Phương án về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 47 - 50)

1.4. Nội dung của Quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường

1.4.4. Phương án về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

1.4.4.1. Phát triển hệ thống giao thông

*Giao thông đường bộ:

- Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (CT.05): Đến năm 2030, xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với quy mô 06 làn xe; hoàn thiện các nút giao trên tuyến đường cao tốc; sau năm 2030, duy trì 06 làn xe.

- Đường nối Cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Hà Giang (CT.12): Đến năm 2030, đầu tư xây dựng hoàn thành dự án với chiều dài khoảng 81km, đoạn qua tỉnh Yên Bái dài khoảng 45km với quy mô 04 làn xe, hoàn chỉnh các nút giao trên tuyến, kết nối với nút giao IC14 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Sau năm 2030, duy trì quy mô tuyến đường 04 làn xe.

- Các tuyến Quốc lộ: Đến năm 2030 có 07 tuyến, bao gồm: 05 tuyến hiện trạng nâng cấp, hoàn thiện đạt tối thiểu đường cấp IV miền núi (QL.37 dài 94,1km; QL.70 dài 85km; QL.32 dài 175km; QL.32C dài 17,5km; QL.2D dài 27,61km) và 02 tuyến hình thành mới (QL 32D, đường cấp IV miền núi và QL.3B dài, đường cấp IV miền núi);

- Các tuyến đường tỉnh và công trình cầu: Đến năm 2030, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ hiện có (ĐT.163, ĐT.164, ĐT.165, ĐT.166, ĐT.170, ĐT.171, ĐT.172, ĐT.173, ĐT.175B) đạt tối thiểu đường cấp V miền núi; điều chuyển một số tuyến đường tỉnh thành đường Quốc lộ, đường huyện, đường đô thị; hình thành mới và bổ sung kéo dài một số tuyến đường tỉnh hiện có; mở mới, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường đô thị, đường huyện, đường GTNT, các công trình cầu vượt sông, suối trên địa bàn tỉnh…

*Đường thủy nội địa:

- Đến năm 2030, nâng cấp, cải tạo tuyến đường thủy nội địa sông Hồng đoạn qua tỉnh Yên Bái thuộc tuyến đường thủy nội địa Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai đạt tiêu chuẩn cấp III (đoạn từ Việt Trì đến cảng Yên Bái và đoạn từ cảng Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi); nâng cấp, cải tạo tuyến đường thủy nội địa hồ Thác Bà (đoạn từ đập Thác Bà đến Cảm Nhân chiều dài 50km) đạt tiêu chuẩn cấp III (đoạn từ cảng Hương Lý đến Cẩm Nhân, chiều dài L = 42km; đoạn từ cảng Hương Lý đến Đập Thác Bà, chiều dài L = 8km).

- Quy hoạch đưa vào kỹ thuật tuyến nhánh của tuyến đường thủy nội địa trên sông Chảy và vùng hồ Thác Bà với chiều dài 33km (đoạn từ xã An Phú đến xã Minh Chuẩn, Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên và đoạn từ xã Hán Đà đến xã Đại Minh, huyện Yên Bình).

- Đến năm 2030: Xây dựng cụm cảng Yên Bái với công suất đạt 2,7 triệu tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu đến 600 tấn. Nâng cấp cảng Hương Lý, cảng Mông Sơn đạt

39 tổng công suất đến 800 tấn/năm; cảng đá vôi xi măng Yên Bình đạt 300 tấn/năm. Xây

dựng mới các cảng hàng hóa trên sông Hồng (cảng Văn Phú thuộc thành phố Yên Bái đạt công suất đến 1 triệu tấn/năm; cảng Mậu A thuộc huyện Văn Yên đạt công suất đến 300.000 tấn/năm; cảng Âu Lâu thuộc thành phố Yên Bái đạt công suất đến 300.000 tấn/năm). Xây dựng các cảng khách vùng hồ thủy điện Thác Bà với công suất 50 nghìn khách/năm. Xây dựng bổ sung các bến thủy du lịch (Tân Hương - Đại Đồng;

Phúc Ninh - Cảm Nhân, Trung tâm dịch vụ phụ trợ Tây Nam Hồ Thác Bà).

Đường sắt:

- Đến năm 2030, nâng cấp, cải tạo đưa vào cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia tuyến Hà Nội - Lào Cai từ ga Yên Viên đến ga Lào Cai (đường đơn khổ 1.000m);

Hoàn thành việc xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 15/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Đến năm 2050, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao (khổ đường 1.435mm) đoạn qua tỉnh Yên Bái thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường sắt (khổ 1000mm) đoạn qua tỉnh Yên Bái thuộc đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái.

Hạ tầng giao thông khác

Đến năm 2030, xây dựng các trung tâm logistics (tại khu vực cảng Văn Phú kết nối thuận lợi với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai,

tuyến đường thủy nội địa trên sông Hồng); các khu tập kết hàng hóa, kho bãi tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn...); xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh; các bến xe, bãi đỗ xe tĩnh...trên địa bàn tỉnh .

b) Phát triển các công trình thủy lợi Giai đoạn 2021-2025:

- Xây mới hồ Đầm Lớn, đập Phai Rin, đập Ngòi Gùa và 61 đập dâng có diện tích tưới <40 ha để cấp nước tưới cho 624 ha lúa và 601 ha cây trồng cạn (Quyết định số 2506/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018);

- Nâng cấp sửa chữa 200 công trình để đảm bảo cấp nước cho 3.820 ha lúa (1337 ha lúa chất lượng cao) và 1281 ha cây trồng cạn. Trong đó, các công trình đã được quy hoạch theo Quyết định số 2506/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018 gồm 7 hồ, 54 đập và 8 trạm bơm để đảm bảo cấp nước cho 3267 ha lúa (1337 ha lúa chất lượng cao) và 1281 ha cây trồng cạn.

Giai đoạn 2026-2030:

- Xây mới các đập Sài Lương 2, đập Nhiêu Năm 1, đập Nạ Phang, đập Khe Xá 1 và 100 đập có diện tích <40 ha để cấp nước tưới cho 456 ha lúa và 521 ha cây trồng cạn (Quyết định số 2506/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018).

- Nâng cấp sửa chữa 151 công trình để đảm bảo cấp nước cho 3000 ha lúa và 390 ha cây trồng cạn. Trong đó, các công trình đã được quy hoạch theo Quyết định số

4 0 2506/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018 gồm 8 công trình (4 hồ, 4 đập) đảm bảo cấp nước cho 246 ha lúa và 510 ha cây trồng cạn.

Giai đoạn sau 2030:

- Xây mới 114 đập có diện tích tưới <40 ha để cấp nước tưới cho 327 ha lúa và 158 ha màu (Quyết định số 2506/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018).

- Nâng cấp 21 đập để đảm bảo tưới cho 1153 ha lúa và 1267 ha cây trồng cạn.

1.4.4.2. Phát triển hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường

* Cấp nước đô thị, công nghiệp

- Đối với các đô thị hiện hữu: tiếp tục đầu tư, hoàn thiện mạng lưới đường ống cấp II, cấp III, mở rộng, cải tạo và nâng cấp các nhà máy nước hiện có đảm bảo nhu cầu dùng nước của đô thị và các xã ngoại thị.

- Đối với các đô thị mới: đầu tư xây dựng mới nhà máy nước và mạng lưới đường ống đảm bảo nhu cầu dùng nước của đô thị. Quy hoạch đến năm 2025 có 23 NMN tổng công suất 74.600m3/ng; đến năm 2030 có 27 NMN tổng công suất 119.200m3/ng;

- Đối với khu vực nông thôn: Các khu dân cư nông thôn có thể xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tự chảy với quy mô công suất nhỏ, nguồn nước suối hoặc bơm giếng. Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch nông thôn và nước ăn vùng cao, xây dưng các giếng lọc, giếng khoan bơm tay, công trình nước sạch tự chảy.

- Các khu, cụm công nghiệp kết hợp sử dụng nhà máy nước từ các đô thị và bổ sung nguồn nước thiếu hụt từ các nhà máy nước riêng của từng khu, cụm công nghiệp hoặc các nhà máy nước của từng xí nghiệp.

* Cấp nước nông thôn:

+ Giai đoạn 2021-2025:

- Xây mới 142 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất đạt 12.316m3/ngđ, số người hưởng lợi 84.400 người.

- Sửa chữa nâng cấp 118 công trình cấp nước tập trung với tổng công suất đạt 11.562 m3/ngđ, số người hưởng lợi khoảng 99.827 người.

- Dự kiến nâng cấp cho 50 công trình toàn tỉnh với tổng công suất thiết kế dự kiến 4.800 m3/ngđ, phục vụ 43.000 người

- Hỗ trợ đầu tư cho 24.886 hộ các công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan, téc nước…).

+ Giai đoạn 2026- 2030:

- Dự kiến đầu tư xây mới các công trình CNSH tập trung nông thôn tại các huyện Văn Yên, Yên Bình, TX Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Lục Yên với tổng công suất 31.026 m3/ngđ, cấp nước cho 302.750 người.

- Tiếp tục nâng cấp, cải tạo, mở rộng các công trình CNSH tập trung nông thôn hiện có đảm bảo cấp nước theo năng lực thiết kế, nâng cao chất lượng nước cấp. Dự kiến nâng cấp khoảng 250 công trình.

4 1

- Hỗ trợ đầu tư 27.126 hộ các công trình cấp nước nhỏ lẻ (Giếng đào, giếng khoan, téc nước....)

+ Tầm nhìn đến năm 2050: phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng

nước sạch. Đầu tư xây dựng mới nâng cấp, cải tạo các công trình CNSH tập trung nông thôn đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân. Nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước được cấp nguồn từ các hồ chứa.

* Thoát nước thải và xử lý nước thải

- TP. Yên Bái, xây dựng các trạm xử lý nước thải theo từng lưu vực thoát nước với tổng công suất giai đoạn đầu 17.500 m3/ngđ, giai đoạn sau là 25.000 m3/ngđ, trong đó có 04 trạm xử lý nước thải tập trung và một số khu vực có mật độ xây dựng thấp tổ chức xử lý phân tán.

- TX Nghĩa Lộ sử dụng HTTN riêng, nước thải được xử lý tập trung theo từng lưu vực (trong đó có 06 TXL tập trung và một số khu vực có mật độ xây dựng thấp tổ chức xử lý phân tán). với tổng công suất giai đoạn đầu là 2.000 m3/ngđ giai đoạn sau là 6.000 m3/ngđ.

- Các thị trấn đưa về TXLNT tập trung công suất từ 100– 500 m3/ngày.

- Các KCN, CCN xây dựng TXLNT tập trung công suất theo từng giai đoạn.

1.4.4.3. Phát triển hạ tầng ngành điện

- Trong giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh sẽ được bổ sung thêm 34 nhà máy thủy điện với quy mô công suất 356,3MW, nâng tổng công suất thủy điện toàn tỉnh sẽ đạt 873,2 MW. Trong điều kiện thuận lợi, các dự án thủy điện đẩy nhanh tiến độ khảo sát đánh giá tiềm năng và được các cấp có thẩm quền phê duyệt quy hoạch, đồng thời chủ đầu tư dự án triển khai xây dựng nhà máy thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh có thể được bổ sung thêm 42 nhà máy thủy điện với tổng quy mô công suất tăng thêm 605 MW, nâng tổng công suất thủy điện toàn tỉnh lên thành 1.121,9 MW;

- Về nguồn điện mặt trời, tỉnh Yên Bái đang chủ trương cho các doanh nghiệp khảo sát đánh giá tiềm năng tại khu vực huyện Yên Bình với tổng công suất dự kiến có thể phát triển trong giai đoạn quy hoạch đạt 1.780 MWp (các dự án được thể hiện trong bảng 3.2b). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cố gắng phấn đấu đưa vào vận hành 500MW điện mặt trời.

- Về điện sinh khối, hiện nay trên địa bàn tỉnh có dự án nhà máy điện sinh khối Trường Minh công suất 58MW đã được phê duyệt quy hoạch và được bổ sung thêm trong dự thảo TSĐ8 các dự án ĐSK khác với tổng công suất 143MW. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh cũng đang triển khai nghiên cứu đánh giá một số các dự án tại các huyện Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên với tổng công suất 167 MW. Theo đó, tổng công suất ĐSK có thể phát triển trong giai đoạn quy hoạch đạt 368 MW.

- Về điện gió, trên địa bàn tỉnh có một số khu vực có tiềm năng về phát triển điện gió, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch có thể thu hút phát triển điện gió với công suất khoảng 200MW đã được thống kê trong dự thảo TSĐ8.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)