CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ, GIẢM THIỂU XU HƯỚNG TIÊU CỰC CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH
4.1. Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, hạn chế, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính
4.1.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật
Kịp thời xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đảm
bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2197/QĐ-TTg ngày 22/12/2020 về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì, soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành
các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ hợp thứ 10 và Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
4.1.1.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước;
thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tài nguyên nước;
- Ban hành các quy định phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của tỉnh; tăng cường hợp tác chia sẻ và bảo vệ nguồn nước liên tỉnh; Tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên nước tổng hợp cùng với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để cùng nhau chung tay xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể từ trung ương đến địa phương.
- Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường theo yêu cầu, chỉ đạo của Trung ương, cấp trên và thực tế công tác quản lý; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch đã được duyệt.
- Thực hiện các giải pháp tổng thể để tăng cường khả năng trữ nước của những vùng thường xuyên bị hạn hán. Tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hiệu quả, minh bạch, tiết kiệm tài nguyên nước gắn với bảo vệ môi trường. Theo dõi, đánh giá, thực hiện các giải pháp chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định trong các lĩnh vực xây dựng, ban hành, hướng dẫn
thực hiện quy hoạch môi trường lưu vực sông; phân vùng xả thải; cấp giấy phép xả thải vào các lưu vực sông; ban hành kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ môi trường lưu vực sông gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tổ chức triển khai hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên nước; Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.
4.1.1.2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, xử lý chất thải rắn
- Xây dựng cơ chế để huy động các tổ chức cá nhân, vốn ODA đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý CTR, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị,
18 3 cấp nước sạch nông thôn. Xây dựng cơ chế để huy động các tổ chức cá nhân đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý CTR, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, cấp nước sạch nông thôn.
- Chỉnh sửa, bổ sung các quy định này (nếu không đảm bảo chi phí) và ban hành mới các quy định về giá dịch vụ xử lý CTRSH không sử dụng ngân sách nhà nước để từng bước nâng cao tỷ lệ thu xã hội hóa từ các chủ nguồn thải CTRSH (người dân, tổ chức, doanh nghiệp) theo hướng thu đúng, thu đủ của chủ nguồn thải cho hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH và một phần cho chi phí xử lý CTRSH để đạt được mục tiêu:
- Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong quản lý chất thải rắn đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải trên cơ sở ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường; ưu tiên cho các chương trình, dự án sản xuất phân compost chất lượng cao từ nguồn chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy.
- Bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách nhà nước để chi trả cho hoạt động xử lý CTRSH, nhất là đối với các cơ sở xử lý CTRSH đầu tư từ nguồn xã hội hóa.
- Quy định về nguồn tài chính cho quản lý CTR. Phân cấp chi ngân sách trong cơ
cấu đầu tư xây dựng cơ sở lò đốt bằng NSNN theo hướng: Ngân sách tỉnh đầu tư các lò đốt và công trình phụ trợ, ngân sách cấp huyện đầu tư công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và các công trình khác ngoài hàng rào.
4.1.1.3. Giải pháp bảo vệ di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến bảo
vệ di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả. Xây dựng các văn bản quy định để cụ thể hóa Luật Đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xây dựng qui chế hoạt động và nguyên tắc phối hợp giữa vùng đệm với khu bảo tồn thiên nhiên. Ban hành văn bản pháp qui về nguyên tắc hợp tác và xác định trách nhiệm trong hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên; thống nhất cơ chế chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch và qui định tái đầu tư cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hoàn thiện cơ cấu, củng cố tổ chức các đơn vị quản lý bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là cơ chế quản lý đối với Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tạo thành các đơn vị sự nghiệp, có đủ điều kiện thực hiện được các nhiệm vụ ở cấp cơ sở về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên theo các quy định hiện hành.
- Thực hiện đào tạo nghiệp vụ thường xuyên về bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ làm công tác bảo tồn tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, cơ sở bảo tồn ĐDSH; Ưu tiên các nội dung: lập kế hoạch quản lý, kế hoạch kinh doanh, điều tra và giám sát ĐDSH; Xây dựng và quản
18 4 lý cơ sở dữ liệu, nhận dạng và cứu hộ các loài; Hệ thống thông tin địa lý (GIS), xây dựng báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu…
- Nghiên cứu thiết lập mạng lưới quan trắc đa dạng sinh học; triển khai thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh; Thiết lập cơ sở dữ liệu, chế độ báo cáo và cơ chế chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học của quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học:
Giáo dục trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến kiến thức luật pháp Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng.
4.1.1.4. Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai
- - Xây dựng, hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, hiệu quả, phát huy tối đa nguồn lực của nhà nước và toàn xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin phục vụ nâng cao khả năng cảnh báo thiên tai.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, hệ thống tổ chức về phòng, chống thiên tai các cấp từ tỉnh đến xã phường từng bước được kiện toàn để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; được tổ chức gồm hai hệ thống: hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai và hệ thống cơ quan điều phối liên ngành, chỉ đạo, chỉ huy công tác phòng chống thiên tai.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tai đảm bảo tính tập trung, đủ thẩm quyền; xây dựng lực lượng, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị; sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh, hiệu quả, tái thiết tốt với các tình huống thiên tai, đặc biệt đối với lũ, lũ quét, sạt lở, hạn hán trên diện rộng;
- Tăng cường thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng đảm bảo 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết;
4.1.1.5. Giải pháp cơ chế, chính sách bảo vệ chất lượng không khí
- Ban hành quy định pháp luật về quản lý chất lượng không khí theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định kỹ thuật; tổ chức, kiện toàn nguồn nhân lực; công cụ kỹ thuật, công nghệ, mô hình hóa; công cụ tài chính, chế tài kiểm soát ô nhiễm không khí;
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng.
- Xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện.
Xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ít gây ô nhiễm không khí tại các làng nghề; chuyển đổi sản xuất đối với các làng nghề gây ô nhiễm không khí. Vận động nhân dân và áp dụng các chính sách ưu đãi để đạt được mục tiêu đến năm 2030 không còn bếp đun than ở các đô thị; đối với người dân ngoại thành áp
18 5 dụng các công nghệ xử lý rơm rạ hợp lý, chấm dứt việc đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch nông nghiệp.
Xây dựng, ban hành tiêu chí chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đối với các phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định BVMT.
Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng, mọi người dân, mọi cơ sở sản xuất, mọi tổ chức xã hội trong công tác BVMT không khí nói riêng và BVMT, nói chung.
- Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí, đặc biệt là hệ thống quan trắc không khí tự động ở các đô thị.