Giai đoạn 1975 đến nay

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 72 - 75)

I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH YÊN BÁI CỦA TỈNH YÊN BÁI

1.3. Giai đoạn 1975 đến nay

Bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đạt được một số thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia.

Cùng với toàn Đảng và nhân dân cả nước, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế.

Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Cùng với việc tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh cũng được tái lập và đi vào hoạt động. Tháng 9/1991, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Yên Bái gồm 23 đồng chí, Ban Thường

vụ Tỉnh ủy gồm 7 đồng chí, đồng chí Tạ Hữu Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 01/10/1991, tỉnh Yên Bái chính thức bước vào hoạt động.

Gần 30 năm kể từ khi tái lập tỉnh Yên Bái đến nay, Đảng bộ, chính quyền và

nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng;

đoàn kết, vượt khó vươn lên; năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương; phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo thế và lực mới, cùng cả nước vững bước đi lên.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được những bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, tạo nền tảng, động lực mới cho sự phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới.

Nhiệm kỳ qua, tỉnh Yên Bái chịu nhiều tác động tiêu cực từ tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Song Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, thu hút mọi nguồn lực, khơi dậy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với thực tiễn địa phương; huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo những dấu ấn nổi bật.

Tốc độ tăng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,64%/năm, cao hơn giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực và tích hợp chính sách của Trung ương để ban hành bộ cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh, phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm nghèo bền vững ở vùng cao và nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng thấp.

Tỉnh tiếp tục tập trung mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn gắn với hình thành thị trường tiêu thụ ổn định cho 10 sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực;

chú trọng phát triển sản phẩm nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển được 94 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật,

toàn diện, trở thành điểm sáng trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Sau 05 năm, toàn tỉnh có thêm 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 76 xã, chiếm trên 50% số xã của tỉnh, gấp hơn 3 lần mục tiêu Nghị quyết; thành phố Yên Bái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên trở thành huyện miền núi đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn nông thôn mới.

Công nghiệp có bước phát triển khá, đã hình thành và mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực, lợi thế. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 (giá so sánh 2010) đạt 11.878 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2015, đạt mục tiêu Nghị quyết; chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,6%, cao hơn giai đoạn trước.

Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và khá đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 đạt 18.971,3 tỷ đồng, gấp gần 1,51

lần năm 2016, vượt 10% mục tiêu Nghị quyết. Tổng vốn đăng ký đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ gần 18.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,07%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,06%. Thị trường xuất khẩu sản phẩm hàng hóa không ngừng được mở rộng đến gần 90 quốc

gia và vùng lãnh thổ với giá trị năm 2020 đạt 210 triệu USD, gấp 3 lần năm 2015, vượt 5% mục tiêu Nghị quyết. Dịch vụ du lịch có nhiều khởi sắc. Năm 2019, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh Yên Bái đạt 750.000 lượt người, bình

quân tăng 20%/năm, gấp gần 5 lần giai đoạn trước; doanh thu từ dịch vụ du lịch năm 2019 đạt 480 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2015.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt trên 3.600 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 23%, vượt 20% mục tiêu Nghị

quyết. Tỉnh đã cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, tăng chi đầu tư phát triển gắn với đẩy nhanh tiến độ thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công và tinh gọn tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế. Đổi mới phân bổ dự toán chi thường xuyên, chuyển từ ngân sách cấp sang cơ chế khoán chi đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo minh bạch tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng các nguồn lực đầu tư; phát triển mạnh các thành phần kinh tế. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 62.500 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giai đoạn trước, vượt 3,3% mục tiêu Nghị quyết. Tỉnh đã thực hiện 78 dự án ODA và NGO với tổng mức đầu tư gần 2.100 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, y tế, nông nghiệp; thu hút được 11 dự án FDI, nâng số dự án FDI toàn tỉnh lên 27 dự án

với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước đã lựa chọn Yên Bái là điểm đầu tư quan trọng, như:

Vingroup, TH, SunGroup, Eurowindow, Hoa Sen, APEC, Bảo Lai...

Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách gắn với cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho phát triển. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đồng bộ. Trong nhiệm kỳ qua, tỉnh đã đa dạng hóa, huy động nguồn lực trên 50.000 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng 45% so với nhiệm kỳ trước, tập trung cho các dự án trọng điểm, quan trọng, có sức lan tỏa, tác động lớn tới phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh và các công trình khắc phục, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Đến nay, đã hoàn thành và đưa vào khai thác gần 1.200 công trình hạ tầng đô thị, nông thôn

mới, thủy lợi, trường học, y tế; hoàn thành 02 cầu bắc qua sông Hồng, gần 300 km đường tỉnh, quốc lộ, đường đô thị, bê tông hóa gần 1.800 km đường giao thông

nông thôn, 85% số thôn, bản có đường giao thông được bê tông hóa; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 21%; hoàn thành 11/18 dự án trọng điểm có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc, nhất là các công trình hạ tầng giao thông huyết mạch, đẩy nhanh liên kết các vùng, miền trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra diện mạo mới, khang trang từ thành thị đến nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Quy mô và chất lượng nhân lực của tỉnh được nâng lên. Tổng số lao động trên địa bàn tỉnh năm 2020 khoảng 53,2 vạn người, tăng 4,6% so với năm 2015; trên 98.000 lao động được đào tạo nghề với trên 80% có việc làm. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 69,4% năm 2015 xuống còn 61,9% năm 2020. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị được cơ cấu lại theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 73,6%, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng là 51,5%, vượt mục tiêu đề ra.

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm. Hệ thống giáo dục đào tạo tiếp

tục được củng cố và hoàn thiện. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động khoa học công nghệ được mở rộng, bám sát thực tiễn, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên với nhiều kỹ thuật vượt tuyến, kỹ thuật khó đã được chuyển giao và thực hiện thành công. Toàn tỉnh có 75% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia y tế, tăng gần 42% so với năm 2015. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua tỉnh đã thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, giám sát và phòng chống dịch bệnh, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, không để xâm nhập, lây lan vào địa bàn, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông không ngừng được nâng lên. Công tác hỗ trợ tạo việc làm, chăm lo an sinh, phúc lợi xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững được quan tâm, đảm bảo mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giảm nghèo đạt hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, là điểm sáng của các tỉnh trong khu vực Tây Bắc...

Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện kịp thời, nhanh chóng.

Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua chính là nền tảng, động lực

quan trọng cho Đảng bộ tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện, ổn định, bền vững, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)