và môi trường nước bị giảm sút. Bên cạnh đó, việc quản lý nước thải, chất thải còn nhiều bất cập.

c. Thực trạng phát triển ngành du lịch

Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 449 cơ sở lưu trú, trong đó có 23 cơ sở lưu trú xếp hạng 1 - 3 sao, 64 cơ sở lưu trú đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 3.027 buồng; 4.750 giường.

Loại hình nhà ở có phòng cho thuê (homestay) trên địa bàn tỉnh, trong đó có 115 cơ sở đã kiểm tra đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Doanh thu du lịch dịch vụ có bước tăng trưởng mạnh, nhất là những năm gần đây số lượng khách đến tham quan, du lịch luôn có chiều hướng tăng. Năm 2015 đón 466.000 lượt khách, khách quốc tế 20.750 lượt, doanh thu đạt 194 tỷ đồng; đến năm 2020, đón 760.000 lượt khách; khách quốc tế 7.500 lượt, bình quân tăng giai đoạn 2015 – 2020 10,3%/năm; doanh thu du lịch ước đạt 475 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 19,6%/năm

d. Thực trạng phát triển thương mại, dịch vụ

Giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng đạt bình quân 5,54%/năm, đóng góp 2,46 điểm %, tương đương 40,72% vào tăng trưởng chung. Khu vực này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lớn đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh.

Tuy nhiên, khu vực này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 vào năm

2020. Bên cạnh đó, xét về tổng thể, tăng trưởng của khu vực dịch vụ chưa có “đột phá”, nhiều ngành dịch vụ tăng trưởng chỉ khoảng 6,0-6,5% trong các năm trước đại dịch.

e. Thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải

Đến năm 2020, vận tải hàng hoá đường bộ của tỉnh 100% do thành phần kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân và cá thể) đảm nhận. Trên địa bàn hiện có khoảng 1.130 cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ với tổng số xe hoạt động là 9.715 phương tiện trong đó xe tải: 8.470 xe, xe đầu kéo và rơ mooc: 1.201 xe, xe container: 44 xe; tổng năng lực vận chuyển trên 90.200 tấn/năm;

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đồng bộ từ thành thị đến nông thôn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã huy động được hơn 12.200 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2.2.3.2. Điều kiện về xã hội

a) Văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng

77

Tỉnh Yên Bái có 30 dân tộc đều mang những bản sắc văn hóa riêng. Đó là vùng đồng bào Tày ở Yên Bình, Lục Yên; vùng đồng bào Dao ở Văn Yên; vùng đồng bào Thái ở khu vực cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ, Văn Chấn; vùng đồng bào Mông ở huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải…

Sự đa dạng về dân tộc đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng cũng như các ngành nghề truyền thống trên địa bản tỉnh Yên Bái. Nhiều làng nghề truyền thống, có giá trị bản sắc được hình thành, lưu giữ và truyền nối lâu đời trong cộng đồng: nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; nghề dệt thổ cẩm của người thái… Trung bình mỗi năm trong tỉnh diễn ra trên 40 lễ hội tín ngưỡng dân gian và lễ hội tại các di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 2 lễ hội có quy mô lớn ở khu di tích cấp quốc gia là: lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên và lễ hội đền Đại Cại, huyện Lục Yên. Nhiều lễ hội truyền thống thường niên diễn

ra tại các huyện, thị, thành phố với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân, tiêu biểu như: lễ hội Lồng Tồng, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; lễ hội đền Mẫu Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; lễ hội đình, đền, chùa Nam Cường, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái...

Hiện tại, tỉnh có 3 di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Lễ Cấp sắc của người Dao quần trắng, xã Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò và Hạn khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ. Nghệ thuật xòe Thái đang được tỉnh Yên Bái phối hợp với các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên triển khai xây dựng hồ sơ trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Lễ Cấp sắc của người Dao quần trắng, xã Ngòi A, huyện Văn Yên: Đây là nghi lễ tín ngưỡng đặc trưng của người Dao nói chung và người Dao Quần Trắng nói riêng. Mỗi người con trai khi lớn lên đều phải qua lễ Cấp sắc này mới được coi là trưởng thành. Lễ này vừa mang tính phong tục, lại vừa có ý nghĩa văn hoá, đánh dấu một giai đoạn trưởng thành của mỗi người đàn ông trong tộc người Dao. Bằng việc thực hiện nghi lễ mang tính biểu trưng đậm nét văn hóa tín ngưỡng này mà mỗi thanh niên người Dao nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong cộng đồng của mình.

- Hạn Khuống của người Thái: Nghệ thuật trình diễn dân gian; Theo quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL, ngày 23/1/2017 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Lễ hội Hạn Khuống là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái, Tây Bắc là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, bao gồm nhiều thể loại (hát, kể chuyện) trong khung cảnh ấm cúng và tao nhã.

- Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ: Nghệ thuật trình diễn dân gian;

Địa điểm thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; Theo quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL, ngày 08 tháng 06 năm 2015 về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản văn hóa phi vật Nghệ thuật xòe Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ được phân bố trên cơ sở địa bàn cư trú của người Thái trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ với 4 phường (Tân An, Cầu Thia, Pú Trạng, Trung Tâm), chín xã (Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Thanh Lương, Thạch Lương, Sơn A, Phù Nham); Xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)