Các yếu tố, điều kiện của Vùng tác động đến sự phát triển của Tỉnh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 121 - 127)

IV. CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG, QUỐC GIA, QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH

4.1. Các yếu tố, điều kiện của Vùng tác động đến sự phát triển của Tỉnh

4.1.1. Các yếu tố kinh tế

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 và Kết luận số 26-KL/TW ngày 2/8/2012 nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Sau 17 năm

(2004-2020) thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW, nhiều điểm nghẽn, hạn chế dần được khơi thông; lợi thế trong nhiều ngành, lĩnh vực được phát huy; bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn và phát huy; đời sống của nhân dân trong vùng không ngừng được cải thiện. Phần lớn các chỉ tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết 37-NQ/TW và Kết luận 26-KL/TW cơ bản được hoàn thành.

Là một trong 06 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây là vùng đảm bảo về an ninh môi trường sinh thái, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước và quốc phòng, an ninh của nước ta; Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ còn là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững như nằm trên hành lang kinh tế Bắc - Nam thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS); là một trong những cửa ngõ thông ra biển và kết nối với ASEAN của các tỉnh miền Tây Trung Quốc; nhiều

cửa khẩu với nước láng giềng có thị trường lớn; tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; có nhiều di sản văn hoá đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Dân số vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2020 đạt 12,73 triệu người, chiếm 13% dân số cả nước; mật độ dân số đạt 134 người/km2, Năm 2020, toàn vùng có 7,8 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 14,3%. lực lượng lao động của cả nước và chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên (3.452,9 nghìn người). Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động toàn Vùng ở mức 0,95%, giảm 0,25 điểm phần trăm so với năm 2015. Đây là tỷ lệ thấp nhất so với các vùng khác và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước (2,48%)

Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn của Vùng đạt 689,2 nghìn tỷ đồng, gấp 1,71 lần năm 2015. Một số địa phương trong vùng có quy mô GRDP cao như Thái Nguyên 125,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng GRDP của toàn vùng;

Bắc Giang 121,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,6% do đây là những địa phương thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua. Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái là những địa phương có quy mô GRDP nhỏ, chỉ

chiếm từ 1,9% đến 4,8% quy mô GRDP toàn vùng. Nhìn chung, quy mô GRDP của Vùng TDMNPB tương đối nhỏ, bên cạnh đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 chiếm 19,94% GRDP của toàn vùng, giảm 2,7 điểm phần trăm so với năm 2015; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,44%, tăng 5,99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 34,73%, giảm 2,74 điểm phần trăm. Ngành Dịch vụ trong vùng tái cơ cấu chậm do đầu tư phát triển hạ tầng thương mại còn hạn chế, lợi thế kinh tế biên mậu, cửa khẩu chưa được phát huy

Bình quân trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh

2010 của Vùng đạt 8,37%/năm. Một số vùng có tốc độ tăng GRDP bình quân cao hơn mức tăng chung là: Lào Cai (9,47%/năm); Thái Nguyên (9,51%/năm); Bắc Giang (13,87%/năm); Lai Châu (10,21%/năm). Tuy nhiên, một số tỉnh có tốc độ tăng GRDP đạt thấp: Điện Biên (5%/năm); Lạng Sơn (5,06%/năm); Bắc Kạn (5,16%/năm); Cao Bằng (5,51%/năm); Sơn La (5,15%/năm). Năm 2020, Vùng TDMNPB cũng chịu tác động của dịch Covid-19 nên tăng trưởng GRDP của toàn vùng chỉ đạt 6,32% so với năm trước, trong đó Hà Giang chỉ tăng 1,7%; Thái Nguyên tăng 4,7%; Lạng Sơn tăng 3,12%; Điện Biên tăng 2,37%. Dự báo trong giai đoạn 2021-2030, GRDP của Vùng tăng bình quân 9,7%/năm; trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng 9,5%/năm.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở vùng Trung du

và miền núi phía Bắc đạt bình quân 4,87%/năm, so với cả nước là 4,6%/năm trong giai đoạn 2004-2020. Tỷ lệ che phủ rừng của khu vực đã tăng từ 42,9% năm 2004 lên 63% năm 2020. vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã có nhiều thành công như phát triển thành vùng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước sau Đồng bằng Sông Cửu long, là vùng chè lớn nhất cả nước với nhiều thương hiệu mạnh như Tuyết San,

