Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 172 - 175)

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA

1.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng

1.3.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp.

a. Về giá trị tăng thêm

Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, công nghiệp tỉnh Yên Bái phát triển khá nhanh. Năm 2020, ngành công nghiệp (CN) đóng góp 6,63 nghìn tỷ đồng theo giá hiện hành vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Yên Bái. Tỷ trọng ngành

CN trong GRDP tăng từ 11,5% năm 2010 lên 15,8% năm 2015 và 19,9% năm 2020. Trong đó CN chế biến chế tạo (CBCT) đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 2020, giá trị tăng thêm (VA) ngành CN CBCT đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,6%

VA của toàn ngành CN (đóng góp 11,2% vào GRDP tỉnh Yên Bái). Tiếp theo là ngành sản xuất và phân phối điện, năm 2020, VA đạt 1,95 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5%. Tỷ trọng của công nghiệp khai thác giảm, từ 26,9% năm 2010 xuống chỉ còn 12,8% năm 2020. Ngành cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải có VA thấp và đóng góp rất nhỏ vào VA của ngành CN. Trong lĩnh vực CN CBCT, 02 cụm ngành quan trọng nhất của tỉnh Yên Bái là ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm và ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Hai cụm ngành này chiếm tới

trên 81% VA ngành CN CBCT. Cụm ngành dệt may, da giày và cơ khí, điện tử có VA thấp hơn nhưng tốc độ phát triển rất nhanh.

Bảng 15. Diễn biến VA CN giai đoạn 2010 – 2020 theo giá hiện hành

2010 2015 2019 2020sb

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (tỷ đồng, giá hiện hành)

Tổng GRDP 10.178,6 20.552,0 30.530,1 33.381,4

Toàn ngành công nghiệp 1.167,5 3.240,0 5.886,8 6.633,5

Công nghiệp khai thác 313,8 392,5 816,2 851,6

Công nghiệp chế biến, chế tạo 609,6 1.738,6 3.429,9 3.753,3

Sản xuất và phân phối điện 211,5 1.050,5 1.570,5 1.955,0

Cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 32,6 58,3 70,2 73,5

Cơ cấu VA công nghiệp (%)

Toàn ngành công nghiệp (trong GRDP) 11,5 15,8 19,3 19,9

Công nghiệp khai thác 26,9 12,1 13,9 12,8

Công nghiệp chế biến, chế tạo 52,2 53,7 58,3 56,6

Sản xuất và phân phối điện 18,1 32,4 26,7 29,5

Cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 2,8 1,8 1,2 1,1

Nguồn: Xử lý dữ liệu chuyên gia Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2021

Theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2011 – 2020, ngành CN tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng trưởng bình quân (TTBQ) khá cao, gấp khoảng 1,8 lần TTBQ của GRDP.

Trong đó CN CBCT liên tục tăng nhanh hơn ngành CN, giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 tốc độ TTBQ lần lượt đạt 11,0 %/năm và 14,1 %/năm. Ngành sản xuất

và phân phối điện phát triển rất nhanh trong giai đoạn 2011 – 2015, TTBQ đạt 24,4%/năm, tuy nhiên giai đoạn từ 2016 – 2020 đã phát triển chậm lại, TTBQ đạt 5,2%/năm.

Bảng 16. Diễn biến VA CN giai đoạn 2010 – 2020 theo giá so sánh 2010

Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 2010

2010 2015 2019 2020 TTBQ (%/n)

11-15 16-20

Tổng GRDP 10.178,6 13.521,9 17.345,2 18.290,9 5,8 6,2

Toàn ngành công nghiệp 1.167,5 1.946,2 2.960,1 3.293,6 10,8 11,1

CN khai thác 313,8 249,4 452,7 462,9 -4,5 13,2

CN CBCT 609,6 1.025,3 1.792,7 1.979,0 11,0 14,1

Sản xuất, phân phối điện 211,5 629,6 674,1 809,9 24,4 5,2

Cung cấp nước; xử lý rác

thải, nước thải 32,6 42,0 40,7 41,8 5,2 -0,1

Nguồn: Xử lý dữ liệu chuyên gia Cục thống kê tỉnh Yên Bái, 2021

Tuy tăng trưởng khá nhanh nhưng năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái cũng chỉ đứng thứ 9 trong 14 tỉnh Vùng Trung du và miền núi

phía Bắc (TDMNPB), kém xa các tỉnh ở top đầu như Thái Nguyên (65,4 nghìn tỷ đồng); Bắc Giang (57,0 nghìn tỷ đồng); Phú Thọ (20,0 nghìn tỷ đồng). Nếu tính riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, Yên Bái cũng chỉ đứng thứ 6 trong Vùng TDMNPB.

