Định hướng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 41 - 46)

1.4. Nội dung của Quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường

1.4.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế

1.4.1.1. Phương án phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2030

a. Công nghiệp chế biến chế tạo

- Cụm ngành chế biến NLSTP:

+ Định hướng phát triển vùng nguyên liệu hài hòa với phát triển ngành nông nghiệp, với thế mạnh chế biến thực phẩm và chế biến, sản xuất gỗ, sản phẩm từ gỗ.

+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tập trung chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm,…

+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất thực phẩm tham gia các chương trình sản xuất sạch hơn; sản phẩm an toàn, sạch, xanh và hữu cơ; hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế (theo VietGap, GlobalGap, hữu cơ, ...).

+ Tập trung nguồn nguyên liệu tại chỗ, ưu tiên thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất, chế biến gỗ, tre, luồng… hiện đại, thân thiện môi trường, sản xuất sản phẩm gỗ cao cấp, có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu..

- Cụm ngành sản xuất sản phầm từ khoáng phi kim loại:

+ Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo

vệ môi trường. Tăng cường đầu tư chế biến sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng.

+ Tập trung phát triển một số sản phẩm có tiềm năng, sản lượng lớn, giá trị gia tăng cao như đá vôi trắng, kaolin, Felspat, Grafit, đá thạch anh;

+ Không khuyến khích sản xuất VLXD (gạch, ngói) nung sử dụng 100% đất sét. Có biện pháp hỗ trợ phát triển VLXD không nung.

+ Di dời các nhà máy xi măng và các cơ sở chế biến đá nằm trong Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà (huyện Yên Bình) vào các KCCN.

- Cụm ngành cơ khí, điện tử:

+ Công nghiệp sản xuất kim loại: thu hồi các dự án không triển khai, tiến độ triển khai quá chậm hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính. Chú trọng đổi mới công nghệ, thúc đẩy chế biến sâu, gia tăng giá trị và bảo vệ môi trường.

+ Các ngành, lĩnh vực cơ khí chế tạo: Khuyến khích đầu tư mở rộng, nâng cấp máy móc, thiết bị và công nghệ của một số cơ sở cơ khí chế tạo, sửa chữa và bảo dưỡng hiện có trên địa bàn tỉnh.

+ Các ngành, lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện, điện tử: chú trọng thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ (sản xuất, lắp ráp linh kiện, cụm linh kiện điện, điện tử, cơ điện tử), sản xuất thiết bị điện, điện tử gia dụng, văn phòng.

- Cụm ngành dệt may, da giày: Phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống

trên nền tảng giữ gìn bản sắc văn hóa và đổi mới, sáng tạo mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Chú trọng các dự án có công nghệ hiện đại, giá trị

33 gia tăng cao, phục vụ thị trường xuất khẩu.

- Cụm ngành hóa chất: Khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng công suất và

chất lượng sản phẩm của các cơ sở; đảm bảo thực hiện xử lý tốt về môi trường.

- Cụm ngành CN CBCT khác:

+ Sản xuất giường, tủ, bàn ghế: Đảm bảo tiến độ, sớm đưa vào hoạt động các dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư. Thu hút đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dự án

sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất (giường, tủ, bàn ghế…) từ gỗ công nghiệp và gỗ thịt chất lượng cao. Thu hút đầu tư, phát triển sản xuất đồ nội ngoại thất từ vật liệu kim loại, nhựa tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu tại địa phương và thị trường trong nước.

+ In, sao chép bản ghi các loại: Cập nhật công nghệ, nâng cao chất lượng các cơ

sở in ấn phục vụ nhu cầu tại địa phương; thu hút đầu tư in ấn và sản xuất bao bì chất lượng cao phục vụ bao gói hàng hóa cao cấp trên địa bàn tỉnh.

b. Phát triển lĩnh vực khai thác khoáng sản

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Lập phương án thăm dò với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số 206 khu vực với diện tích 1.858,57 ha (giai đoạn 2021-2030 là 1.480,26ha; Giai đoạn 2031-2050 là 378,31ha) và khai thác 353 khu vực với diện tích là 2.022,79ha (giai đoạn 2021-2030 là 1.632,55ha; Giai đoạn 2031-2050 là 390,24ha). Có 239 khu vực cấp phép mới; 114 khu vực chuyển tiếp.

c. Phát triển về KCN, CCN

* Về Khu công nghiệp

- Giai đoạn 2021 – 2030: đến năm 2030, tỉnh có 8 KCN tổng diên tích 2.080ha Giai đoạn 2031 – 2050, toàn tỉnh lên 9 KCN; tổng diện tích KCN lên 2.539 ha.

Giai đoạn 2021 – 2030:

+ Giữ nguyên diện tích 02 KCN: KCN phía Nam và KCN Âu Lâu.

+ Mở rộng KCN Minh Quân: mở rộng từ 107,89 ha lên thành 195,89 ha (tăng 88 ha).