Suối Giàng, Tân Cương… Ngoài ra, hình thành được nhiều vùng chăn nuôi tập trung như trâu, bò thịt ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La. Về lâm nghiệp, vùng Trung du và miền núi phía Bắc cũng trở thành vùng trọng điểm của cả nước. Trong sản xuất lúa gạo, tuy diện tích gieo trồng lúa của vùng không nhiều so với các vùng

khác trong cả nước nhưng lại thuận lợi để sản xuất lúa chất lượng cao. Đến nay, trong toàn Vùng đã hình thành được một số vùng sản xuất lúa đặc sản theo hướng

sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, có thương hiệu sản phẩm, có thể kể đến như: gạo nếp Tú Lệ, gạo Séng Cù, gạo tẻ nương Mộc Châu, gạo nếp Cẩm... Diện

tích gieo trồng lúa của Vùng năm 2020 đạt 665,1 ha, giảm 2,81% so với năm 2015;

năng suất đạt 51 tạ/ha, tăng 4,6%; sản lượng đạt 3.391,2 tấn, tăng 1,6%.

Công nghiệp trên địa bàn vùng trong những năm qua phát triển nhanh, khai thác tốt tiềm năng về khai khoáng, thủy điện, chế biến lâm sản, tạo động lực cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Bình quân trong giai đoạn 2016-

2020, một số địa phương có tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp cao là: Lai Châu tăng 35%; Bắc Giang tăng 25,7%; Cao Bằng tăng 19,8%; Lào Cai tăng 17,3%; Thái Nguyên tăng 13,7%; Hòa Bình tăng 9,8%.

Bảng 5. Tình hình phát triển các KCN theo các vùng địa lý đến cuối năm 2020

TT Vùng Số

lượng So với cả

nước (%)

Diện tích So với cả

nước (%)

Diện tích đất công nghiệp

Diện tích đất công nghiệp đã

cho thuê

Tỷ lệ lấp đầy

1 Trung du miền núi phía Bắc 30 8.13% 7,250.33 6.36% 4,667.86 2,662.44 57.04%

2 Đồng bằng sông Hồng 90 24.39% 26,000.86 22.81% 17,108.65 9,749.39 56.99%

3 Duyên hải miền Trung 68 18.43% 22,003.18 19.30% 11,962.88 5,083.38 42.49%

4 Tây Nguyên 9 2.44% 1,341.26 1.18% 986.92 703.67 71.30%

5 Đông Nam Bộ 117 31.71% 44,518.87 39.05% 30,111.05 19,216.75 63.82%

6 Đồng bằng sông Cửu Long 55 14.91% 12,883.98 11.30% 8,717.68 4,794.52 55.00%

Tổng cộng 369 100.00% 113,998.48 100.00% 73,555.05 42,210.16 57.39%

Bảng 6. Các cụm công nghiệp của các tỉnh Vùng TDMN phía Bắc

TT Địa phương

Số liệu về cụm công nghiệp (CCN) Cụm CN theo QH (1) Cụm CN đã thành lập (2)

Số lượng Diện tích

(ha) Số lượng Diện tích

(ha)

1. Hà Giang 11 265 1 35

2. Lạng Sơn 3 190 2 132

3. Tuyên Quang 11 342 8 347

4. Lào Cai 3 830 4 74

5. Bắc Giang 46 390 30 355

TT Địa phương

Số liệu về cụm công nghiệp (CCN) Cụm CN theo QH (1) Cụm CN đã thành lập (2)

Số lượng Diện tích

(ha) Số lượng Diện tích

(ha)

