Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 90 - 97)

I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH YÊN BÁI CỦA TỈNH YÊN BÁI

2.4. Đặc điểm xã hội

2.4.1. Dân cư.

a. Dân số và tỷ lệ đô thị hóa

Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2020 tỉnh Yên Bái có 831.586 người, tăng 8.552 người, tương đương tăng 1,04% so với năm 2019, dân số nam 419.098 người, chiếm 50,40%; dân số nữ 412.488 người, chiếm 49,60%. Dân cư

phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố.Dân số thành thị 171.588 người, chiếm 20,63%; dân số nông thôn 659.998 người, chiếm 79,37%;.

Tỷ lên tăng dân số chung của khu vực thành thị năm 2020 là 14.93% cao hơn 5,03% so với khu vực nông thôn ( 9,90%). Vì thế cần đặc biệt chú trọng đến xây dựng nhu cầu về đất ở đối với khu vực thành thị, đây là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, thu hút dân cư tập trung vì vậy cần bố trí quỹ đất ở phù hợp đặc biệt là Thành phố Yên Bái.

Tỷ lệ đô thị hóa là 20,19%, cao hơn tỷ lệ trong vùng Trung du và Miền núi

phía Bắc (18,58%), thấp hơn tỷ lệ đô thị hóa của cả nước (40%). Tuy nhiên tính trong giai đoạn 2010-2019, tỷ lệ đô thị hóa rất chậm, từ năm 2010 (19,53%) đến năm 2020 (20,63%), chỉ tăng 0,66% trong 9 năm.

Thành phố Yên Bái có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất là 76,39%. Tiếp theo là thị xã Nghĩa Lộ 32,10%, huyện Yên Bình 13,61%, Văn Chấn 16,60%, Văn Yên 8,88%, thấp nhất là huyện Mù Cang Chải 5,42%.

Bảng 2. Thực trạng phát triển dân số tỉnh Yên Bái đến năm 2015-2020

STT Đơn vị hành chính 2015 2017 2018 2019 2020

TOÀN TỈNH 793.076 807.287 814.579 823.034 831.586

1 Thành phố Yên Bái 98.943 101.726 103.148 104.539 106.109

2 Thị xã Nghĩa Lộ 30.014 30.860 31.290 31.686 69.650

3 Huyện Lục Yên 106.992 107.618 107.947 108.237 108.781

4 Huyện Văn Yên 124.196 126.353 127.643 129.059 130.218

5 Huyện Mù Cang Chải 58.138 60.735 62.062 63.598 65.042

6 Huyện Trấn Yên 82.887 83.905 84.332 85.075 85.668

7 Huyện Trạm Tấu 31.010 32.380 33.043 33.862 34.680

8 Huyện Văn Chấn 151.836 153.231 153.921 154.832 118.195

9 Huyện Yên Bình 109.060 110.479 111.193 112.146 113.243

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020.

Bảng 3. Dân số trung bình thành thị và nông thôn toàn tỉnh giai đoạn năm 2020

STT Đơn vị hành chính Dân số (người) Thành thị Nông thôn

TOÀN TỈNH 831.586 171.588 659.998

1 Thành phố Yên Bái 106.109 81.059 25.050

2 Thị xã Nghĩa Lộ 69.650 22.357 47.293

3 Huyện Lục Yên 108.781 9.866 98.915

4 Huyện Văn Yên 130.218 11.560 118.658

5 Huyện Mù Cang Chải 65.042 3.525 61.517

6 Huyện Trấn Yên 85.668 5.787 79.881

7 Huyện Trạm Tấu 34.680 2.765 31.915

8 Huyện Văn Chấn 118.195 19.262 98.933

9 Huyện Yên Bình 113.243 15.407 97.836

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020

b. Mật độ dân số

Hình 10. So sánh mật độ dân số của Yên Bái so với các vùng và cả nước năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mật độ dân số tỉnh Yên Bái (121 người/km2) thấp và phân bố không đồng đều và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn là thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Năm 2020, mật độ dân số toàn tỉnh bằng 0,41% mật độ dân số trung bình cả nước và thấp hơn trung bình của vùng.

Hình 11. Mật độ dân số tỉnh Yên Bái phân theo đơn vị hành chính cấp huyện năm

2020

Mật độ dân số cao nhất là TP. Yên Bái (993 người/km2), thị xã Nghĩa Lộ (647 người/km2), kế tiếp là Huyện Yên Bình (147 người/km2), Huyện Trấn Yên (136 người/km2); thấp nhất là Huyện Trạm Tấu (46 người/km2).

c. Lao động và việc làm

Hình 12. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 –

2020 (nghìn người)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Yên Bái có quy mô trung bình

trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 6,8 % lực lượng lao động toàn vùng, đứng vị trí thứ 8 về quy mô lao động vùng Trung du và miền núi phía Bắc sau Hà Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang. Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái năm 2020 là 521.205 người trong đó lao động nam là 267.678 người (chiếm 51,36 %), lao động nữ là 253.527 người (chiếm 48,64 %). (Niên giám thống kê Yên Bái 2020). Từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng lao động của tỉnh Yên Bái tăng 18026 người, trung bình mỗi năm tăng thêm 3600 lao động.

