Thực trạng phát triển ngành nông – lâm – thủy sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 161 - 172)

I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA TRIỂN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA

1.2. Thực trạng phát triển ngành nông – lâm – thủy sản

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Yên Bái đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, xoá đói giảm nghèo, giữ ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ rừng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của

tỉnh trong những năm qua. Tổng giá trị sản phẩm của ngành theo giá so sánh năm 2010 tăng liên tục qua các năm từ 2011 đến 2020 và đạt 4.404 tỷ đồng năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành giai đoạn 2011 – 2015 là 5,4%/năm, cao gấp 1,73 lần tăng trưởng của ngành NLTS của cả nước (3,12%/năm), giai đoạn 2016-2020 là 4,8%/năm (thấp hơn giai đoạn trước do tập trung cơ cấu lại các sản phẩm), chung cho giai đoạn 2011-2020 là 5,1%/năm.

Bảng 11. Tăng trưởng và cơ cấu GRDP nông, lâm giai đoạn 2011-2020

Hạng mục

Năm

201 1

201 2

201 3

201 4

201 5

201 6

201 7

201 8 2019 2020

1. Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 6,81 3,99 5,37 4,96 5,94 4,37 4,37 5,09

5,04 5,08

2. Cơ cấu tổng sản phẩm(%) 28,0

27,6

26,3

25,9

25,6

25,3

23,7

23,5

22,8 24,3

Nguồn: Niên giám thống kê các năm

Cơ cấu GRDP của ngành trong GRDP chung của cả tỉnh giảm từ 28,0% năm 2011 xuống còn 24,3% năm 2020. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đã có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản, cơ cấu năm

2011 của nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 75,7%; 21,2% và 3,1% năm 2020 cơ cấu tương ứng là 69,2%; 26,2% và 4,3%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự dịch chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,5% năm 2011 xuống còn 62,0 năm 2020, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ

26,5% năm 2011 nên 37% năm 2020, tỷ trong dịch vụ thay đổi không đáng kể vẫn chiếm khoảng 1% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.

Hình 24: Cơ cấu GRDP của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

Giai đoạn 2011-2020, Bên cạnh những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chung của Trung ương đã ban hành, trong thời gian qua ở Yên Bái đã

ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp thông qua các đề án như: (1) Đề án phát triển chăn nuôi; (2) Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản; (3) Đề án phát triển Chè vùng cao; (4) Đề án phát triển cây ăn quả; (5) Đề án phát triển trồng ngô Đông trên đất 2 vụ lúa; (6) Đề án phát triển măng tre Bát độ; (7) Đề án phát triển cây Quế; (8) Đề án phát triển cây Sơn tra; (9) Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm tỉnh Yên Bái; (10) Đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019-2021. Ngoài ra còn hỗ trợ kinh phí cho các vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 để phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi; Chính sách hỗ trợ các mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Góp phần tăng cường ứng dụng ngay các tiến bộ kỹ thuật mới về cây, con giống để đánh giá nhân rộng trong sản xuất; Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND có ý nghĩa nhân văn, thiết thực, được người dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển

sản xuất, ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trước những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Các đề án, chính sách trên đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân đạt trên 4,5%/năm. An ninh lương thực được giữ vững, gia tăng mạnh mẽ về quy mô, diện tích, sản lượng các cây trồng, vật nuôi chủ lực, qua đó hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung của tỉnh, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng

hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn, tiêu thụ ổn định…góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 04 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 01 huyện Trấn Yên và công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới đối với thành phố Yên Bái.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được quan tâm đầu tư.

Sản phẩm hàng hóa từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực. Bước đầu xây dựng và phát triển 30 dự án sản xuất liên kết theo

chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển đến hết năm 2020 có 83 sản phẩm (OCOP) được đánh giá, phân hạng và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó: 8 sản phẩm đạt 4 sao; có 75 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh17; và đến hết năm 2020 có 30 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái đã được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể 18.

