I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA
1.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
1.1.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế
a. Quy mô nền kinh tế.
Quy mô nền kinh tế Yên Bái tương đối nhỏ so với các tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng như các tỉnh/thành phố ở Việt Nam.
Hình 16. So sánh tương quan quy mô nền kinh tế các tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2020 (Nguồn: Tổng hợp từ các niên giám thống kê của tỉnh
Yên Bái, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tính toán của Liên
danh tư vấn.)
Trong giai đoạn 2011-2020, quy mô nền kinh tế Yên Bái (theo giá hiện hành), đã tăng 2,28 lần, từ gần 10,18 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên gần 33,4 nghìn tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, mức gia tăng này là tương đối chậm so với nhiều tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc như Thái Nguyên tăng 3,88 lần, Bắc Giang tăng 4,17 lần, Lai Châu tăng 5,72 lần. Vì vậy, quy mô kinh tế Yên Bái đến
năm 2020 chỉ đứng thứ 9 trong Vùng.
b. Tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn trước khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, kinh tế Yên Bái tăng trưởng tương đương bình quân cả nước. Đây là kết quả tích cực đối với địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc:
- Giai đoạn 2011 – 2015: Tăng trưởng kinh tế Yên Bái đã đạt bình quân 5,84%/năm; xấp xỉ bình quân cả nước trong cùng giai đoạn (5,9%/năm). Đóng góp lớn cho kết quả này là khu vực công nghiệp – xây dựng, tăng trưởng bình quân 7,54%/năm. Tăng trưởng khu vực này đạt cao chủ yếu nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng trưởng rất nhanh (bình quân 11,0%/năm và 24,4%/năm). Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, khu vực dịch vụ tăng trưởng khá thấp, đạt bình quân 5,02%/năm; thấp hơn bình quân chung của cả nước (6,68%/năm). Đây có thể xem là hạn chế lớn của tăng trưởng Yên Bái do tỉnh có lợi thế về thương mại và du lịch. Trong khi đó, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng khá tốt, bình quân hơn 5,4%/năm, cao gấp 1,73 lần tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cả nước (3,12%/năm). Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỉ trọng tương đối thấp trong GRDP của Yên Bái, vì vậy không giữ nhiều vai trò cho tăng trưởng chung.
- Giai đoạn 2016 – 2020: Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi, tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu khu vực và thế giới. Trong bối cảnh này, kinh tế Yên Bái đã tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn 2011-2015. Tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt bình quân 6,39%/năm, nhưng vẫn thấp hơn nhiều bình quân chung của cả nước (6,78%/năm). Như vậy, Yên Bái chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh kinh tế trong nước thuận lợi để tăng tốc nền kinh tế. Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì được tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 9,26%/năm. Tăng trưởng GRDP khu vực dịch vụ đã tăng nhẹ so với giai đoạn 2011- 2015, đạt bình quân 5,24%/năm nhưng vẫn thấp xa so với tiềm năng. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm xuống, đạt 4,79%/năm nhưng vẫn cao hơn bình quân cả nước. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong đóng góp vào tăng trưởng chung.
Bảng 7. Tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh và GRDP các ngành kinh tế
Chỉ tiêu 2011 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2011-
2015
2016- 2020
2011- 2020
GDP nền kinh tế 5,89 7,09 6,19 6,36 6,34 6,80 6,24 5,84 6,39 6,12
Nông, lâm, thuỷ sản 6,81 5,94 4,37 4,37 5,09 5,04 5,08 5,41 4,79 5,10
CN-XD -1,28 15,1 6,54 10,3 7,84 10,4 11,28 7,54 9,26 8,40
Dịch vụ 8,00 3,22 6,62 5,59 5,61 5,81 4,08 5,02 5,24 5,28
Thuế trừ trợ cấp 17,44 10,4 10,3 2,68 11,4 4,39 2,02 7,44 6,09 6,76
Cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra “đứt ngãy” các chuỗi cung ứng của các ngành sản xuất, gây ra tình trạng ngừng hoạt động của các dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh được thực
hiện rất tốt vì vậy kinh tế Yên Bái không bị ảnh hưởng nặng nề, GRDP của các ngành kinh tế giảm, một số ngành tăng trưởng âm:
- Năm 2020: Cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến kinh tế thế giới và Việt Nam13. Tăng trưởng kinh tế Yên Bái tăng trưởng 6,24%; nhưng vẫn cao hơn bình quân cả nước (2,9%). Trong các ngành kinh tế, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh nhất, tăng trưởng 4,08%. Tuy nhiên, khu vực công nghiệp – xây dựng vẫn duy trì được tăng trưởng cao, đạt 11,28%; tạo ra “lực đỡ”
cho nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh. Khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn duy trì được sản xuất ổn định, đạt tăng trưởng 5,08%.