Hầu hết lao động được tạo việc làm có thu nhập khá ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo; các điều kiện làm việc và chế độ, chính sách của người lao động cơ bản được bảo đảm; khoảng 17% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm

xã hội. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, đã được quan tâm chăm lo đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, góp phần bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nhất là đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, các gia đình bị thiệt hại do thiên tai.

Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi: Lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái có đặc điểm lao động tương đối trẻ. Năm 2020, lao động trong độ tuổi từ 15-19 tuổi trong tổng lao động đang làm việc chiếm 9,66 % tổng lao động, lực lượng trong các nhóm tuổi từ 15-39 là các nhóm tuổi có khả năng và kinh nghiệm chiếm khoảng 52,97 %.

Nhìn chung, tỷ lệ lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh trong nhóm tuổi từ 15- 24, + 50 của tỉnh cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao

động thuộc các nhóm tuổi từ 25- 49 tương đối thấp hơn so với cả nước.

Chuyển dịch lao động trên địa bàn tỉnh xảy ra ở hầu hết các ngành kinh tế trong giai đoạn 2011-2020. Xu hướng chuyển dịch thể hiện: giảm tỷ trọng lao động ở các ngành có giá trị gia tăng thấp/sụt giảm, tăng tỷ trọng lao động ở các ngành có tiềm năng về năng suất lao động/giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch xảy ra tương đối chậm, chưa thể hiện rõ nét.

Lao động trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn chiếm tỷ trong tương đối lớn trong cơ cấu lao động toàn tỉnh nhưng đã có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ trọng này cao gấp 2 lần của cả nước và cao thứ 3 so với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2020. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp chiếm trung bình khoảng 70,1 %, giảm dần từ 71,8%

xuống còn 65,5% vào năm 2015. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm nghiệp có xu hướng giảm nhiều hơn giai đoạn 2010-2015 nhưng

vẫn giữ vai trò chủ chốt, chiếm khoảng 60,6 % tỷ trọng lao động toàn tỉnh. Trung bình hàng năm giảm khoảng 1,7 % lao động so với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh, cao hơn giai đoạn 2010-2015 khoảng 0,1 % (Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2020).

Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển biến tương đối tích cực trong giai đoạn 2016-2020. Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng 1,8 % từ 10,7 % năm 2011 lên đến 12,5 % năm 2015. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng lao động ở khu vực này tiếp tục tăng 6,1 % từ 14,3 % năm 2016 lên đến 20,4 % năm 2020. Đối với các ngành dịch vụ, hầu hết đều dịch chuyển dương trong giai đoạn 2011-2020 nhưng tương đối chậm và chưa rõ nét (tăng khoảng 0,7% tỷ trọng từ năm 2015 đến năm 2020).

Sự chuyển dịch lao động trong các ngành của nền kinh tế chưa thực sự thể hiện rõ nét. Nhìn chung, lao động đã dần chuyển sang các ngành tương đối mới, có nhu cầu lao động cao như xây dựng và dịch vụ nhưng tỷ lệ này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng lao động trên địa bàn tỉnh.

Hình 13. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai

đoạn 2011-2020 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020

Giai đoạn 2016-2020, lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Yên Bái có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng lao động thành thị, giảm dần lao

động nông thôn, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chưa đáng kể.

Hình 14. Cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn

2015-2020 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hình thức sở hữu bước đầu có những

chuyển biến tích cực, giảm dần lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước, tăng dần lao động trong khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy

nhiên những chuyển biến này còn chưa thực rõ rệt. Đáng chú ý từ năm 2015 đến năm 2020, số lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 3,2 lần từ chỉ có 1343 lao động năm 2015 lên 4305 lao động vào năm 2020. Điều này thể hiện rõ xu thế Hội nhập quốc tế về lao động và xã hội Tỉnh Yên Bái trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 16/10/2017 về triển khai thực hiện chiến lược hội nhập Quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Bảng 4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế tỉnh Yên Bái

giai đoạn 2015-2020 (%)

Loại hình kinh tế 2015 2017 2018 2019 2020

Kinh tế Nhà nước 9,63 8,71 9,16 8,78 8,48

Kinh tế ngoài Nhà nước 90,10 90,38 89,88 90,29 90,69

Khu vực đầu tư nước ngoài 0,27 0,91 0,96 0,93 0,83

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020

d. Di dân

Dân số Yên Bái chủ yếu là tăng tự nhiên, tỷ lệ giảm dân số cơ học trung bình hàng năm khoảng 0,057%. Một phần dân cư của tỉnh dịch chuyển đến thành phố lớn như Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc.

