Nguyên tắc, cơ chế Đảng lãnh đạo lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020 (Trang 33 - 36)

Chương 2 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ

2.1.1. Nguyên tắc, cơ chế Đảng lãnh đạo lực lượng Công an nhân dân

- Đảng lãnh đạo Công an nhân dân tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt:

Đảng lãnh đạo CAND tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt là nguyên tắc định hình cùng với quá trình kiện toàn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với CAND.

Ngày 05/5/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 10-CT/TW

“Về Đảng lãnh đạo công an”, yêu cầu “mọi cấp ủy phải phân công cho một ủy viên phụ trách lãnh đạo công an. Chọn các đồng chí có năng lực cử vào công an để nắm vững đường lối chính sách đảng” [88, tr.253]. Ngày 21/2/1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 31-NQ/TW “về nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”, nhấn mạnh: “Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta” [23, tr.313]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng khẳng định: “Là lực lượng vũ trang cách mạng nòng cốt của cuộc đấu tranh trọng yếu này, CAND phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh..., là công cụ tin cậy, sắc bén của Đảng và Nhà nước” [89, tr.721].

Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội VI quy định: “Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung thống nhất về mọi mặt của Đảng” [89, tr.966-967]. Từ Đại hội VII (năm 1991) đến nay, các Điều lệ của Đảng, mà hiện hành là Điều lệ được thông qua tại Đại hội XI (năm 2011), thống nhất quan điểm “Đảng lãnh đạo Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối,

trực tiếp về mọi mặt” [90, tr.28]. Đây đồng thời là nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của quá trình Đảng lãnh đạo chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Với vai trò là lực lượng tham mưu, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, CAND đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là một tất yếu khách quan nhằm giữ vững bản chất cách mạng của lực lượng CAND, bảo đảm sự phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm CAND luôn là một lực lượng thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Hệ thống tổ chức đảng trong Công an nhân dân được thiết lập theo cơ chế song trùng lãnh đạo:

Trước năm 1990, tổ chức đảng trong CAND hình thành, xây dựng theo mô hình tổ chức đảng cơ quan. Đến ngày 30/8/1990, Bộ Chính trị ra Quyết định số 110-QĐ/TW “thành lập Đảng ủy Công an Trung ương”, đây là bước ngoặt đổi mới hệ thống tổ chức đảng trong CAND. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần đầu tiên Điều lệ Đảng ghi nhận hai điều (Điều 28, 29) về tổ chức đảng ở các cấp Công an. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành quy định “về tổ chức đảng trong CAND Việt Nam” (Quy định số 38-QĐ/TW, ngày 18/5/1998) [15]. Sau năm lần điều chỉnh, thay thế, ban hành mới vào các năm 2004 [16], 2007 [17], 2012 [18], 2017 [19], 2019 [22], quy định của Bộ Chính trị nhất quán xác định song trùng lãnh đạo là cơ chế mang tính nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong CAND Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “...cơ chế song trùng lãnh đạo là phù hợp; ..., góp phần phát huy hiệu quả vai trò của công tác Đảng đối với Quân đội, Công an ở địa phương” [95, tr.285-286]. Cơ chế này quy định “tổ chức đảng trong Công an nhân dân không có hệ thống dọc từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở của Công an địa phương” [22]. Tổ chức đảng ở Công an địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy địa phương cấp đó, đồng

thời chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy Công an cấp trên về bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng và xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, đối với “tổ chức đảng trong Công an không có tổ chức chính quyền tương ứng” [95, tr.286], như hệ thống tổ chức đảng tại các đơn vị nghiệp vụ, chiến đấu tập trung, đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính, học viện, trường CAND trực thuộc Bộ, thì tổ chức đảng vẫn thiết lập theo hệ thống dọc.

- Các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong Công an nhân dân được lập tương ứng với tổ chức của Công an nhân dân ở cơ sở, cấp ủy Công an nhân dân lãnh đạo mọi mặt công tác đối với đơn vị thuộc quyền:

Về nguyên tắc, tổ chức đảng trong CAND được lập tương ứng với tổ chức của CAND [22]. Theo mô hình bốn cấp của lực lượng CAND, tổ chức cơ sở đảng trong CAND thiết lập ở đảng bộ Công an cấp huyện, có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Bộ Chính trị [22]. Đồng thời, cùng với quá trình phát triển của lực lượng CAND, Đảng cũng quy định các loại hình tổ chức cơ sở đảng tại một số đơn vị có đặc điểm riêng trong Công an nhân dân.

Sau khi Đảng ủy Công an Trung ương được thành lập, ngày 13/8/1993, trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Ban Tổ chức Trung ương và Đảng ủy Công an Trung ương, lần đầu tiên Ban Bí thư ban hành các Quy định số 77, 78, 79- QĐ/TW [70, tr.269-270], về chức năng, nhiệm vụ một số loại hình tổ chức cơ sở đảng đặc thù trong CAND. Sau nhiều lần thay thế và bổ sung mới đối tượng điều chỉnh, hiện có 06 quy định của Ban Bí thư về các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong CAND, áp dụng đối với các đơn vị nghiệp vụ trinh sát, điều tra;

chiến đấu tập trung; trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; đơn vị sự nghiệp; cơ quan; học viện, trường thuộc CAND [114].

Thực hiện quy định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tổ chức cơ sở đảng trong CAND nhìn chung được thành lập ở đơn vị cấp phòng và tương đương, trực thuộc cấp ủy cấp trên cơ sở; một số cục và tương đương có số lượng đảng viên ít cũng chỉ thành lập đảng bộ cơ sở, trực thuộc Đảng ủy Công an

Trung ương. Ở các đơn vị cấp phòng chưa đủ số lượng đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng để thành lập đảng bộ cơ sở, thì thành lập chi bộ cơ sở.

Ở các đảng bộ cơ sở có số lượng đảng viên đông, khó khăn trong sinh hoạt đảng, thì lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở. Trong trường hợp đặc biệt, theo chủ trương thí điểm của Ban Bí thư, một số đảng ủy cơ sở được Đảng ủy Công an Trung ương giao quyền cấp trên cơ sở và xây dựng mô hình đảng bộ cấp trên cơ sở trong đảng bộ cơ sở.

Tổ chức cơ sở đảng trong CAND dù có nhiều loại hình khác nhau, nhưng cơ bản thống nhất ở thẩm quyền lãnh đạo của tổ chức đảng đối với lực lượng CAND. Quan hệ giữa cấp ủy với đồng chí thủ trưởng Công an cùng cấp “là quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng” [22]. Cấp ủy CAND lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt đơn vị CAND thuộc quyền.

Một phần của tài liệu Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)