Các vấn đề môi trường chính

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.2. Các vấn đề môi trường chính

3.2.1. Cơ sở xác định vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

Việc xác định các vấn đề môi trường chính liên quan đến điều chỉnh quy hoạch quy hoạch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được tiến hành dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sau đây:

- Hiện trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thực tiễn khai thác, sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Yên Bái đến năm 2030, và định hướng sử dụng đến năm 2050;

- Hiện trạng và xu thế diễn biến quá khứ chất lượng môi trường tự nhiên (môi trường nước, không khí, CTR đất và đa dạng sinh học, tai biến rủi ro, BĐKH,...) do các tác động của các hoạt động phát triển các ngành kinh tế tỉnh Yên Bái trong thời gian qua. Phân tích hiện trạng và xu thế diễn biến quá khứ chất lượng môi trường tự nhiên để thấy được:

+ Xu hướng ô nhiễm chất lượng môi trường (nước, đất, không khí, CTR) theo thời gian và các hoạt động hay nguồn gây tác động.

+ Xu hướng tác động đến di sản thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.

+ Xu hướng gia tăng thiên tai và sự cố môi trường và các hoạt động hay các tác nhân gây tác động.

+ Xác định các vấn đề môi trường chính cần quan tâm, phân tích, đánh giá do xu hướng tiếp tục gia tăng ô nhiễm.

+ Xác định cụ thể các nguồn gây ô nhiễm lớn và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến môi trường trên diện rộng, có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái;

- Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, định hướng phát triển hệ thống đô thị, Quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá, phát triển dân số khu công nghiệp, dịch vụ thương mại – du lịch và xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo từng giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2050 mà nội dung quy hoạch tỉnh đề xuất. Các định hướng này được cụ thể trong nội dung tóm tắt quy hoạch.

Xem xét các định hướng phát triển ngành nhằm xác định rõ:

+ Xác định các ngành, lĩnh vực mới phát sinh trong quy hoạch có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên;

+ Xác định các ngành, lĩnh vực tiếp tục làm gia tăng mức độ tác động lên chất lượng môi trường;

+ Xác định được các thành phần môi trường chịu tác động lớn bởi các hoạt động đề xuất trong quy hoạch

- Các ý kiến đóng góp từ các Sở, ban, ngành và các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Yên Bái tại các cuộc họp xin ý kiến và hội thảo tham vấn các vấn đề môi trường liên quan.

Qua thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Yên Bái cho thấy: các vấn đề môi trường tồn tại hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên

10 1 Bái xuất phát chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ra. Một số hoạt động có thể kể đến như sau:

- Quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá, phát triển dân số...vv đã làm gia tăng phát sinh các chất thải ra môi trường như nước thải, chất thải rắn;

Phát triển kinh tế đã làm gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản, thủy điện, phát triển du lịch, phát triển công nghiệp...vv ngày một gia tăng làm suy giảm nguồn tài nguyên, áp lực lên khả năng hồi phục và ngưỡng chịu tải của các thành phần môi trường;

Dân số tăng nhanh kéo theo các nhu cầu của con người ngày càng cao khai thác các nguồn tài nguyên như đa dạng sinh học ngày càng gia tăng (săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đánh bắt thủy sản....vv) làm suy giảm đa dạng sinh học.

3.2.2. Lựa chọn các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

Sau khi xem xét các vấn đề trên, nhóm đã lựa chọn được các vấn đề chính cần quan tâm khi triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Yên Bái, thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 và được mã hóa và sắp xếp theo thứ tự. Cụ thể như sau:

(1) Trữ lượng và chất lượng nước:

- Trữ lượng nước: Tỉnh Yên Bái có nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh Yên Bái tương đối phong phú, trữ lượng nước dưới đất lớn. Tuy nhiên, Yên Bái có nền địa hình

phức tạp, chia cắt mạnh dẫn đến tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian đồng thời chế độ mưa diễn biến phúc tạp trong năm, mùa mưa chiếm tới 80% lượng mưa năm, mùa khô mưa ít, mức nước các sông xuống thấp gây tình trạng hạn hán thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt trên nhiều vùng núi từ tháng 11 đến tháng 3 - 4 năm sau. Địa hình cao, mạng lưới xâm thực địa phương nằm sâu, và toàn bộ địa hình được thành tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên, biến chất, carbonat…Nên nguồn nước ngầm phân bố không đều. Tại các khu vực có đất đá là các thành tạo carbonat, địa hình cao, khả năng tìm kiếm nguồn nước ngầm phục vụ ăn uống sinh hoạt rất khó khăn.

- Chất lượng nước: Hiện nay, một số hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp,

nông nghiệp phát sinh nhiều rác thải, nước thải được thu gom, xử lý chưa triệt để đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn tiếp nhận. Một số điểm quan trắc tại sông, suối trên địa bàn tỉnh đang bị ô nhiễm cục bộ ở một số thời điểm quan trắc: sông Hồng, suối Nung, suối Ngòi Khai… Chất lượng nước ngầm tại các điểm quan trắc bị nhiễm khuẩn coliform (đặc biệt tại hầu hết các bãi rác trên địa bàn tỉnh. Theo định hướng quy hoạch của Tỉnh trong giai đoạn tới, đẩy mạnh tăng trưởng các ngành, lĩnh vực cùng với gia tăng dân số làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước dẫn đến gia tăng lượng nước thải, chất thải xả vào môi trường gây áp lực đến việc thu gom, xử lý và chất lượng nguồn nước tiếp nhận trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, trong giai đoạn tới với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, vấn đề trữ lượng nước và chất lượng nước trên địa bàn tỉnh là một trong những vấn đề cần được quan tâm.

(2) Tác động do gia tăng khối lượng chất thải rắn: Trước xu hướng gia tăng

phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa tăng nhanh và thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch - dịch vụ của địa phương kéo theo khối lượng chất thái rắn sẽ tăng mạnh trong thời

10 2 gian tới; Tuy nhiên, trước thực trạng hạ tầng thu gom và xử lý CTR như hiện nay còn rất yếu (hiện nay công nghệ xử lý CTR chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh, chưa có khu xử lý chất thải rắn nguy hại...vv) và nguồn ngân sách cho môi trường còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý CTR không đáp ứng được với nhu cầu thực

trạng hiện nay đã và đang gây ô nhiễm lớn cho môi trường tỉnh Yên Bái. Theo định hướng quy hoạch cho thấy đến năm 2030 đô thị hóa đạt 30%, thúc đẩy phát triển mạnh

các ngành công nghiệp-xây dựng (chiếm 39,2% cơ cấu kinh tế) và dịch vụ (chiếm 41,7% cơ cấu kinh tế)....vv điều này kéo theo khối lượng CTR sẽ gia tăng lớn trong thời gian tới và tiếp tục áp lực lớn lên hạ tầng CTR. Vì vậy, chất thải rắn sẽ là vấn đề tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ô nhiễm cho môi trường tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.

(3) Giữ gìn và bảo tồn di sản thiên nhiên (hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, khu bảo tồn, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa): Trước áp lực gia tăng

phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới của địa phương điều này sẽ gắn với việc

thực hiện các dự án khai thác khoáng sản, thủy điện, sản xuất công nghiệp, phát triển giao thông, phát triển thương mại - dịch vụ, đô thị hóa....vv (sản xuất VLXD, chế biến

lâm sản, xây dựng các nhà máy thủy điện…...vv) trên địa bàn tỉnh đã và đang gây tác động không nhỏ tới hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh.

Gìn giữ và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn

thiên nhiên có vai trò rất quan trọng cho thế hệ tương lai, phát triển bền vững tỉnh Yên Bái nói riêng và nước Việt Nam nói chung; Điều này đã được nhắc nhiều trong các văn

bản nghị quyết, luật của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Với đặc trưng địa bàn có địa hình, địa mạo phức tạp kết hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo ra nhiều danh lam thắng cảnh đặc trưng, phong phú hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh, các hệ sinh thái, danh lam thắng cảnh ở địa phương hiện nay đang còn thiếu nguồn lực. Vì vậy, để giữ gìn di sản thiên nhiên cho địa phương sẽ là vấn đề thách thức lớn trong tương lai.

(4) Ảnh hưởng của các loại hình Thiên tai: Với đặc điểm địa hình đồi núi dốc

mạnh, lượng mưa lớn và tập trung đã tạo cho Yên Bái một hệ thống sông, suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo mùa (Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt lớn ở các vùng ven sông, suối); Đặc biệt mùa mưa thường xuyên xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây chết người và hư hỏng nhiều cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh công tác dự báo cảnh báo thiên tai còn nhiều hạn chế và hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai của tỉnh hiện nay đang còn yếu và thiếu. Theo định hướng quy hoạch cho thấy đến năm 2030 diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp suy giảm, đô thị hóa gia tăng, đất phi nông nghiệp gia tăng còn đất nông nghiệp suy giảm, phát triển giao thông, ngành thủy điện và khai thác khoảng sản tiếp tục được đầu tư xây dựng;

Những điều này sẽ làm suy giảm thảm thực vât, bê tông hóa gia tăng, san lấp lấn

chiếm các không gian trữ nước và xẻ núi làm đường gia tăng sẽ kéo theo tiếp tục gia tăng xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, các dạng thiên tai (Tai biến động đất; nứt đất, nứt đất ngầm; trượt lở, xói lở; tai biến lũ, lũ quét, lũ ống và tai biến hạn hán...) trên địa bàn tỉnh Yên Bái cần được quan tâm nghiên cứu, đánh giá.

(5) Chất lượng không khí: Chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhìn

chung vẫn còn tốt. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm bụi cục bộ một số thời điểm (năm 2016-2018) tại ngã tư Nam Cường - TP Yên Bái, ngã năm cầu Yên Bái, ngã tư chợ Minh Tân – Tp Yên Bái, nút giao thông IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào

10 3 Cai, cổng nhà máy xi măng Yên Bái – huyện Yên Bình, CCN và TTCN Đầm Hồng, … gây ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh. Một số khu vực nông thôn cũng có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí nhất là ô nhiễm bụi, khí thải do hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ra. Với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xây dựng; hoạt động giao thông phát triển sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí. Vì vậy, vấn đề chất lượng không khí cần được quan tâm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC “QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050” (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)