Các khu công nghiệp – TTCN chưa thực sự thu hút đầu tư cũng như nguồn lao động tại địa phương và các khu lân cận, vì vậy hiện tại, lượng di dân vào tỉnh

Yên Bái rất ít.

e. Dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2019, cộng đồng dân cư trong tỉnh gồm trên 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: 08 dân tộc có số dân trên 10.000 người, 02 dân tộc có từ 2.000 – dưới 10.000 người, 03 dân tộc có 500 – 2.000 người, còn lại các dân tộc khác có số dân dưới 1.600 người. Dân tộc Kinh có số dân lớn nhất chiếm 42,7%, dân tộc Tày 18,3%, dân tộc Dao 13%, dân tộc Mông 12,3%, dân tộc Thái 18,3%, còn lại là các dân tộc khác.

Năm nhóm cộng đồng tộc người chiếm đa số đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo và đặc điểm văn hóa của tỉnh Yên Bái. Các dân tộc ít người trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội.

f. Tỷ lệ hộ nghèo

Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình hành động của Tỉnh ủy đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,53% năm 2011 xuống còn 16,02% so vào cuối năm 2015, trong đó: huyện

Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo giảm 31,47%, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 47,82%; giai đoạn 2016 – 2020: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 25,17%, từ 32,21% đầu năm 2016 xuống còn 7,04% vào cuối năm 2020, trong đó huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải tỷ lệ hộ nghèo giảm 41,61%, từ 75,12% đầu năm 2016 xuống còn 33,51% vào cuối năm 2020. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái giảm còn 7,04%, đứng thứ 12 toàn quốc, cải thiện 6 bậc so với năm 2016 nằm trong nhóm 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất Vùng Trung du và miền núi phía Bắc..

Công tác giảm nghèo bền vững được Tỉnh quan tâm thực hiện. Bên cạnh các chính sách của Trung ương, Tỉnh đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, chính sách đặc thù của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất; đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động; hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo và hỗ trợ tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế… để tăng cường giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, thu nhập, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn cao hơn so với mặt bằng chung toàn quốc, đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn. Chênh lệch giữa mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh còn khá lớn.

h. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người tính theo GRDP ngày càng được cải thiện, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng và cả nước. Thu nhập bình quân đầu người của cả tỉnh tăng 2,3 lần từ năm 2011 lên đến năm 2020 và đạt 40,18 triệu đồng/người/năm (Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2020). Thu nhập bình quân đầu người của nhóm có thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất tăng lần lượt là 2,35 lần và 3,28 lần trong giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên có xu hướng chênh lệch ngày càng cao giữa hai nhóm đối tượng thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất. Mức chênh lệch tăng từ 6,8 lần lên đến 10,9 lần từ năm 2010 đến năm 2020 (Tổng cục thống kê). GRDP giá hiện hành bình quân đầu người của tỉnh Yên Bái nằm ở nhóm thấp trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, GRDP bình

quân đầu người của tỉnh Yên Bái chỉ cao hơn các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên và Hà Giang..

2.4.2. Các giá trị văn hóa – dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác.

Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo ra nền văn hóa đó, bản sắc văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ấy. Mỗi dân tộc qua quá trình hình thành và phát triển đều có những bản sắc riêng. Không nằm ngoài quy luật đó, 40 dân tộc anh em trên mảnh đất Yên Bái anh hùng đều mang những bản sắc văn hóa riêng. Đó là vùng đồng bào Tày ở Yên Bình, Lục Yên; vùng đồng bào Dao ở Văn Yên; vùng đồng bào Thái ở khu vực cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ, Văn Chấn; vùng đồng bào Mông ở huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải…

Sự đa dạng về dân tộc đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng cũng như các ngành nghề truyền thống trên địa bản tỉnh Yên Bái. Nhiều làng nghề truyền thống, có giá trị bản sắc được hình thành, lưu giữ và truyền nối lâu đời trong cộng đồng:

nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; nghề dệt thổ cẩm của người thái… Trung bình mỗi năm trong tỉnh

diễn ra trên 40 lễ hội tín ngưỡng dân gian và lễ hội tại các di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 2 lễ hội có quy mô lớn ở khu di tích cấp quốc gia là: lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên và lễ hội đền Đại Cại, huyện Lục Yên. Nhiều lễ hội truyền

thống thường niên diễn ra tại các huyện, thị, thành phố với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân, tiêu biểu như: lễ hội Lồng Tồng, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; lễ hội đền Mẫu Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình; lễ hội đình, đền, chùa Nam Cường, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái...

Các giá trị văn hóa, dân tộc được quảng bá, bảo tồn và phát huy thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ các dân tộc và tổ chức các hoạt động lễ hội, du lịch như: Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Festival tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên; Festival Dù lượn "Bay trên mùa vàng” ở Mù Cang Chải…, góp phần thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Yên Bái.

Hiện tại, Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 03 di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Yên Bái; Hạn Khuống của người Thái, thị xã Nghĩa Lộ; Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)