Giai đoạn 2011-2020 nhiều đề tài, dự án, chương trình, đề án hỗ trợ được triển khai thực hiện. Kết quả từ việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt đã được nghiên cứu - ứng

dụng vào sản xuất, phát triển công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường. Tư duy của người dân đã chuyển theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cơ cấu ngành nông nghiệp giá trị sản xuất có sự dịch chuyển tích cực theo hướng trồng trọt giảm dần; chăn nuôi, dịch vụ tăng. Ngành luôn chú trọng việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, trong đó tập trung vào khảo nghiệm chọn lọc giống mới; phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, áp dụng công nghệ sinh học. Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi tạo nên các mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chưa xây dựng và hình thành được các khu nông nghiệp công nghệ cao; vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn nhỏ lẻ, phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy mô nhỏ. Công tác tuyên truyền phổ biến và chuyển giao

các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống còn hạn chế, cả về số lượng và chất lượng.

1.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp.

a. Trồng trọt.

17 Trong đó huyện Văn Yên 15 sản phẩm đạt 3 sao; TP Yên Bái 7 sản phẩm đạt 3 sao; huyện Yên Bình 10 sản phẩm (9 đạt 3 sao, 1 đạt 4 sao); huyện Lục Yên có 9 sản phẩm đạt 3 sao; huyện Mù Cang Chải 5 sản phẩm (3 đạt 3 sao, 2 đạt 4 sao); huyện Trạm Tấu có 6 sản phẩm đạt 3 sao; huyện Trấn Yên 12 sản phẩm (11 đạt 3 sao, 1 đạt 4 sao); huyện Văn Chấn 11 sản phẩm (7 đạt 3 sao, 4 đạt 4 sao); TX Nghĩa lộ 8 sản phẩm đạt 3 sao.

18 Chỉ dẫn địa lý: 07 sản phẩm (Quế Văn Yên, Gạo Mường Lò, Tre Bát độ, Mật ong Mù Cang Chải, Ba ba gai Văn Chấn, Nếp Tú Lệ, Bưởi Khả Lĩnh); Nhãn hiệu chứng nhận: 08 sản phẩm (Chè Suối Giàng Yên Bái, Sơn tra - Mù Cang Chải, Bưởi Đại Minh - Yên Bình, Cá Hồ Thác Bà, Gà xương đen - Mù Cang Chải, Vịt Bầu - Lâm Thượng, Khoai sọ nương Trạm Tấu, Các sản phẩm từ quế Văn Yên); Nhãn hiệu tập thể: 08 sản phẩm (Cam Lục Yên, Cam Văn Chấn, Gạo Bạch Hà - Yên Bình, Gạo Nếp Tú Lệ - Văn Chấn, Miến đao - Giới Phiên, Gạo Hương Chiêm - Đại Phú An, Thịt hun khói Mường Lò, Hồng chùm không hạt - Lục Yên)

- Lương thực có hạt: Diện tích gieo trồng năm 2020 là 72.217 ha (tăng 825,5 ha so với năm 2016, tăng 8.564,6 ha so với năm 2010), tổng sản lượng lương thực

có hạt đạt 319.780 tấn (tăng 10.179,8 tấn so với năm 2016, tăng 68.983,3 tấn so với năm 2010). Các giống đưa vào sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, được nghiên cứu thử nghiệm từ 2 - 3 vụ trở lên, thích hợp cho từng tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ canh tác và thế mạnh của từng địa phương... nhờ đó năng suất, sản lượng lúa, ngô bình quân tăng, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh liên tục trong nhiều năm.

- Cây sắn: Sắn được trồng phổ biến tại tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên. Mặc dù là một trong những địa phương có diện tích canh tác sắn khá lớn của cả nước, tuy nhiên, từ năm

2015 - 2020 diện tích giảm dần qua các năm, mỗi năm giảm khoảng 1.000 ha. Đến năm 2020, diện tích sắn toàn tỉnh còn 8.710 ha.

- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả năm 2020 là 9.754 ha (tăng 2.479,8 ha so với năm 2016, tăng 2.914 ha so với năm 2010), sản lượng cây ăn quả các loại đạt

46.686 tấn (tăng 15.764 tấn so với năm 2016, tăng 17.402 tấn so với năm 2010).

