IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI
4.1. Phương pháp tiếp cận lập quy hoạch tỉnh Yên Bái
4.1.1. Khái quát quy trình quy hoạch và quy trình lập quy hoạch.
a. Quy trình quy hoạch.
Quy trình quy hoạch chung theo thông lệ quốc tế gồm 11 nội dung, thứ tự như hình 2:
Hình 2. Quy trình quy hoạch
Theo đó, từ bước 1 đến bước 7 là quá trình xây dựng quy hoạch, là các nội dung Tư vấn cùng tỉnh thực hiện. Trong các bước này, nội dung thứ 3: xác định tầm nhìn, trong nhiều trường hợp, tỉnh tách thành một Đề án riêng, làm trước, xây dựng thành một Chiến lược tổng quát do tỉnh ủy thông qua, làm căn cứ để triển khai xây dựng Quy hoạch.
Từ bước 8 đến bước 11 là quá trình triển khai và theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, thường được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo các nội dung quy hoạch được thực thi.
b. Quy trình lập quy hoạch.
Cụ thể tại Việt Nam và theo Luật Quy hoạch, quy trình lập quy hoạch tỉnh Yên Bái được mô tả như hình 3 dưới đây:
Thực hiện quy trình lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch yêu cầu sự tham gia của nhiều bên. Để đảm bảo thành công, cần có cách tiếp cận phù hợp nhằm tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, phát huy được trí tuệ và trách nhiệm cho mục tiêu xây dựng quy hoạch, đảm bảo sự đóng góp cao nhất
trong quá trình triển khai lập quy hoạch. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận trình bày dưới đây trong quá trình triển khai xây dựng quy hoạch tỉnh Yên Bái.
B1: Xây dựng và phê duyệt Nhiệm
vụ Khoản 4, Điều 16 Luật Quy
hoạch
B2: Nghiên cứu, đề xuất quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và định
hướng ưu tiên
B3: Nghiên cứu, xây dựng các nội
dung tích hợp
B4: Xử lý vấn đề liên ngành, vùng và hoàn thiện đề
xuất B5: Lấy ý kiến về
Quy hoạch B6: Tiếp thu, giải
trình và trình Hội đồng thẩm
định B7: Trình HĐND
cấp tỉnh B8: Trình Thủ tướng phê duyệt
Giai đoạn lập dự
thảo QH Đã hoàn
thành
Gồm cả báo cáo Cơ chế chính sách đặc thù
Hình 3. Quy trình lập quy hoạch
4.1.2. Phương pháp tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế
Tập trung đánh giá các dư địa tiềm năng của tỉnh, bao gồm cả tiềm năng đang khai thác và tiềm năng chưa khai thác. Cần chỉ ra được các tiềm năng do khung khổ thể chế, khả năng tự chủ về trình độ khoa học công nghệ để đưa vào trong thời kỳ quy hoạch.
a. Đối với tiềm năng tự nhiên.
- Tiềm năng về vị trí địa lý: xác định dựa trên yếu tố thuận lợi về vị trí của tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Xác định các tiềm năng liên kết quốc tế trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, đặc biệt là 2 Hành lang 1 Vành đai và tuyến kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng, thủ đô Hà Nội.
- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, thủy văn, năng lượng, động thực vật, cảnh quan tự nhiên…), tài nguyên khoáng sản: xác định các tiềm năng có quy mô lớn vượt trội có khả năng khai, chỉ rõ các khu vực ưu tiên khai thác (hoặc bảo tồn) trong thời kỳ quy hoạch.
- Tiềm năng về môi trường: xác định các vùng môi trường lớn, vùng dự trữ sinh quyển trên địa bàn tỉnh; vùng bảo tồn môi trường, vùng sinh thái;...
b. Đối với tiềm năng văn hóa, con người.
- Tiềm năng về con người: xác định các dạng tiềm năng về con người, đánh giá trình độ tổ chức các hoạt động, so sánh với các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, cả nước trên một số chỉ tiêu đánh giá (dựa trên năng suất lao động, trình độ khoa học công nghệ…).
- Tiềm năng về văn hóa, lịch sử: xác định dựa trên các yếu tố đặc trưng về văn hóa, lịch sử (bản sắc). Đánh giá khả năng phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
c. Đối với tiềm năng kinh tế.
Vốn vật chất, vốn tài chính, được xác định dựa trên việc đánh giá khả năng hấp dẫn hoặc huy động vốn cho các hoạt động về kinh tế - xã hội, môi trường cấp quốc gia.