Hình 17. So sánh tương quan tăng trưởng các tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2011 – 2020 (Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê của tỉnh Yên Bái, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và tính toán của Liên danh tư
vấn)
- Sự suy giảm tăng trưởng GRDP năm 2020 đã hạn chế phần nào tăng trưởng
kinh tế Yên Bái. Tăng trưởng GRDP bình quân của giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,39%/năm, cao hơn so với cả nước (6,0%/năm) nhưng thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,0%/năm được đề ra trong Quyết định số 322/QĐ-TTg phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Nhìn tổng thể giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế Yên Bái tăng trưởng tương đương với bình quân cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng biến động khá nhiều qua các năm14:
- Tính chung giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng kinh tế Yên Bái đạt bình quân đạt 6,12%/năm (kinh tế cả nước tăng trưởng bình quân xấp xỉ 6,0%/năm). Tuy
13 Năm 2020, kinh tế thế giới tăng trưởng -3,3%; Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tăng trưởng kinh tế, đạt 2,9%.
14 Sự biến động này còn do số liệu thống kê thường xuyê bị điều chỉnh qua các năm.
nhiên, một số tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã tăng trưởng rất nhanh. Vì vậy, trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế Yên Bái chỉ đứng 8/14 tỉnh trong Vùng.
c. Đóng góp của cá ngành kinh tế vào tăng trưởng GRDP tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020.
Việc phân tích đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng GRDP cho phép đánh giá sâu hơn động lực tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau:
Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
Yên Bái là tỉnh có tiềm năng sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có giá trị kinh tế như quế, chè Shan tuyết, cây ăn quả,... và đặc biệt là tài nguyên rừng. Vì vậy, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Yên Bái.
- Tăng trưởng GRDP khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt khá
cao so với trung bình của cả nước. Giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng của khu vực này đạt bình quân hơn 5,4%/năm, đóng góp 1,41 điểm %; tương đương 24,14% vào tăng trưởng chung. Giai đoạn 2016 – 2020 đạt thấp hơn, đạt 4,79%/năm, dẫn đến giảm đóng góp cho tăng trưởng chung, đạt 1,13 điểm %; tương đương 18,74%.
- Mặc dù đóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vào tăng trưởng chung có xu hướng giảm nhưng khu vực này tăng trưởng ổn định trong các năm xảy ra đại dịch Covid-19. Hơn nữa, tỉ lệ dân số ở khu vực nông thôn và tỉ lệ người lao động làm việc trong khu vực này còn cao, vai trò của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đối với tăng trưởng kinh tế vẫn hết sức quan trọng.
Khu vực công nghiệp, xây dựng:
Ngành công nghiệp:
Trong giai đoạn 2011 – 2020, ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái phát triển khá nhanh. Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp 6,63 nghìn tỷ đồng theo giá hiện hành vào GRDP của tỉnh Yên Bái. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP tăng từ 11,5% năm 2010 lên 15,8% năm 2015 và 19,9% năm 2020. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 2020, GRDP ngành kinh tế này đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,6% GRDP của toàn ngành công nghiệp (tương đương 11,2% GRDP tỉnh Yên Bái). Tiếp theo là ngành sản xuất và phân phối điện, năm 2020 đạt 1,95 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,5%. Công nghiệp khai thác
giảm tỷ trọng, từ 26,9% năm 2010 xuống chỉ còn 12,8% năm 2020. Ngành cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải có GRDP thấp và đóng góp rất nhỏ vào GRDP của ngành công nghiệp.
Theo giá so sánh 2010, giai đoạn 2011 – 2020, ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, gấp khoảng 1,8 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo liên tục tăng nhanh, giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020 lần lượt đạt 11,0 %/năm và 14,1 %/năm. Ngành sản
xuất và phân phối điện phát triển rất nhanh trong giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 24,4%/năm, tuy nhiên giai đoạn từ 2016 – 2020 đã phát triển chậm lại, tốc độ tăng trưởng đạt 5,2%/năm..
Tăng trưởng bình quân giai đoạn Đóng góp vào tăng trưởng chung
Hình 18. Tăng trưởng và đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng vào tăng trưởng kinh tế Yên Bái, % (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái)
Giai đoạn 2011 – 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) của ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái liên tục tăng trưởng, bình quân tăng khoảng 8,7 %. Trong đó chỉ số IPP của công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển khá ổn định và liên tục tăng cao hơn IPP của toàn ngành công nghiệp. Chỉ số IPP của các phân ngành khác, đặc biệt là ngành sản xuất và phân phối điện tăng trưởng không ổn định. Có thời điểm tăng rất cao, như năm 2020 đạt 135,4%, nhưng có thời điểm giảm mạnh, như năm 2019 giảm chỉ còn 87,1%.
Ngành xây dựng:
Trong giai đoạn 2011 – 2020, toàn tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đưa vào hoạt động,
góp phần nâng cao năng lực sản xuất, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh hoạt của nhân dân. Hoàn thành xây mới, nâng cấp đưa vào sử dụng hơn 5300 công trình lớn, nhỏ... Hình thành các tuyến đường kết nối các vùng kinh tế của Tỉnh với cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tăng trưởng GRDP
ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 4,13%/năm. Giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 6,7%/năm.
Công tác lập và quản lý quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị được tăng cường, các dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng đô thị, cải tạo nâng cấp đường nội thị, chỉnh trang các khu dân cư, xây dựng các khu đô thị mới với trọng điểm là thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ được quan tâm đầu tư, góp phần làm thay đổi diện mạo, cải thiện chất lượng các đô thị trong tỉnh.
Thực hiện có hiệu quả giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội cho xây dựng, huy động vốn đầu tư từ phát triển quỹ đất, phát triển thị trường bất động sản. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tỉnh Yên Bái năm 2020 theo giá hiện hành đạt 15.655.186 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2015.
Năm 2020, diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành của hộ dân cư đạt 1.099.704 m2, trong đó diện tích nhà ở kiên cố 523.427 m2, chiếm 47,60%, diện tích nhà bán kiên cố đạt 251.845 m2, chiếm 22,90%. Nhà khung gỗ lâu bền đạt 202.649 m2, chiếm 18,43%, Nhà khác đạt 121.783 m2, chiếm 11,07%..
Khu vực dịch vụ:
Các ngành trong khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2011 – 2020, các ngành quan trọng như vận tải – kho bãi, lưu trú – ăn uống, thông tin và truyền thông, ngân hàng và tài chính, kinh doanh bất động sản đã tăng trưởng thấp hơn bình quân chung của kinh tế Yên Bái (6,04)%/năm. Đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng chung có thể được phân tích như sau:
- Giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng đạt bình quân 5,02%/năm, đóng góp 2,58 điểm %, tương đương 44,2% vào tăng trưởng chung. Kết quả này phải ánh Yên Bái chưa khai thác hiệu quả sự phát triển của cơ sở hạ tầng thương mại, một phần nguyên nhân là do sức mua của người dân và du khách còn thấp. Tương tự, tiềm năng du lịch tuy mang tính đặc trưng, nổi trội, có sức cạnh tranh, nhưng chưa mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho tỉnh.
- Giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng đạt bình quân 5,54%/năm, đóng góp 2,46 điểm %, tương đương 40,72% vào tăng trưởng chung. Khu vực này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, ngân hàng lớn đầu tư vào ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 vào năm 2020. Bên cạnh đó, xét về tổng thể, tăng trưởng của khu vực dịch vụ chưa có “đột phá”, nhiều ngành dịch vụ tăng trưởng chỉ khoảng 6,0-6,5% trong các năm trước đại dịch.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu kinh tế Yên Bái chuyển dịch khá chậm nhưng có sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
a. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GRDP ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu các khu vực kinh tế:
- Giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu kinh tế GRDP theo giá hiện hành đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, cụ thể là tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đã tăng từ 6,0% năm 2010 lên 11,23% năm 2020. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành xây dựng giảm trong cơ cấu GRDP theo giá hiện hành, dẫn đến tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2020 chỉ tăng 6,54% so với năm 2010.
- Đáng chú ý là tỉ trọng khu vực dịch vụ giảm trong cơ cấu GRDP giá hiện hành, từ 45,7% năm 2010 xuống 41,95% năm 2020. Nhìn chung, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Yên Bái chậm do 4/6 ngành dịch vụ thị trường giảm tỉ trọng15.
- Năm 2020, cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến khu vực dịch vụ nhưng ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng ở mức chế hơn nhiều do ngành cung ứng sản phẩm cho các nhu cầu cơ bản, thị trường nội địa của các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng. Năm 2020, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tăng trưởng +4,5% trong khi khu vực
15 Các ngành vận tải và kho bãi, lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông, ngân hàng và tài chính giảm tỉ trọng trong cơ cấu GRDP. Trong khi đó, các ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa và ngành kinh doanh bất động sản tăng tỉ trọng.
dịch vụ chỉ tăng trưởng 2,68%, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu chậm lại trong năm 2020.
Mặc dù chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cấp 1 tương đối chậm nhưng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế thể hiện nhiều điểm tích cực, như sau:
- Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Cơ cấu trong khu vực 1 chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp
và thủy sản. Tỉ trọng trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 52,06%
năm 2015 xuống 44,57% năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 21,64% năm 2015 lên 24,2% năm 2020. Tương tự, tỉ trọng ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản tăng so với năm 2015, đạt 26,2% và 4,23% năm 2020. Chuyển dịch cơ cấu theo giá tăng tỉ trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cụ thể là , vì vậy giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và 01 ha diện tích mặt nước tăng lên. Chính vì vậy, tăng trưởng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Yên Bái đạt mức khá cao.
- Khu vực công nghiệp – xây dựng: Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng giá tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng ngành khoáng sản. Năm 2010, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng 52,2% trong cơ cấu ngành công nghiệp nhưng việc thu hút được nhiều doanh
nghiệp chế biến, chế tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành kinh tế này. Đến năm 2020, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 56,6% (giảm so với mức gần 58,3% năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19). Bên cạnh đó, tỉ trọng ngành sản xuất và phân phối điện cũng tăng từ 18,1% năm 2010 lên 29,5%
năm 2020 (năm 2019 đạt gần 26,7%). Trong khi đó, tỉ trọng ngành khai khoáng và ngành cung cấp nước và xử lý chất thải thấp và giảm trong giai đoạn 2011 – 2020.
Tỉ trọng ngành xây dựng trong GRDP toàn tỉnh đã giảm, từ 12,3% năm 2010 xuống 9,2% năm 2020.
Bảng 8. Chuyển dịch cơ cấu GRDP trong khu vực công nghiệp – xây dựng, %
2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020
GRDP khu vực công
nghiệp, xây dựng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Khai khoáng 13,0 7,4 7,4 7,6 9,2 9,5 8,8
- Chế biến, chế tạo 25,2 32,9 35,8 35,7 35,7 39,9 38,7
- Sản xuất điện 8,8 19,9 20,0 22,7 21,0 18,3 20,2
- Cung cấp nước 1,3 1,1 1,1 0,9 0,8 0,8 0,8
- Xây dựng 51,6 38,7 35,6 33,1 33,2 31,5 31,6
Nguồn: Tính từ các niên giám thống kê của tỉnh Yên Bái.
- Khu vực dịch vụ: Cơ cấu các ngành trong khu vực ngành dịch vụ không
chuyển dịch nhiều trong giai đoạn 2011 – 2020 nhưng có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:
+ Tỉ trọng ngành vận tải và kho bãi và ngành lưu trú và ăn uống chỉ giảm nhẹ