CHƯƠNG 2. PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG, DI SẢN THIÊN NHIÊN CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI QUY HOẠCH
2.2. Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực có khả năng bị tác động bởi Quy hoạch
2.2.1. Thành phần môi trường
2.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước
a) Diễn biến chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt tại Yên Bái, Sở TNMT hàng năm tổ chức thực hiện quan trắc môi trường nước định kỳ tại các điểm tập trung tại sông Hồng, sông Chảy, hồ Thác Bà và hệ thống các suối và các hồ chính trên địa bàn tỉnh. Sở đã tiến hành quan trắc tại 29 điểm với 16 chỉ tiêu (Khu vực thành phố Yên Bái thực hiện quan trắc ở 10 điểm; khu vực thị xã Nghĩa Lộ quan trắc 02 điểm; khu vực huyện Văn Chấn quan trắc 02 điểm; khu vực huyện Văn Yên quan trắc 04 điểm; khu vực huyện Trấn Yên quan trắc 02 điểm; khu vực huyện Lục Yên quan trắc 04 điểm; khu vực huyện Yên Bình quan trắc 03 điểm; khu vực huyện Trạm Tấu quan trắc 01 điểm; khu
vực huyện Mù Cang Chải quan trắc 01 điểm). Hàm lượng các thông số quan trắc được đánh giá, so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (QCVN 08:2009/BTNMT cũ), cột
B1 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng Quy chuẩn nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước thấp. Theo số
liệu kết quả quan trắc môi trường từ năm 2010 - 2020 của tỉnh Yên Bái, chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Yên Bái như sau:
* Diễn biến ô nhiễm tại các sông Hồng, sông Chảy:
Theo kết quả quan trắc giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy phần lớn các điểm quan trắc trên sông Hồng có hàm lượng TSS, COD, BOD5 vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 đặc biệt là các vị trí sau điểm xả của các nhà máy giấy, thời điểm năm 2011, 2012 như: Sau điểm xả xí nghiệp giấy Minh Quân có hàm lượng TSS vượt 11,6 lần, COD, BOD5 vượt hơn 3 lần; Sau điểm xả Nhà máy giấy Yên Hợp TSS vượt 4,86 lần; Tại bến phà Trái Hút có TSS vượt 6,24 lần,… Từ năm 2013 - 2017, hàm lượng TSS, COD, BOD5 đã được cải thiện hơn.
4 6
Nguồn: Báo cáo HTMT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020, STNMT Yên Bái
Hình 2. 2: Diễn biến COD tại một số vị trí trên sông Hồng, sông Chảy giai đoạn
2011 - 2020
Nguồn: Báo cáo HTMT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và 2015-2020, STNMT Yên Bái
Hình 2.3: Diễn biến BOD5 tại một số vị trí trên sông Hồng, sông Chảy giai đoạn
2011 - 2020
Đến năm 2018 – 2019, hàm lượng COD, BOD5 tại một số vị trí như điểm xả của nhà máy giấy Yên Hợp; điểm xả nhà máy giấy Minh Quân vượt từ 1,6 – 1,8 lần giới hạn cho phép.
Chất lượng nước sông Chảy tương đối tốt. Các điểm quan trắc trên sông Chảy phần lớn các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép trong các đợt quan trắc.
4 7
* Diễn biến ô nhiễm tại các suối chính:
Kết quả quan trắc giai đoạn 2011 – 2014, chất lượng nước mặt tại một số suối
có dấu hiệu bị ô nhiễm COD, BOD5 như: suối Ngòi Thia tại Nghĩa Lộ, suối Minh An tại Văn Chấn, Suối Khánh Hoà tại Lục Yên, Ngòi Lâu tại thành phố Yên Bái là nguồn tiếp nhận nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất giấy đế, chế biến tinh bột sắn; suối Khe Dài, Ngòi Yên tại thành phố Yên Bái là nguồn tiếp nhận NTSH đô thi, nước thải bệnh viện. Hàm lượng COD, BOD5 vượt trên 2 – 3 lần QCVN 08:2008/BTNMT (B1).
Giai đoạn 2015 – 2019, tại một số điểm quan trắc có hàm lượng COD, BOD5, TSS cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1).