4.1.3. Tiếp cận cân đối tổng thể.
Trong quá trình xây dựng các mục tiêu quy hoạch, nhất là mục tiêu liên quan đến việc huy động một lượng lớn các nguồn lực, một yêu cầu quan trọng đặt ra là xem xét sự tương thích giữa các mục tiêu đó và các cân bằng tổng thể của nền kinh
tế, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình thực hiện quy hoạch. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, các cân bằng tổng thể được xem xét xử lý là:
a. Các yếu tố nguồn lực cần thiết để thực hiện quy hoạch.
- Các nguồn lực vật chất: bao gồm tài nguyên thiên nhiên và vốn tài chính.
- Nguồn nhân lực: số lượng lao động, việc làm.
b. Cơ cấu của nền kinh tế
Xem xét theo quy mô kinh tế, theo quy mô lao động, theo các lát cắt về khoa học công nghệ. Xem xét xu hướng chuyển dịch và sự đóng góp của:
- Các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, tư nhân; trong nước, ngoài nước.
- Các ngành kinh tế: các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Các khu vực (địa bàn) kinh tế của tỉnh.
c. Một số cân đối vĩ mô của nền kinh tế tỉnh
Các cân đối vĩ mô: tích lũy/tiết kiệm - đầu tư, thu nhập – tiêu dùng của dân cư, thu - chi ngân sách và xuất - nhập khẩu của tỉnh.
d. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng khác của thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Căn cứ vào đối tượng và thời kỳ quy hoạch, các mục tiêu ưu tiên, ở các phần nội dung có phân tích thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác.
4.1.4. Tiếp cận phát triển bền vững, vì con người.
Hình 4. Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ thời kỳ đến năm 2030
Quy hoạch phát triển tỉnh được xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững, phát triển vì con người. Đánh giá thành quả của việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phải chiếu theo các mục tiêu phát triển bền vững thời kỳ đến năm 2030 (Sustainable Development Goals – SDGs) của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Đây là cách tiếp cận xây dựng quy hoạch mang tính thời đại, nâng
cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống; đảm bảo đem lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho con người như tinh thần Đại hội XIII của Đảng đã xác định.
4.1.5. Tiếp cận liên ngành.
Tiếp cận liên ngành đối với quy hoạch tỉnh Yên Bái được dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Tính hiệu quả kinh tế, xã hội tổng hợp cho từng ngành và sau đó tiến hành so sánh giữa các ngành. Ngành được chọn là ngành có hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng mô hình cân đối liên ngành để lượng hóa tác động của mỗi ngành đối với tổng thể kinh tế, xã hội rồi sau đó so sánh lựa chọn ngành.
- Trong một số trường hợp sử dụng phương pháp chồng lớp bản đồ, công cụ thông tin địa lý (GIS) để lựa chọn, nhất là lựa chọn khi xuất hiện các mâu thuẫn phát triển giữa các ngành/lĩnh vực, các mâu thuẫn trong phát triển và bảo tồn.
- Ngoài ra, quy hoạch sử dụng thêm phương pháp chuyên gia, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, tham vấn cộng đồng, các quy chuẩn, quy phạm ngành và học tập kinh nghiệm quốc tế,...
4.1.6. Tiếp cận liên tỉnh, liên huyện/ thị.
Trong quy hoạch tỉnh Yên Bái, việc xử lý vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý các yếu tố, điều kiện, nguồn lực (tự nhiên, kinh tế, xã hội) cho phát triển kinh tế- xã hội có tính liên tỉnh, liên huyện/thị đối với vùng quy hoạch và các vùng có liên quan. Các vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị xuất hiện dưới các dạng sau:
- Vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị về kinh tế: kết nối không gian, hành lang kinh tế, hạ tầng sản xuất kinh doanh; liên kết khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra (nguyên liệu, lao động, công trình khai thác sản xuất, dịch vụ, thị trường tiêu thụ,…) cho phát triển ngành sản xuất kinh doanh; liên kết phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm, phát triển cụm ngành, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu dịch vụ; liên kết khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực có phạm vi liên tỉnh, được sử dụng cho khai thác chung liên tỉnh (sông lớn chảy liên tỉnh,… cơ sở hạ tầng và dịch vụ có chức năng liên tỉnh như sân bay, quốc lộ…).
- Vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị về xã hội, dân cư, lao động: xử lý yêu cầu về phát triển, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục đào tạo,…) liên tỉnh, liên huyện/thị trong và ngoài vùng quy hoạch; liên kết phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ xã hội liên tỉnh, liên huyện/thị; xử lý vấn đề di dân, di chuyển lao động, tái định cư; kết nối phân bố hợp lý không gian dân cư, kết nối hạ tầng phục vụ đời sống sinh hoạt các khu vực dân cư giữa vùng quy hoạch với các vùng lân cận xung quanh.
- Vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị về môi trường, ứng phó thiên tai: xử lý yêu cầu về kết nối, liên kết xây dựng, khai thác, sử dụng hệ thống công trình phòng chống ô nhiễm môi trường, hành lang, vành đai bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu giữa trong và ngoài tỉnh; kết nối bố trí hợp lý không gian/khu vực bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường sinh thái; liên kết bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên phân bố xuyên các tỉnh hoặc trên toàn bộ địa bàn tỉnh, được sử dụng cho khai thác chung liên tỉnh.
- Vấn đề liên tỉnh, liên huyện/thị giải quyết đa mục tiêu: thông thường xử lý yêu cầu về kết nối xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên tỉnh, liên huyện/thị (giao thông, cấp điện, cấp nước,…); kết nối không gian đô thị giữa trong và ngoài vùng quy hoạch; liên kết khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ có chức năng liên tỉnh, liên vùng và quốc tế (sân bay Nội Bài, cửa khẩu Lào Cai); liên kết xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Yên Bái và các tỉnh lân cận.
4.1.7. Tiếp cận đa chiều với sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Ở cấp quy hoạch tỉnh, phạm vi quy hoạch càng cụ thể, chi tiết hơn so với cấp quy hoạch quốc gia và vùng, gắn với các lợi ích trực tiếp của nhiều đối tượng liên quan. Do đó, quá trình quy hoạch phải đảm bảo luôn được thực hiện theo nguyên tắc đa chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và với sự tham gia của nhiều bên (doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân tộc,...). Đồng thời, phải chủ động phối hợp, cập nhật thông tin về quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng trong quá trình lập quy hoạch để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch.
4.1.8. Tiếp cận đảm bảo nguyên tắc thị trường.
- Không tính toán quy mô, khối lượng các sản phẩm hàng hóa để đưa vào mục tiêu quy hoạch (chỉ đưa vào trong quá trình phân tích).
- Chỉ xác định các chức năng sử dụng chung, không xác định rõ tên dự án riêng theo sở hữu đối với tất cả các loại quy hoạch.
- Các nội dung định hướng, dự báo, dự liệu các khả năng có thể xảy ra là các nội dung có tính chất sử dụng để tham khảo định tính, nắm bắt xu hướng như một yếu tố cấu thành để lựa chọn phương án tổng thể.
- Đảm bảo tính “thông qua” của các yếu tố luân chuyển trong không gian
quy hoạch tỉnh, tạo thuận lợi cho quá trình liên kết và đảm bảo tính tự điều chỉnh về
“cung- cầu”. Tính “thông qua” của không gian quy hoạch được đánh giá dựa trên:
(i). Mức độ thuận lợi, giá thành của vận tải; (ii). Mức độ thuận lợi trong liên kết các
khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm trong không gian nhằm đảm bảo tính cạnh tranh; (iii). Các điều kiện đảm bảo cho khả năng thông qua (thể chế, hạ tầng, công nghệ, nhân lực, tài nguyên, vốn…) để hỗ trợ cho quá trình. Tác động của chính sách quy hoạch nhằm giải quyết các nút thắt ảnh hưởng đến khả năng thông qua, tạo thêm sức chứa, mở rộng quy mô nhờ hấp dẫn được nguồn lực.
- Quy hoạch có tính dự báo nhưng không làm thay thị trường, do biến động của thị trường có tần xuất và chu kỳ tương đối ngắn hơn so với dự báo quy hoạch,
các yếu tố tác động (phi không gian) có thể chi phối đến mức độ trao đổi của thị trường.
4.1.9. Tiếp cận hội nhập quốc tế.
- Quy hoạch tỉnh Yên Bái là cơ sở, định hướng cho hội nhập quốc tế, đồng thời linh hoạt, thích ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước và tình hình thế giới.
- Quy hoạch tỉnh Yên Bái gắn với hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và liên kết kinh tế quốc tế của đất nước.
- Quy hoạch tỉnh Yên Bái đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, từng bước tiếp cận và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.