+ Thành lập mới 05 KCN: tổng diện tích thành lập mới là 1.364,0 ha, gồm:

KCN Trấn Yên (339 ha); KCN Y Can (350ha); KCN Đông An (350ha); KCN Lục Yên (300 ha); KCN Thịnh Hưng (184 ha);

- Giai đoạn 2031 – 2050: Mở rộng KCN Thịnh Hưng giai đoạn 2 là 80ha để đạt tổng là 184ha. Quy hoạch mới KCN Lục Yên (300ha); KCN Vùng Thượng huyện Văn Yên (300ha).

* Về Cụm công nghiệp:

Phát triển hệ thống khu cụm công nghiệp có quy mô khoảng 2.000 ha bên hữu ngạn sông Hồng, dọc theo tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

- Giai đoạn đến 2030:

+ Đưa ra khỏi quy hoạch 03 CCN: CCN Đầm Hồng (16ha); CCN Bảo Hưng (75ha); CCN Tây Cầu Mậu A (35ha).

34

- Giữ nguyên diện tích 06 CCN hiện có: CCN Thịnh Hưng; CCN Sơn Thịnh;

CCN Báo Đáp; CCN Hưng Khánh; CCN Đông An; CCN Minh Quân.

- Tăng giảm diện tích 03 CCN: CCN Âu Lâu có diện tích hiện tại là 50 ha, diện tích sau mở rộng là 75ha; CCN Yên Thế có diện tích hiện tại là 39,97 ha, diện tích sau mở rộng là 55 ha; CCN Bắc Văn Yên có diện tích hiện tại là 72 ha, diện tích còn lại là 55 ha.

- Thành lập mới 16 CCN với tổng diện tích là 842,4 ha.

Như vậy, đến 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch phát triển 25 CCN tổng diện

tích là 1.288,21ha. Đến 2030, tỷ lệ lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp có hoạt động công nghiệp đạt bình quân chung khoảng 65 - 70%.

1.4.1.2. Phát triển ngành nông nghiệp:

a) Trồng trọt giai đoạn 2021 - 2030

- Cây lúa: Diện tích lúa giữ ổn định 25.960 ha/năm, trong đó đất đất chuyên trồng lúa nước là 19.200 ha; Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa ở các vùng sản xuất có điều kiện thích hợp. Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao như cánh đồng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn; cánh đồng Đại Phú An – Đông Cuông thuộc huyện Văn Yên; cánh đồng Mường

Lai - Vĩnh Lạc- Liễu Đô, Mai Sơn – Khánh Thiện thuộc huyện Lục Yên; các xã vùng thâm canh lúa huyện Trấn Yên, các xã vùng đông hồ huyện Yên Bình; phát triển vùng lúa nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ huyện Văn Chấn, vùng lúa nếp Tan Cao Phạ tại các xã Nậm Có và Cao Phạ huyện Mù Cang Chải

- Cây ngô: Diện tích gieo trồng 26.000 ha/năm. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và đầu tư thâm canh để tăng năng suất ngô, áp dụng kỹ thuật canh tác ngô bền vững trên đất dốc đê hạn chế xói mòn.

- Cây rau các loại: Diện tích 12.000 ha. Hình thành các vùng rau tập trung khoảng 500 ha (TP Yên Bái, Văn Yên, Mù Cang Chải,..);

- Cây sắn: Diện tích trên 8.000 ha. Hình thành vùng trồng sắn tập trung chuyên canh khoảng 4.000 ha tại Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên.

- Cây chè: Diện tích chè 7.000 Hình thành vùng sản xuất chè tập trung khoảng

5.000ha tập trung Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Vùng chè Shan hữu cơ diện tích 1.200 ha.

- Cây ăn quả: Diện tích đạt 10.000 ha. Hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung: Cây ăn quả có múi ở Văn Chấn, TRấn Yên, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, TX NGhĩa Lộ; Cây ăn quả ôn đới ở Mù Cang Chải; vùng Nhãn ở Văn Chấn, Văn Yên, TX Nghĩa Lộ; cây ăn quả khác (Na, chuối, thanh long,…) ở Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, TX Nghĩa Lộ. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại các vùng có điều kiện thích hợp.

- Cây dâu tằm: Diện tích 2.000 ha. Phát triển tại các huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn,

- Cây cao su: Diện tích giữ ổn định 2.262 ha, tại các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trạm Tấu, TX Nghĩa Lộ. Diện tích khai thác mủ cao su 1.800 ha.

35

b) Chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030

- Tổng đàn gia súc chính đạt 1.200.000 con (trâu: 130.000 con, bò: 55.000 con, lợn 1.015.000 con ); đàn gia cầm đạt 11,0 triệu con; đàn dê đạt 45.000 con; Ong khoảng 40.000 đàn. Hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò quy mô vừa và lớn theo quy trình sinh học, khép kín kết hợp với trồng các loại cỏ chất lượng cao, ngô sinh khối đảm bảo thức ăn cho trâu bò. Tổ chức chăn nuôi lợn theo hai hình thức chính: Chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín.

c) Lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030

- Phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục tiêu; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; bảo tồn nguồn gen và phát huy giá trị đa dạng sinh học của rừng. Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 giữ ổn định 63%; Bình quân hàng năm trồng trên 15.000 ha rừng các loại (trong đó diện tích trồng lại rừng sau khai thác chiếm từ 90-95%).