b. Về chỉ số sản xuất công nghiệp

Giai đoạn 2011 – 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của toàn ngành CN tỉnh Yên Bái liên tục tăng trưởng, bình quân tăng khoảng 8,7 %/năm. Trong đó chỉ số IPP của CN CBCT phát triển khá ổn định và liên tục tăng cao hơn IPP của toàn ngành CN. Chỉ số IPP của các phân ngành khác, đặc biệt là ngành sản xuất và phân

phối điện phát triển không ổn định. Có thời điểm tăng rất cao, như năm 2020 đạt 135,4%, nhưng có thời điểm giảm mạnh, như năm 2019 giảm chỉ còn 87,1%.

Hình 25. Diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2021

c. Về vốn đầu tư thực hiện

Bảng 17. Vốn đầu tư thực hiện vào CN tỉnh Yên Bái

2010 2015 2019 2020

Giá trị (tỷ đồng, giá hiện hành)

Toàn ngành công nghiệp 1.197,6 2.284,3 2.843,2 4.604,5

Công nghiệp khai thác 229,4 319,2 99,2 133,1

Công nghiệp chế biến, chế tạo 494,9 600,7 596,1 1.978,9

Sản xuất và phân phối điện 451,5 1.295,6 2.102,1 2.386,3

Cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 21,8 68,8 45,9 106,2

Cơ cấu (%)

Toàn ngành công nghiệp 100,0 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp khai thác 19,2 14,0 3,5 2,9

Công nghiệp chế biến, chế tạo 41,3 26,3 21,0 43,0

Sản xuất và phân phối điện 37,7 56,7 73,9 51,8

Cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 1,8 3,0 1,6 2,3

Trong cả giai đoạn 2011 – 2020, tổng vốn đầu tư thực hiện vào toàn ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái là trên 26,0 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 25,3 %

tổng vốn đầu tư (VĐT) thực hiện của toàn ngành kinh tế. Riêng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện vào ngành công nghiệp đạt trên 4,6 nghìn tỷ đồng, giá trị cao nhất trong cả giai đoạn. Về cơ cấu, vốn đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện (chiếm 49,8% tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn 2011 – 2020) và công nghiệp chế biến, chế tạo (34,7%). Tuy nhiên có sự thay đổi khá lớn theo từng năm.

Vốn đầu tư vào công nghiệp khai thác có xu hướng giảm dần, năm 2020 chỉ còn

chiếm 2,9%. Vốn đầu tư vào ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải thấp nhất, chỉ chiếm 3,2% trong cả giai đoạn 2011 – 2020.

Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) theo giá so sánh năm 2010 của ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015 là 11,47 (cụ thể: 11,47 đồng vốn mới tạo ra một đồng VA). Giai đoạn 2016 – 2020, hiệu quả sử dụng VĐT tăng lên, chỉ số ICOR bình quân giảm xuống còn 8,27. Bình quân cả giai đoạn 2011 –

2020, chỉ số ICOR ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái là 9,44. Trong đó chỉ số ICOR lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là 5,07. Đây là chỉ số khá tốt so với mức bình quân của cả nước (là 5,03). Tuy nhiên, cùng với kết quả phân tích VA theo tính chất công nghệ, điều này cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Yên Bái chưa có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, thâm dụng vốn và công nghệ.

d. Về sản phẩm chủ yếu

Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020, các sản phẩm công nghiệp

chủ yếu thuộc nhóm ngành khai thác, công nghiệp CBCT và sản xuất điện. Trong đó sản phẩm công nghiệp CBCT hầu hết thuộc ngành chế biến nông lâm sản và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Đây cũng là 2 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Các sản phẩm tăng trưởng mạnh về sản lượng là gỗ ván dán; sản phẩm đá xẻ; sản phẩm bột đá (CaCO3). Trong khi đó, theo chủ trương của tỉnh, sản phẩm gạch xây dựng bằng đất sét nung đã giảm dần. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 18. Một số sản phẩm CN chủ yếu

Sản phẩm Đơn vị

tính 2010 2015 2019 2020

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)