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2.4: Diễn biến TSS tại một số suối chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020
Tại các điểm như suối Ngòi Sen, suối tuần Quán (Công ty CP Sứ Hoàng Liên Sơn đi CCN Đầm Hồng), suối Khe Dài, suối Ngòi Yên có hàm lượng TSS vượt từ 1,06 – 1,5 lần;
4 8
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2.5: Diễn biến COD tại một số suối chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2020
Tại các điểm như suối Ngòi Sen, suối tuần Quán (Công ty CP Sứ Hoàng Liên Sơn đi CCN Đầm Hồng), suối Khe Dài, suối Ngòi Yên hàm lượng COD vượt từ 1,27 – 2,27 lần, hàm lượng BOD5 vượt từ 1,13 – 3,27 lần;
Tại các vị trí điểm xả thải xí nghiệp giấy đế Mậu Đông và vị trí suối Khánh Hòa, huyện Lục Yên (đoạn sau điểm thải nhà máy giấy An Lạc) có hàm lượng COD vượt từ 1,27 – 1,5 lần, BOD5 vượt từ 1,6 – 1,9 lần.
4 9
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2.6: Diễn biến BOD5 tại một số suối chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020
Năm 2019, tại điểm quan trắc tại suối Nụng và suối Ngòi Khai - điểm xả của xí nghiệp giấy đế Mậu Đông có hàm lượng COD vượt 1,6 – 1,9 lần, BOD5 vượt 1,8 – 2,2 lần, coliform vượt 1,24 lần giới hạn cho phép.
* Diễn biến ô nhiễm tại một số hồ trên địa bàn tỉnh:
Theo kết quả quan trắc giai đoạn 2015 – 2019, hàm lượng COD, BOD5, TSS tại một số điểm quan trắc cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) như: tại hồ
Km5 – TP Yên Bái có hàm lượng COD vượt từ 1,13 – 1,57 lần; Hàm lượng BOD5
vượt từ 1,6 – 1,7 lần; Hàm lượng TSS vượt khoảng 1,56 lần. Hồ Nam Cường – TP Yên Bái có hàm lượng COD vượt 1,43 lần; hàm lượng BOD5 vượt 1,65 lần.
50
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2. 7: Diễn biến hàm lượng COD trong nước hồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn
2015 - 2020
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020, STNMT Yên Bái
Hình 2. 8: Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước hồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2015 - 2020
Diễn biến chất lượng nước mặt Hồ Thác Bà:
Hồ Thác Bà là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay, đây là hồ chứa nước có tác động đến phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Yên Bình, Lục Yên nói riêng. Đặc biệt, hồ Thác Bà còn là hồ cung cấp nước
51 sạch cho sinh hoạt của thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình và hoạt động SXCN của KCN Phía Nam, CCN Đầm Hồng…
Hồ chịu tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch, giao thông đường thủy, sản xuất nông nghiệp, các hoạt động khai khoáng, ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh hồ và nguồn nước từ thượng nguồn sông Chảy đổ về...
Trong 2 đợt quan trắc năm 2018 tại 25 vị trí, kết quả phân tích so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) cho thấy Hàm lượng BOD5 có 13/50 mẫu vượt
giới hạn cho phép từ 1,08 – 2,1 lần. Các vị trí có hàm lượng BOD5 đều gần các khu vực khai thác đá, khu vực nghiền đá, MN xi măng, khu du lịch, khu nuôi cá lồng công
nghiệp,… Hàm lượng BOD5 cao nhất tại điểm thuộc xã Mông sơn, gần với công ty khai thác đá Mông Sơn và cạnh các bè nuôi cá lồng.
Hình 2. 9: Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước trên hồ Thác Bà
Đánh giá chất lượng nước giải đoạn 2015 - 2018 theo chỉ số WQI theo quyết định số
1460/QĐ-TCMT ngày
12/11/2019 của Tổng cục Môi trường, cho thấy chất lượng nước mặt khu vực khá tốt, đa số nằm trong vùng màu vàng (51 - 75) và xanh lá cây (76 - 90) là phù hợp với mục đích tưới tiêu, mục đích nước sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp và bảo vệ đời sống thủy sinh.
52
Hình 2. 10: Giá trị WQI nước sông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2018
53
Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước mặt tại các sông, suối, hồ trên địa bàn tỉnh Yên Bái tương đối tốt, nhất là sông Chảy, hầu hết tại các vị trí quan trắc, các thông số quan trắc đều thấp hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1, vẫn đảm bảo
mục đích tưới tiêu thủy lợi, mục đích nước sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp và bảo vệ đời sống thủy sinh. Giai đoạn 2015 – 2020, chất lượng nước mặt đã cải thiện hơn giai đoạn trước nhưng tại một số điểm quan trắc TSS, BOD5, COD vẫn vượt giới hạn cho phép như: Tại suối Nung, suối Ngòi Khai sau điểm xả của xí nghiệp giấy đế Mậu Đông năm 2019 có COD vượt 1,6 – 1,9 lần, BOD5 vượt 1,8 – 2,2 lần, coliform vượt 1,24 lần giới hạn cho phép; tại điểm xả NM giấy Minh Quân, Yên Hợp trên sông Hồng năm 2018 – 2019 có hàm lượng COD và BOD vượt 1,6 – 1,8 lần. Vì vậy, cần có các biện pháp xử lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải sản xuất, sinh hoạt tại các khu vực bị ô nhiễm để bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh.