Cây ăn quả đã có sự tăng trưởng rõ rệt về sản lượng, cơ cấu và chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với cây ăn quả có múi. Đã hình thành và phát triển các vùng cây ăn quả tập trung có diện tích và sản lượng hàng hóa lớn như: Vùng cam quýt Văn Chấn, Lục Yên, vùng bưởi Đại Minh, Hán Đà huyện Yên Bình, vùng nhãn Văn Chấn, Nghĩa Lộ, thanh long ruột đỏ huyện Trấn Yên,Yên Bình...

- Cây dâu tằm: Diện tích dâu tằm năm 2020 là 827,2 ha (tăng 600 ha so với năm 2016, tăng 768 ha so với năm 2010), sản lượng lá dâu các loại đạt 19.815 tấn (tăng 12.992,2 tấn so với năm 2016, tăng 17.691 tấn so với năm 2010); sản lượng kén tằm đến năm 2020 đạt 1.200 tấn. Phát triển trồng dâu, nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển ngành nghề nông thôn và thu được giá trị cao so với một số cây trồng khác. Đã hình thành vùng sản xuất nguyên liệu và nuôi tằm tập trung, quy mô lớn tại huyện Trấn Yên và từng bước mở rộng tại huyện Văn Chấn, Văn Yên.

- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 10.756,4 ha (tăng 1.568,6 ha so với năm 2016, tăng 4.344 ha so với năm 2010), sản lượng rau các loại đạt 171.582 tấn (tăng 21.784,7 tấn so với năm 2016, tăng 52.385 tấn so với năm 2010).

- Cây dược liệu: Diện tích dược liệu năm 2020 là 3.480 ha, sản lượng dược

liệu các loại (ba kích, chè hoa vàng, chè dây, thảo quả, kim tiền thảo, nhân trần, Khôi tía, đinh lăng, gừng, sả, nghệ...) đạt 7.700 tấn.

- Cây cao su: Diện tích cao su năm 2020 giữ ổn định 2.276,62 ha. Bắt đầu từ năm 2019, Công ty Cổ phần cao su Yên Bái tiến hành mở cạo, khai thác cao su

(diện tích cao su cho khai thác 60 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh là 583 kg/ha với sản lượng đạt 35 tấn). Năm 2020, diện tích cao su cho khai thác 135 ha, năng suất bình quân toàn tỉnh là 925 kg/ha với sản lượng đạt 125,68 tấn. Trong những năm tới

thực hiện xây dựng các trạm vắt mủ cao su (mặt bằng tối thiểu 2.000 m2/trạm). Lộ trình đến năm 2025 sẽ xây dựng nhà máy chế biến cao su tại cụm Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang (theo kế hoạch của tập đoàn Cao su).

- Cây chè: Diện tích chè năm 2020 đạt 7.619 ha (giảm 3.622 ha so với năm 2015, giảm 3.285 ha so với năm 2011). Sản lượng chè búp tươi đạt 74.010 tấn (giảm 11.438 tấn so với năm 2015, giảm 16.802 tấn so với năm 2011), sản lượng chè búp tươi chất lượng cao đạt 21.120 tấn. Mặc dù diện tích, sản lượng chè giảm, nhưng diện tích chè chất lượng cao được duy trì, phát triển và chăm sóc tốt nên góp phần ổn định giá trị ngành chè của tỉnh. Các sản phẩm trà của tỉnh đa dạng về chủng

loại (trà đen, trà xanh, trà ô long, bạch trà, hồng trà...) đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, chất lượng và giá trị của sản phẩm chè được nâng cao.

