CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.3. Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch (phương án 0)
3.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính
Theo kịch bản BĐKH 2020 của Bộ tài Nguyên và Môi trường cho thấy tỉnh Yên Bái trong giai đoạn tới: Đến giữa thế kỷ số ngày nắng nóng và số tháng hạn có xu hướng gia tăng; Lượng mưa cực trị 1 ngày 5 ngày có xu hướng gia tăng. Đến giữa thế
kỷ lượng mưa trung bình năm có xu hướng gia tăng (tăng chủ yếu mùa hè và mùa thu;
mùa đông tăng ít; Còn mùa xuân lượng mưa giảm -1,5 đến -6,7%); Nhiệt độ các mùa có xu hướng gia tăng từ 1,5-2,3ºC. Bão và ATND xu hướng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế dịch chuyển về cuối mùa bão, nếu phân chia cấp độ, số lượng bão yếu và trung bình có xu thế giảm trong khi số lượng bão mạnh đến rất mạnh lại có xu thế tăng rõ rệt.
3.3.3.1. Tác động đến môi trường nước
Tác động BĐKH chủ yếu đến trữ lượng nước:
Theo số liệu trong quá khứ cho thấy, tại trạm Yên Bái dòng chảy có xu thế giảm
trong những năm gần đây. Cho thấy mức độ thiếu hụt nước tại tỉnh Yên Bái càng gia tăng trong những năm qua. Tuy nhiên xảy ra một số đỉnh lũ lớn 1971, và mùa kiệt thiếu hụt nước nghiêm trọng từ năm 2000 trở lại đây.
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Yên Bái, năm 2020)
12 4
Hình 3. 5: Diễn biến đặc trưng dòng chảy tại trạm Yên Bái, thời kỳ 1956-2018
Theo kịch bản BĐKH cho thấy xu hướng biến đổi khí hậu đến giữa thế kỷ 21 là nhiệt độ gia tăng, số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng, lượng mưa vào mùa khô xu hướng suy giảm, điều này sẽ tác động lớn đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước của Yên Bái rất dồi dào, có nhiều sông, hồ lớn; Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình có nhiều sông suối có độ dốc lớn dẫn đến vào mùa cạn tình trạng thiếu hụt dòng chảy và thiếu hụt nước phục vụ các hoạt động sản xuất có xu thế gia tăng. Mùa kiệt trên các sông thuộc tỉnh Yên Bái bắt đầu từ tháng 10 đến đến tháng 4 năm sau; Trong mùa kiệt
dòng chảy trung bình rất nhỏ; Tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là tháng 3 và tháng 4; Lượng dòng chảy mùa kiệt so với cả năm chiếm tỷ lệ rất nhỏ; Tổng lượng dòng chảy các tháng mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 20-25% tổng lượng dòng chảy năm.
Theo kịch bản BĐKH cho thấy lượng mưa năm đến giữa thể kỷ 21 có xu hướng gia tăng 9%, tuy nhiên vào mùa khô lượng mưa xu hướng suy giảm -1,5%; Đến giai đoạn giữa thế kỷ 21 theo kịch bản RCP 4.5 tính toán mức biến đổi dòng chảy trung bình 3 tháng mùa kiệt so với trung bình thời kỳ chuẩn (1986-2005) của các trạm Yên
Bái là giảm -0,9%, trạm Thác Bà giảm -1,8% và trạm Ngòi Thia giảm -6,1%. Những điều này dẫn đến thiếu hụt trữ lượng nước vào mùa khô, sẽ tác động lớn đến nguồn nước cấp cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân tỉnh Yên Bái.
Ngoài ra, nhiệt độ xu hướng gia tăng làm tăng quá trình bốc hơi nước trong tự
nhiên và nhu cầu dùng nước của người dân và các hoạt động sản xuất xu hướng sẽ cao hơn trong thời gian tới, điều này sẽ làm gia tăng suy giảm tài nguyên nước.
3.3.3.2. Tác động đến hoạt động thu gom và xử lý CTR
+ Gia tăng nhiệt độ dẫn đến quá trình phân hủy các chất thải rắn hữu cơ sẽ nhanh hơn (Thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao 41-70%), điều này dẫn đến việc thu gom, tập kết, lưu chứa chất thải rắn sẽ gặp khó khăn hơn,
quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn ra nhanh dẫn đến phát tán mùi và các khí độc ra môi trường dẫn đến gia tăng ô nhiễm môi trường cho khu vực (Đặc biệt địa bàn tỉnh vẫn đang tiếp tục tồn tại 19 bãi chôn lấp tạm thời cấp xã).
+ Lượng mưa thay đổi, các trận mưa lớn xảy ra nhiều hơn dẫn đến gia tăng nước rỉ rác tại các bãi tập kết tạm, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp…vv và trong quá trình thu gom, vận chuyển rác, xử lý rác sẽ gặp khó khăn có thể gây tê liệt hệ thống
vận hành làm ứ đọng tồn lưu lượng rác trong các khu dân cư, dẫn đến gia tăng ô nhiễm môi trường cho khu vực. Theo quyết định số 2311/QĐ-UBND, ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh Yên Bái trong thời gian tới sẽ được đầu tư 13 lò đốt CTR sinh hoạt; với sự thay đổi yếu tố khí hậu như lượng mưa cực trị gia tăng, lượng mưa mùa hè và mùa thu gia tăng sẽ gây khó khăn hơn trong quá trình đốt CTR.
3.3.3.3. Tác động đến di sản thiên nhiên
Việc thay đổi nền nhiệt, chênh lệch nhiệt, gia tăng và phân bổ không đều lượng mưa trong mùa mưa, suy giảm và phân bổ không đều lượng mưa trong mùa khô, các hiện tượng cực đoan (nhiệt độ thấp trong mùa đông, số ngày nắng nóng gia tăng, lũ lụt, trượt lở đất...), các hiện tượng của BĐKH sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như làm
12 5 thay đổi sự phân bổ của các loài do sự thay đổi về nền nhiệt, đặc biệt trong điều kiện địa hình núi cao như tỉnh Yên Bái (chênh lệch nhiệt độ cao), giảm nơi cư trú của các
loài (do cháy rừng, mất diện tích rừng do lũ quét và sạt lở đất). Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan của thời tiết sẽ làm gia tăng khả năng tuyệt chủng các loài quý hiếm.
Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên kéo theo số vụ cháy rừng do yếu tố khí hậu sẽ gia tăng trong thời gian tới, làm suy giảm và mất đị các hệ sinh thái tự nhiên, làm gia tăng tuyệt chủng các loài quý hiếm. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các
yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái tự nhiên khác.
Bảng 3.5 Số ngày nắng nóng nhất vào các thời kỳ trong thế kỷ XXI theo kịch bản
RCP4.5
STT Huyện/TP
Trung bình thời kỳ cơ sở (1986-2005)
(ngày/năm)
Số ngày nắng nóng trong năm trung bình ở các thời kỳ trong thế kỷ
XXI (ngày/năm) 2021-2035
1 TP. Yên Bái 2.2 5.1
2 TX. Nghĩa Lộ 2.8 6.5
3 Lục Yên 2.5 5.6
4 Văn Yên 2.4 5.5
5 Mù Cang Chải 0 0
6 Trấn Yên 2.2 5.1
7 Yên Bình 2.2 5.1
8 Văn Chấn 2.8 6.5
9 Trạm Tấu 2.8 6.5
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Yên Bái, năm 2020)
Theo kết quả tính toán kịch bản BĐKH RCP4.5 (kịch bản phát thải trung bình) cho thấy số ngày nắng nóng có xu thế tăng nhanh qua các thời kì. Với sự thay đổi số ngày nắng nóng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng ở tất cả các khu vực đặc biệt là các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên vào các tháng trong mùa nóng và khô hanh. Do vậy, trong tương lai cần phải có các các giải pháp ứng phó kết hợp với các giải pháp phát triển rừng bền vững khác nhằm bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên, khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu....vv.
12 6
Bảng 3.6. Nguy cơ tác động của BĐKH đến tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái
ST T
Thiên tai do
BĐKH Loại rừng
Nguy cơ tác động đến tài nguyên rừng tại Yên Bái
2021-2035
1 Nhiệt độ tăng
Vành đai rừng nhiệt đới
(Dưới 700m) Tăng nhẹ
Vành đai rừng á nhiệt đới (700-
1800m) Nguy cơ giảm
Vành đai rừng cận nhiệt đới núi
cao (trên 1700m) Ổn định
2
Nguy cơ
cháy rừng do khô hạn và nắng nóng
Vành đai rừng nhiệt đới
(Dưới 700m) Nguy cơ cao
Vành đai rừng á nhiệt đới (700-
1800m) Nguy cơ thấp
Vành đai rừng cận nhiệt đới núi
cao (trên 1700m) Nguy cơ thấp
3.3.3.4. Tác động đến thiên tai
BĐKH đã và đang sẽ làm gia tăng lũ quét và các thiên tai khác cho tỉnh Yên Bái như hạn hán, khô hạn, giảm lượng mưa và các hiện tượng cực đoan trong mùa đông, mùa xuân. Thời tiết diễn biến bất thường nên các trận mưa với cường độ lớn đã xảy ra và khó dự báo trước, gây ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét, trượt lở đất trên địa bàn
tỉnh Yên Bái... Với đặc điểm về địa hình có độ dốc cao, thay đổi đột ngột, sự trượt lở đất sẽ có nguy cơ tiếp tục gia tăng khi có các hiện tượng bất thường về lượng mưa do BĐKH gây ra. Sự gia tăng và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa mưa; sự suy giảm và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa khô (mùa đông, mùa xuân);
Mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, xói mòn và sạt lở đất: Theo kịch bản BĐKH cho thấy, số ngày xảy ra hiện tượng mưa lớn gia tăng trong thế kỷ XXI trên toàn bộ địa bàn tỉnh Yên Bái. Hơn nữa, các hiện tượng cực đoan mưa lớn ở các thời đoạn khác nhau (lượng mưa giờ, lượng mưa một ngày lớn nhất – Rx1day, lượng mưa năm ngày lớn nhất – Rx5day) có xu thế tăng, có thể tăng lên đến 100% so với kỷ lục mưa đã từng xảy ra trong thời kỳ cơ sở. Do vậy, nguy cơ hiện hữu là xuất hiện các kỷ lục mưa lớn trong thế kỷ XXI. Đặc biệt đối với điều kiện địa phương ở tỉnh Yên Bái, nguy cơ xảy ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, … do mưa lớn là cao hơn và có khả năng xuất hiện các điểm
thiên tai mới trong thế kỷ XXI. Các suối ngòi Thia và ngòi Lao là hai hệ thống suối có độ dốc lớn với hệ thống khe, suối nhánh phát triển, chảy qua các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ tạo ra vùng có nguy cơ lũ quét cao nhất tỉnh.
Hầu như các trận lũ quét lớn đều xảy ra ở các khu vực này. Trong đó, thành phố Yên Bái nằm ở hạ lưu các sông, suối và với tốc độ đô thị hóa nhanh, khả năng tiêu lũ ngày càng kém dẫn đến thành phố là một trong những vùng có nguy cơ cao đối với lũ quét, ngập lụt nặng của tỉnh. Phần phía tả của sông Hồng của tỉnh bao gồm các huyện Lục Yên, Yên Bình thuộc phần trung lưu của hệ thống sông Chảy. Do đặc điểm địa hình dốc, nhiều khe, suối hẹp, dân cư thường sống tập trung ven suối nên vùng này cũng thường xuyên xảy ra lũ quét.