b) Chất lượng nước dưới đất
Để đánh giá chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy mẫu nước ngầm và phân tích các thông số trong nước ngầm tại 30 điểm phân bố tại tất cả các thành phố, huyện, thị xã với 13 thông số chính. Kết quả quan trắc được so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dưới đất để đánh giá diễn biến và mức độ ô nhiễm.
Kết quả quan trắc định kỳ hằng năm và biểu đồ thể hiện diễn biến chất lượng nước dưới đất cho thấy chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái là tương đối tốt, hầu hết tại các vị trí quan trắc, các thông số quan trắc đều thấp hơn QCVN 09- MT:2015/BTNMT.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, các thông số quan trắc hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có hàm lượng Coliform tại các điểm quan trắc đều vượt từ 2 – 21 lần giới hạn cho phép, đặc biệt tại các khu bãi rác, hàm lượng coliform cao hơn các khu vực khác, trong đó bãi rác Tuần Quán, TP Yên Bái có hàm lượng coliform rất cao.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, tại một số điểm quan trắc có hàm lượng Fe, Coliform, NO2- vượt giới hạn cho phép từ 01 đến dưới 06 lần, chủ yếu vào năm 2017, giá trị các thông số cao đột biến.
54
Hình 2. 11: Diễn biến giá trị Fe trong nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2018
Giá trị trung bình Fe năm 2017 cao hơn so với các năm khác, đặc biệt giá trị Fe tại 3 điểm Bãi rác Báo Đáp huyện Trấn Yên, Bãi rác huyện Lục Yên và Bãi rác huyện Yên Bình vượt 1,6 lần giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
55
Hình 2. 12: Diễn biến giá trị NO2- trong nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2018
Giá trị trung bình NO2- trong nước ngầm của tỉnh Yên Bái qua các năm tương đối cao, nhiều điểm quan trắc có giá trị cao hơn giới hạn cho phép, trong đó năm 2017 cao hơn so với các năm trước, đặc biệt vào năm 2017 giá trị NO2- tại 2 điểm Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và điểm Bãi rác huyện Lục Yên cao nhất, vượt 5,8 lần giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
56
Hình 2. 13: Diễn biến giá trị Coliform trong nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2018
Nhìn chung giá trị Coliform trung bình tại các điểm quan trắc qua các năm hầu hết đều cao hơn giới hạn cho phép. Năm 2018 hàm lượng các thông số có xu hướng giảm so với các năm trước. Tuy nhiên tại Bãi rác xã Văn Tiến trên địa bàn TP. Yên Bái năm 2018 lại có giá trị cao đột biến, vượt 22 lần giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
57
Năm 2019, 2020 kết quả quan trắc tại 30 điểm cho thấy giá trị các thông số quan trắc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT và không có chênh lệch nhiều so với giai đoạn trước.
Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn tương đối tốt, chất lượng nước dưới đất chủ yếu bị nhiễm khuẩn coliform. Tuy nhiên, năm 2017, đột biến chất lượng nước dưới đất có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu Fe, NO2-, coliform. Đặc biệt tại hầu hết các bãi rác trên địa bàn tỉnh (Bãi rác huyện Lục Yên, huyện Yên Bình, huyện Trấn Yên,…), sang năm 2018 đến 2020 thì hàm lượng các thông số đã ổn định, nhưng vẫn cần theo dõi thêm để đánh giá nguyên nhân ô nhiễm.
2.2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh tại 32 điểm (trong đó 15 điểm môi trường không khí xung quanh tại các khu dân cư, 9 điểm không khí xung quanh khu vực giao thông, 7 điểm không khí xung quanh khu công nghiệp, khu sản xuất và 1 không khí xung quanh khu vực bệnh viện). Về cơ bản hàm lượng các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Khu dân cư: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh đã tiến hành quan trắc 15 điểm môi trường không khí xung quanh tại các khu dân cư. Kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng không khí khu vực dân cư vẫn khá tốt, hàm lượng các thông số quan trắc hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT. Tại một số điểm có hàm lượng bụi và tiếng ồn cao xấp xỉ ngưỡng giới hạn cho phép ở một số đợt quan trắc. Đặc biệt tại
trung tâm huyện Văn Chấn và cổng chợ Lục Yên năm 2018 hàm lượng TSP cao bất thường vượt giới hạn cho phép từ 3 – 3,7 lần. Kết quả quan trắc năm 2019 – 2020, các vị trí quan trắc đều có các thông số nằm trong giới hạn cho phép.