6. Cao Bằng 11 95 1 86

7. Bắc Kạn 5 400 1 100

8. Yên Bái 19 1.101 8 351

9. Thái Nguyên 27 561 12 272

10. Phú Thọ 20 1.218 16 843

11. Điện Biên 9 245 2 45

12. Lai Châu 7 235 2 45

13. Sơn La Đang QH - - -

14. Hoà Bình 19 568 17 508

Tổng số: 191 6.440 104 3.193

Ghi chú:(1) Cụm CN theo QH bao gồm các khu, cụm, điểm CN theo quy hoạch của địa phương giai đoạn đến năm 2010, 2015 hoặc 2020. (2) Cụm CN đã thành lập bao gồm các khu, cụm, điểm CN của các địa phương đã có chủ trương thành lập/ đã và đang kêu gọi đầu tư/ đang xây dựng cơ sở hạ tầng/ hoặc đã có các DN đang hoạt động trong cụm;

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hỏa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn vùng đạt 247,1 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2015 và bằng 4,9% tổng mức bán lẻ

của cả nước. Một số tỉnh có đạt khá trong vùng như: Thái Nguyên 34,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 14% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn vùng; Phú Thọ 32,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,1%; Bắc Giang 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,1%; Sơn La 24,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10%. Tuy nhiên, một số tỉnh đạt thấp: Bắc Kạn 5,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,3%; Lai Châu 5,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,3%; Điện Biên 9.237,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,7%.

Trong thời gian qua, các tỉnh trong vùng đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thu hút

các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để đảm bảo huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển

kinh tế. Năm 2020, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành toàn Vùng đạt 278.3 nghìn tỷ đồng, gấp 1,2 lần năm 2015. Một số địa phương thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư toàn xã hội cao là: Bắc Giang 59,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư vào toàn Vùng; Thái Nguyên 41,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,8%; Phú Thọ 30,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,%; Lào Cai 21,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,8%; Sơn La 17,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,2%. Một số địa phương có tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư toàn vùng thấp như: Bắc Kạn 5,3 nghìn tỷ đồng,

chiếm 1,9%; Lai Châu 7,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,7%; Cao Bằng 10,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,8%.

Trong những năm 2016-2019, vốn đầu tư nước ngoài vào vùng TDMNPB

ngày càng tăng lên. Năm 2019, số dự án đầu tư nước ngoài của toàn Vùng đạt 148

dự án, trong đó Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên thu hút nhiều dự án nhất, tương ứng lần lượt là 80 dự án, 33 dự án và 20 dự án với vốn đăng ký cấp mới là 847,7 triệu USD, 142,1 triệu USD và 366 triệu USD. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tổng số dự án đầu tư vào Vùng chỉ đạt 79 dự án, giảm 46,6% so với năm 2019; tổng số vốn cấp mới đạt 1.010,6 triệu USD, giảm 27,8%.

Đối với vùng Trung du và miền núi phía bắc các sản phẩm du lịch chủ đạo bao gồm: Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hệ sinh thái núi cao, hàng động; Nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch thể thao, khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu. Trong vùng này có rất nhiều điểm nhấn như Điện Biên Phủ, Chiến khu Việt bắc, An toàn khu Định Hóa Thái nguyên, Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, Khu Du lịch quốc gia Sa Pa...

Vùng đã hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế vùng, các cửa khẩu, cảng biển quốc tế, như: Cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên-Chợ Mới (Bắc Kạn), Hà Nội-Lào Cai, Hòa Lạc-Hòa Bình, Hà Nội-

Bắc Giang. Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đã hoàn thành đoạn tuyến đầu tiên, đang triển khai đoạn Lạng Sơn - Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, dự kiến hoàn thành năm 2021. Trong vùng còn có gần 7.000 km quốc lộ, trong đó, các tuyến có quy mô đường cấp 3 đồng bằng với hai làn xe trở lên chiếm 20% (hơn 1.400km).

Có thể thấy, các tuyến cao tốc, quốc lộ kết nối vùng cơ bản đã được nâng cấp, hoàn thiện, giúp giảm chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, hình thành hành lang phát triển kinh tế của vùng.

Khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ cũng đã hình thành hệ thống đường sắt, đường thủy nội địa. Tại khu vực này hiện có 5 tuyến đường sắt quốc gia, tổng chiều dài 669 km, trong đó có hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Hà Nội-Lào Cai. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn xây mới tuyến đường sắt khổ 1.435mm Hà Nội - Đồng Đăng và nối ray ga Lào Cai - Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) chưa thực hiện được. Về đường thủy nội địa, các địa phương trung du, miền núi Bắc Bộ đang khai thác 6 tuyến vận tải thủy chính với tổng chiều dài khoảng 657km và trên các vùng hồ thủy điện, như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Thác Bà, Tuyên Quang. Thời gian qua, cảng Việt Trì (Phú Thọ) và tuyến đường

thủy Việt Trì-Tuyên Quang đã hoàn thành nâng cấp, đưa vào khai thác vận tải container. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, giao thông thủy ở trung du, miền núi phía Bắc vẫn chỉ đóng vai trò hạn chế.

Theo đó, dù đã có nhiều kết quả tích cực nhưng đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất cả nước. Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn chưa mang tính vùng, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội... Cùng với đó, tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp.

Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp. Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, tính liên kết thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vung còn chậm. Tiềm năng, lợi thế của Vùng chưa được khai thác, phát huy hiệu quả. GRDP bình quân

đầu người của toàn vùng còn ở mức thấp so với cả nước. Năm 2020, GRDP bình quân đầu người toàn Vùng đạt 54,2 triệu đồng (GDP bình quân đầu người đạt 64,5 triệu đồng), gấp 1,6 lần năm 2015, tương đương với 2.334 USD và vượt mục tiêu GRDP bình quân đầu người của vùng đạt 2000 USD vào năm 2020 đặt ra trong Kết luận 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004. Thái Nguyên là tỉnh có GRDP bình quân đầu người năm 2020 lớn nhất trong vùng, đạt 96 triệu đồng, gấp 1,8 lần mức chung toàn vùng;

Hà Giang đạt thấp nhất 29,6 triệu đồng, chỉ bằng 54,6%. Cùng với đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư.

Trình độ của lao động đang làm việc còn ở mức thấp so với toàn quốc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc, làm giảm năng suất lao động.

Vùng TDMNPB là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước mặc dù tỷ lệ nghèo hằng năm giảm. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn vùng là 10,13%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước (2,75%). Một số tỉnh có lệ hộ nghèo ở mức cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn vùng là: Điện Biên 29,97%; Lai Châu 16,33%; Sơn La 18,38%; Hà Giang 22,29%; Cao Bằng 22,06%; Bắc Kạn 18,5%7. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019, tỷ lệ hộ nghèo của toàn vùng giảm 2,2 điểm phần trăm, chưa đạt mục tiêu đặt ra trong Kết luận 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị (giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3%-4%)

Với lợi thế rừng che phủ lớn, tỉnh Yên Bái xác định lâm nghiệp là thế mạnh để phát triển nông nghiệp, trụ cột của nền kinh tế tỉnh. Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn và có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với người trồng rừng,

giữ rừng. Phát triển lâm nghiệp bền vững, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản Tận dụng lợi thế rừng để phát triển kinh tế bền vững không chỉ là câu chuyện của Yên Bái mà còn là của cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc một vùng được coi là lá

phổi xanh của miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, cần một chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp đủ mạnh để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

4.1.2. Các yếu tố không gian

Vùng TD&MNPB được phân ra thành 3 vùng không gian phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, là: Vùng biên giới Việt - Trung, vùng biên giới Việt - Lào và vùng trung du gò đồi. Mỗi vùng không gian gắn với phát triển các đô thị trung tâm vùng, cụm đô thị động lực với các cực tăng trưởng chủ đạo, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị.

- Vùng biên giới Việt - Trung, gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu: Là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng đối với cả nước; cửa ngõ phía Bắc cùng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam Trung Quốc; bảo vệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn; phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng là chủ đạo, phát triển du lịch văn hóa - lịch sử

7 Quyết định 576/QĐ-LĐTBXH ngày 18/05/2021 của Bộ LĐTB&XH công bố kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)