Bảng 12. Hiện trạng diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng một số cây trồng

trên địa bàn tỉnh Yên Bái

ST

T Chỉ tiêu ĐVT

Chi tiết kết quả thực hiện theo từng năm

(2016 - 2020)

2016 2017 2018 2019 2020

I Lương thực có hạt

1 Diện tích gieo cấy

- Diện tích gieo cấy lúa

cả năm Ha 42.750 42.525 42.110 42.765 42.862

- Diện tích ngô cả năm Ha 28.642 28.150 28.522 28.767 29.355 2

Tổng sản lượng lương

thực có hạt Tấn 309.600 306.097 307.50

3 314.264 319.771

II Chè

- Diện tích Ha 9.656 8.511 7.820 7.655 7.619

- Sản lượng Tấn 80.639 70.006 65.867 69.817 74.010

III Cây ăn quả

- Diện tích Ha 7.275 7.870 8.475 9.083 9.754

- Sản lượng quả các

loại Tấn 30.942 36.192 40.067 42.973 46.686

Trong đó sản lượng

quả có múi 21.596 24.463

- Diện tích vùng cây ăn

quả có múi Ha 2.846 3.576 4.322 5.118 5.400

IV Trồng dâu, nuôi tằm

- Diện tích dâu Ha 200 300 423 793 827,2

- Sản lượng kén tằm Tấn 300 450 635 852 1.200

V Nhóm cây đặc sản

1 Lúa nếp Tú Lệ

- Diện tích Ha 100 100

- Sản lượng (tấn/năm) Tấn 400 400

- Giá trị

Tỷ

đồng 2,9 2,9

2 Bưởi Đại Minh

- Diện tích Ha 598,5 720

- Sản lượng quả

(tấn/năm) Tấn 9.000 15.000

- Giá trị

Tỷ

đồng 65 250

3 Cam Sành Lục Yên

- Diện tích Ha 405 405

- Sản lượng quả

(tấn/năm) Tấn 3200 3200

- Giá trị

Tỷ

đồng 25 25

4 Chè Shan hữu cơ

- Diện tích Ha 1.200 1.200

- Sản lượng búp tươi

(tấn/năm) Tấn 1.800 1.800

- Giá trị

Tỷ

đồng 40 40

5 Cây dược liệu

- Diện tích Ha 3.437 3.475

Nguồn: Sở NN&PTNT, Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái

b. Chăn nuôi.

- Giai đoạn 2011-2015: Tổng đàn gia súc chính năm 2015 là 643.519 con tăng so với năm 2011 là 93.951 con; Tổng đàn gia cầm là 4.010 nghìn con tăng so với năm 2015 là 622 nghìn con; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại là 39.504 tấn tăng so với năm 2015 là 10.085 tấn.

- Giai đoạn 2016-2020: Tổng đàn gia súc chính năm 2020 là 598.780 con giảm so với năm 2016 là 89.351 con; Tổng đàn gia cầm là 6.300 nghìn con tăng so với năm 2016 là 1.505 nghìn con; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại là 55.800 tấn tăng so với năm 2016 là 12.868 tấn.

- Năm 2020, tổng đàn gia súc chính là 589.780 con, đàn gia cầm đạt 6,3 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 54.434 tấn. Trong đó:

+ Đàn trâu: Tổng số có 93.748 con tập trung chính tại huyện Lục Yên (16.681 con), Văn Chấn (15.945 con), Mù Cang Chải (14.703 con), Yên Bình (12.350 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 là 3.163 tấn.

+ Đàn bò: Tổng số 32.225 con, tập trung tại các huyện Mù Cang Chải (7.709 con), Văn Chấn (6.693 con), Yên Bình (5.980 con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 là 1.023 tấn.

+ Đàn lợn: Tổng số 463.808 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 là 37.554 tấn. Toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở chăn nuôi tập trung với quy mô trên 500 con/lứa và trên 4 nghìn cơ sở chăn nuôi nông hộ.

+ Chăn nuôi gia cầm: Tổng số 6,3 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 là 11.283 tấn và trên 65 triệu quả trứng. Toàn tỉnh hiện có 439 cơ sở chăn

nuôi gia cầm với quy mô trên 1.000 con/lứa tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên (340 cơ sở).

+ Đàn ong: Trên địa bàn tỉnh hiện có 2.310 hộ nuôi ong với 21.812 đàn ong.

Người dân có nghề nuôi ong truyền thống có nhiều kinh nghiệm nuôi ong, tuy nhiên ong chủ yếu là giống ong nội nên có những nhược điểm như: thường xuyên xảy ra

hiện tượng chia đàn tự nhiên làm cho người nuôi ong khó quản lý hơn và có thể dẫn đến giảm năng suất trong mùa thu mật. Rất ít mật do vẫn nuôi bằng đõ, cắt cả bánh tổ khi khai thác mật.

Tổng đàn gia súc chính bình quân giai đoạn 2010 - 2020 đạt 608.488 con.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại giai đoạn 2010 - 2020 đạt 39.194,76 tấn.

Bảng 13. Hiện trạng chăn nuôi phân theo đơn vị hành chính cấp huyện

Huyện/Thành phố Trâu

(con) Bò (con) Lợn (con) Ngựa

(con) Dê (con)

Thành phố Yên Bái 509 237 26.274 2 117

Thị xã Nghĩa Lộ 9.069 1.680 41.591 13 708

H. Lục Yên 16.681 1.533 63.568 18 8.287

H. Văn Yên 11.514 1.985 65.276 196 3.201

H. Mù Cang Chải 14.703 7.709 53.908 24 5.908

H. Trấn Yên 4.352 1.220 48.792 19 510

H. Trạm Tấu 8.625 5.188 16.383 224 5.987

H. Văn Chấn 15.945 6.693 70.967 465 2.360

H. Yên Bình 12.350 5.980 77.049 4 7.495

Tổng 93.748 32.225 463.808 965 34.573

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020

Trong thời gian qua việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi được chú trọng và đạt được một số kết quả nổi bật: Đã cải tạo đàn giống bằng phương pháp thụ tinh

nhân tạo phối được 16.325 liều; tỷ lệ đàn bò lai (lai Sind, lai Brahman, lai BBB) chiếm 45% tổng đàn. Đối với đàn lợn đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 70% tổng đàn (trong đó tỷ lệ đàn lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao như các giống lợn: Yorkshire, Đại bạch, Landrace, Duroc… chiếm khoảng 30%).

Trên địa bàn tỉnh cũng phát triển một số các loại gia súc, gia cầm đặc sản, và đang có xu hướng tăng dần theo từng năm.

Bảng 14. Một số loại gia súc, gia cầm đặc sản

ST

T Chỉ tiêu ĐVT

Chi tiết kết quả thực hiện theo từng năm

(2016 - 2020)

2016 2017 2018 2019 2020

1 Gà đen đặc sản vùng cao

- Số lượng Con 100.000 120.000 150.000 120.000 127.84

0

- Sản lượng (tấn/năm) Tấn 180 216 270 216 230

- Giá trị Tỷ đồng 32 38 48 38 40

2 Lợn bản địa Yên Bái

- Số lượng Con 43.480 55.070 58.000 65.000 84.087

- Sản lượng (tấn/năm) Tấn 3.478 4.405 4.640 5.200 6.726

- Giá trị Tỷ đồng 347 440 460 520 672

3 Vịt bầu Lâm Thượng

- Số lượng Con 70.000 60.000 60.000 110.000 67.503

- Sản lượng (tấn/năm) Tấn 90 80 80 165.000 101,2

- Giá trị Tỷ đồng 9 8 8 17 10

Nguồn: Sở NN&PTNT

1.2.2. Thực trạng phát triển lâm nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 689.267 ha; trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 469.858,0 ha chiếm trên 68% tổng diện tích tự nhiên.

Theo Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 26/2/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc công bố số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái năm 2020, như sau: Đất rừng đặc dụng: 36.147,2 ha (Bao gồm: Rừng tự nhiên 32.625,0 ha; rừng trồng 2.774,9 ha, đất chưa thành rừng 743,3 ha); Đất rừng phòng hộ:

152.787,8 ha (Bao gồm: Rừng tự nhiên 109.975,8 ha; rừng trồng 23.819,7 ha, đất chưa thành rừng: 18.992,2 ha); Đất rừng sản xuất: 334.024,0 ha (Bao gồm: Rừng tự nhiên: 103.014,9 ha; rừng trồng 161.340,3 ha, đất chưa thành rừng 69.688,8). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 161 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(796 trang)