58
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2.14: Diễn biến TSP trong KKXQ khu vực dân cư từ năm 2010 - 2020
- Khu vực giao thông: Đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực giao thông tại 9 điểm quan trắc. Tại một số khu vực có phương tiện giao
thông qua lại nhiều sẽ làm cho hàm lượng bụi lơ lửng tăng cao (phụ thuộc vào thời điểm quan trắc: sáng, trưa, chiều, tối hoặc giờ cao điểm, thời tiết,…) như ngã tư Nam Cường, ngã tư TP Yên Bái, ngã năm cầu Yên Bái, nút giao thông IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đặc biệt, năm 2019 tại điểm quan trắc cổng chợ Lục Yên, hàm lượng
TSP trung bình lớn nhất là 1,98 mg/m3 vượt 6,6 lần QCVN 05:2013/BTNMT (TB 1h).
Đây là điểm quan trắc gần cổng KCN, đường lớn, đông xe cộ, nơi mật độ phương tiện giao thông lớn. Năm 2020 tại vị trí Đường Ngô Minh Loan và ngã 3 km 19, đường 70, xã Cảm Ấn, huyện Yên Bình có giá trị TSP xấp xỉ ngưỡng quy định của QCVN 05:2013/BTNMT.
59
Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 – STNMT Yên Bái
Hình 2.15: Diễn biến TSP trong KKXQ khu vực giao thông từ năm 2010 - 2020
- Khu công nghiệp, khu sản xuất: Quan trắc môi trường không khí xung quanh khu công nghiệp, khu sản xuất tại 7 điểm. Kết quả quan trắc cho thấy, các thông số NO2, SO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT. Hàm lượng bụi tại hầu hết các điểm quan trắc đều có giá trị cao xấp xỉ giới hạn cho phép như:
điểm CCN và tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng, KCN Minh Quân, CCN Yên Thế, cổng nhà máy xi măng Yên Bái. Đến năm 2019 – 2020, hàm lượng các thông số quan trắc đã được cải thiện và nằm trong giới hạn cho phép.
6 0
Hình 2.16: Diễn biến TSP trong KKXQ khu vực gần cơ sở sản xuất, bãi rác từ
năm 2010 - 2020
Nhìn chung, hàm lượng các thông số quan trắc đều có xu hướng giảm nhẹ đến năm 2018. Mức độ ô nhiễm bụi có xu hướng tăng nhẹ qua các năm tại các KCN, khu sản xuất.
Nhận xét: Nhìn chung chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái tương đối tốt. Diễn biễn nồng độ các thông số quan trắc ổn định theo thời gian và không chênh lệch nhiều giữa các khu vực và các năm. Hàm lượng bụi tại một số khu
vực có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao (như ngã tư Nam Cường - TP Yên Bái, ngã năm cầu Yên Bái, nút giao thông IC12 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai) và tại các cơ sở sản xuất công nghiệp (CCN và tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng, KCN Minh Quân, CCN Yên Thế, cổng nhà máy xi măng Yên Bái) vượt xấp xỉ giới hạn cho phép ở một số đợt quan trắc. Hàm lượng bụi tăng cao ở các thời điểm khác nhau còn
phụ thuộc nhiều yếu tố như: thời tiết (mùa mưa, mùa khô,..), thời điểm quan trắc (sáng, trưa, chiều, tối,…). Đặc biệt tại trung tâm huyện Văn Chấn, cổng chợ Lục Yên năm 2018 hàm lượng TSP cao bất thường vượt giới hạn cho phép từ 3 – 3,7 lần và cổng chợ Lục Yên, hàm lượng TSP vượt 6,6 lần năm 2019. Các vị trí này có kết quả quan trắc cao bất thường và đột biến cần tiếp tục theo dõi để đánh giá chính xác….
2.2.1.3. Hiện trạng môi trường đất
Giai đoạn 2012 – 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã tiến hành quan trắc môi trường đất tại 13 điểm, đến năm 2019 tiến hành quan trắc tại 15 điểm với 08 thông số đặc trưng theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT bao gồm: Asen, Cadimi, Đồng, Chì, Kẽm, hóa chất Bảo vệ thực vật (BVTV) nhóm Clo, hóa chất BVTV nhóm Nitơ, hóa chất BVTV nhóm Phốt pho. Kết quả quan trắc môi trường đất qua các năm như sau: