Tác động của thiên tai và BĐKH đối với địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 141 - 145)

5.2.1. Tác động của thiên tai.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, cực đoan, bất thường, xảy ra các dạng thiên tai khó lường đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội, sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn, cụ thể:

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp: Biến đổi khí hậu khiến cho thiên tai khắc nghiệt hơn (rét đậm, rét hại, mưa đá, lũ, lũ quét, hạn hán... xảy ra với cường độ lớn,

trái quy luật) sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hơn đến diện tích gieo trồng cũng như ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Ảnh hưởng đến lâm nghiệp: Sự thiếu hụt nước trong mùa khô kèm theo nền

nhiệt độ không khí ngày càng gia tăng sẽ khiến cho nguy cơ cháy rừng có thể sẽ tăng lên nếu không có các biện pháp quản lý rừng hiệu quả cũng như đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống cháy rừng đến người dân; ngoài ra các loại bệnh, sâu hại rừng có thể tiếp tục phát triển.

- Ảnh hưởng công nghiệp: Nhiệt độ không khí tiếp tục gia tăng sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến những thiệt hại không nhỏ đối với lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến của tỉnh. Lượng mưa gia tăng cũng góp phần gây thiệt hại và gây cản trở cho các hoạt động công nghiệp.

- Ảnh hưởng đến giao thông: Sự gia tăng về mưa, lũ có thể sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với hạ tầng giao thông vận tải, cản trở các hoạt động giao thông vận tải làm chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Ảnh hưởng đến du lịch: Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch. Mưa lũ gia tăng cùng với

sự gia tăng của nhiệt độ, nhất là thời gian có nền nhiệt độ cao kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến lượng du khách đến, lưu trú tại tỉnh.

- Ảnh hưởng đến y tế và sức khỏe cộng đồng: Số ngày có nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (> 35oC) có khả năng tiếp tục tăng, do đó cần phải có các phương án tuyên truyền để bảo vệ sức khỏe người dân.

5.2.2. Tác động của BĐKH.

Dưới tác động của BĐKH, Yên Bái thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất; cháy rừng, hạn hán. Các lĩnh vực: An ninh lương thực; lâm nghiệp;

giao thông vận tải; môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học; y tế, sức khỏe cộng đồng/các vấn đề xã hội khác thuộc vùng núi và trung du Việt Nam có nguy cơ chịu tác động đáng kể của BĐKH.

Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016, trong thế kỷ 21, tại tỉnh Yên Bái, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình mùa trên các vùng của tỉnh có xu hướng tăng; lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng; nhưng lượng mưa trung bình mùa theo các kịch bản có xu thế không ổn định trong từng giai đoạn đánh giá.

Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21 (thời kỳ 2046-2065), nhiệt độ trung bình năm tỉnh Yên Bái tăng lên 1,7oC và sẽ tăng 2,3oC vào cuối thế kỷ 21 (thời kỳ 2080-2099), như vậy, nhiệt độ trung bình tỉnh Yên Bái tăng 0,6oC từ giữa

thế kỷ đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở. Theo kịch bản RCP 8.5, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Yên Bái tăng 2,2oC vào giữa thế kỷ 21 và tăng đến 3,9oC vào cuối thế kỷ, như vậy nhiệt độ trung bình tỉnh Yên Bái tăng 1,7 oC từ giữa thế kỷ đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở.

Đối với lượng mưa, theo kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5): lượng mưa trung bình mùa đông có xu thế tăng vào giai đoạn đầu thế kỷ (năm 2016-2035); giai đoạn giữa thế kỷ (năm 2046-2065) có xu thế giảm, mức

giảm nhiều nhất là 9,4%, giai đoạn cuối thế kỷ (năm 2080-2099) lại có xu thế tăng.

Lượng mưa mùa xuân có xu thế giảm ở đầu thế kỷ, mức giảm nhiều nhất lên tới 8,9%, có xu thế tăng ở giữa vào cuối thế kỷ; lượng mưa mùa hè, lượng mưa mùa

thu đều có xu thế tăng trong cả ba giai đoạn đánh giá. Theo Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5): lượng mưa trung bình mùa đông và mùa xuân có xu thế giảm vào giai đoạn đầu thế kỷ (năm 2016-2035); giai đoạn giữa thế kỷ (năm 2046- 2065) và giai đoạn cuối thế kỷ (năm 2080-2099) lại có xu thế tăng. Lượng mưa mùa hè và lượng mưa mùa thu đều có xu thế tăng trong cả ba giai đoạn đánh giá.12

Dựa trên Kịch bản BĐKH được xây dựng và dự báo cho tỉnh Yên Bái, một số tác động chính của BĐKH liên quan đến Yên Bái có thể nêu ra như sau:

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ, hạn hán… do BĐKH sẽ làm suy thoái đáng kể chất lượng đất, đặc biệt là đất dùng cho nông nghiệp và lâm nghiệp, ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu là đầu vào cho các cơ sở chế biến nông lâm sản, đến các khu khai thác tài nguyên khoáng sản; các tuyến giao thông bị phá hủy sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất (vận chuyển nguyên nhiên liệu) cũng như tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh. BĐKH, làm gia tăng

bệnh dịch, làm suy giảm các điều kiện sống của người dân, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường; các vụ cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, là nguyên nhân gây ô nhiễm khói bụi và góp phần làm cho hiện tượng BĐKH xảy ra mạnh mẽ hơn.

Tác động của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Yên Bái: Lượng mưa tăng và tập trung chủ yếu trong mùa mưa sẽ dẫn đến lụt, lũ quét, từ đó dẫn đến mất mùa, mất đất canh tác, thay đổi mùa vụ canh tác. Sự suy giảm lượng mưa trong mùa khô sẽ gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp (mất mùa, chất lượng

sản phẩm và năng suất cây trồng suy giảm...). Thời tiết cực hạn chính là hạn hán ở các vùng trên địa bàn tỉnh đe dọa trực tiếp đến sản xuất, tới sự phát triển và tính đa dạng sinh học của rừng đồng thời làm tăng nguy cơ cháy rừng. Đối với sản xuất lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất và quy mô ngày càng lớn gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng, trong đó hai yếu

tố liên quan chặt chẽ tới biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ và lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây nên cháy rừng. Sự gia tăng nhiệt độ và

suy giảm lượng mưa hiện nay và trong thời gian tới đang và sẽ là yếu tố gây nguy cơ cao cháy rừng tại khu vực. Do đó, bên cạnh việc tăng cường công tác phòng chống cháy rừng thì giải pháp lâu dài vẫn là ngành lâm nghiệp cần có kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đối với nuôi trường thủy sản: BĐKH làm cho lượng mưa gia tăng, phân bổ không đồng đều trong mùa mưa nhưng lại suy giảm trong mùa khô. Với đặc điểm về địa hình đồi núi cao, bị chia cắt mạnh, sông suối có độ dốc cao nên lưu lượng nước tại các lưu vực sông sẽ thay đổi: Tăng tần suất lũ trên các sông suối trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô. Đây là các yếu tố ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản.

BĐKH sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến những công trình xây dựng thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao thông

vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch – dịch vụ. Đặc trưng của những đối tượng này là thời gian tồn tại tương đối dài, có thể hàng thế kỷ và chịu tác động trực

12 Kế hoạch 158/KH-UBND ngày 30/7/2020 tỉnh Yên Bái về thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH tỉnh Yên Bái;

tiếp và liên tục của KH, thời tiết và hiện nay là BĐKH với xu hướng ngày càng gia tăng. BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế.

Việc thay đổi nền đa dạng sinh học sẽ thay đổi nền nhiệt, chênh lệch nhiệt, gia tăng và phân bổ không đều lượng mưa trong mùa mưa, suy giảm và phân bổ không đều lượng mưa trong mùa khô, các hiện tượng cực đoan (nhiệt độ thấp trong mùa đông, số ngày nắng nóng gia tăng, lũ lụt, trượt lở đất...), cùng với các hoạt động do con người (phá rừng, săn bắt), các hiện tượng của BĐKH sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như làm thay đổi sự phân bổ của các loài do sự thay đổi về nền nhiệt, đặc biệt trong điều kiện địa hình núi cao như tỉnh Yên Bái (chênh lệch nhiệt độ cao), giảm nơi cư trú của các loài (do cháy rừng, mất diện tích rừng do lũ quét và

sạt lở đất). Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan của thời tiết sẽ làm gia tăng khả năng tuyệt chủng các loài quý hiếm khi các loài này không thích nghi được với những thay đổi về BĐKH.

BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật cho con người thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán... Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động

của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (do muỗi) qua môi trường nước (các bệnh đường ruột), và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi...). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các vùng nông thôn kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao. BĐKH làm thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh và các bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời BĐKH ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người do điều kiện sống bị thay đổi về diện tích đất ở và đất sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng.

Những tác động về sức khỏe làm ảnh hưởng tới quy hoạch về dân số, cơ hội việc làm và thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế xã hội.

PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ

NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)