- Dự kiến bình quân mỗi năm toàn tỉnh khai thác và tiêu thụ trên 950.000 m3 gỗ/năm. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 40.000 ha rừng cây gỗ lớn, khoảng 90.000 ha rừng trồng trở lên được cấp chứng chỉ rừng.

- Dự kiến thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 221,4 nghìn ha/năm (rừng phòng hộ 120,3 nghìn ha/năm; rừng đặc dụng 29,0 nghìn ha/năm; rừng tự nhiên sản xuất 72,1 nghìn ha/năm).

d) Thủy sản giai đoạn 2021 - 2030

Diện tích nuôi trồng, khai thác khoảng 22.500 ha; số lượng lồng nuôi từ khoảng 2.500 – 3.000 lồng. Sản lượng thủy sản đạt 15.500 - 16.000 tấn/năm. Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái. Vùng nuôi cá nước lạnh tại Văn Chấn, Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Yên Bình. Nuôi ba ba gai tại huyện Văn Chấn, huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào nuôi cá lồng tại hồ Thác Bà.

1.4.1.3. Phát triển du lịch

a) Phát triển kết nối du lịch

- Liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng, nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc, kết nối hiệu quả với du lịch đồng bằng sông Hồng, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình; các tỉnh phía Nam, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng với Thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng mối quan hệ hợp tác du lịch quốc tế với các tỉnh kết nghĩa, các quốc gia, các khu vực, các vùng lãnh thổ như: tỉnh Val de marne, thành phố Chevilly Larue (Cộng hòa Pháp); tỉnh Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly (Lào); tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); thành phố Mimasaki, tỉnh Okayama (Nhật Bản); Hàn Quốc, Asean,…

- Tăng cường kết nội về giao thông giữa các trọng điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và giữa Yên Bái với thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cận (Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai…);

36

- Tăng cường kết nối, liên kết xúc tiến quảng bá, tuyên truyền du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, website du lịch của tỉnh Yên Bái, các website về du lịch, các mạng xã hội;...

b) Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch:

- Thị trường du lịch: gồm khách quốc tế và khách trong nước. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, khai thác các thị trường khách truyền thống, tiếp cận các phân khúc thị trường khách cao cấp. Sau năm 2025 đẩy mạnh khai thác thị trường khách quốc tế, tập trung dòng khách cao cấp nhằm nâng cao GRDP du lịch, hướng đến đưa ngành du lịch Yên Bái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa sản phẩm, trong đó tập trung khai thác các giá trị tài nguyên nổi trội cả về sinh thái và văn hóa; khai thác tài nguyên du lịch kết hợp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, vui chơi giải trí cao cấp; Hình thành các vùng/khu/điểm du lịch động lực gắn với sản phẩm đặc thù để tạo sức hút du khách và lan tỏa giá trị; Kết nối với các địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch đặc thù của mỗi địa phương, đặc biệt là sự kết nối các giá trị văn hóa truyền thống, các hệ sinh thái, cảnh quan…

c) Pháp phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng du lịch

- Loại hình lưu trú: phát triển khách sạn cao cấp 4-5 sao, Bungalow, resort, biệt thự nghỉ dưỡngt ại TP Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, khu du lịch hồ Thác Bà, khu du lịch Mù Cang Chải,…; Khách sạn từ 1-3 sao và khách sạn bình dân: Tập trung phát triển tại các trọng điểm phát triển du lịch, trung tâm dịch vụ du lịch gắn với đô thị;

Homestay, nhà nghỉ cộng đồng tập trung phát triển tại vùng tập trung phát triển du lịch văn hóa, như: Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trạm Tấu,…

1.4.1.4. Phát triển khu vực dịch vụ thương mại

- Về hạ tầng thương mại giai đoạn 2021 – 2030:

+ Phát triển cụm TM-DV tổng hợp: Hình thành 14 cụm với tổng diện tích 100ha

+ Phát triển mạng lưới chợ: Xoá bỏ 13 chợ; Nâng cấp 04 chợ hạng II lên hạng I;

Cải tạo 12 chợ; Xây mới 18 chợ (01 chợ đầu mối nông sản; 17 chợ dân sinh). Đến năm 2030, có tổng cộng 101 chợ.

+ Phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị: Đến năm 2030 có 8 TTTM (phát triển thêm 6 TTTM mới); có 10 siêu thị (phát triển thêm 9 siêu thị);

+ Phát triển trung tâm logistics: Đến năm 2030, hình thành 01 Trung tâm

logistics hạng II gần cảng Văn Phú nhằm gắn kết với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa, diện tích đất 10 - 15 ha. Hình thành mạng lưới kho bãi nông sản hàng hóa tại các huyện, thị trên địa bàn Tỉnh.

+ Phát triển Trung tâm hội chợ triển lãm: hình thành 01 Trung tâm hội chợ triển lãm tại thành phố Yên Bái.

- Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại trên địa bàn tỉnh:

Định hướng các doanh nghiệp thương mại chuyển sang liên doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập, cho thuê, đấu thầu kinh doanh, vv…;

37

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát triển hạ tầng thương mại của tỉnh….

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)