Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 2011 đến năm 2020

Một phần của tài liệu Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020 (Trang 93 - 120)

Chương 3 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ

3.2.2. Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng từ năm 2011 đến năm 2020

3.2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng

Hoạt động chỉ đạo của các đảng bộ trường CAND ở TPHCM đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng thể hiện rõ nét qua sự đổi mới phương thức hoạt động của đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở và và hệ thống cấp ủy cơ sở mới được thiết lập. Để bảo đảm thông suốt về nhận thức chính trị, trong tháng 3/2012, ban thường vụ các đảng ủy trường đã chỉ đạo văn phòng đảng ủy, phòng Xây dựng lực lượng triển khai tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng cho các cấp ủy cơ sở. Đối với đảng ủy cơ sở quản lý học viên và sinh viên được thành lập mới, ban thường vụ đảng ủy các trường chú trọng tập huấn về chủ trương cơ cấu đảng viên là sinh viên vào cấp ủy và ủy ban

kiểm tra đảng ủy cơ sở; vị trí, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở; thẩm quyền của đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở về việc thành lập, giải thể, đánh giá, phân loại, khen thưởng, kỷ luật chi bộ trực thuộc; quy trình nghiệp vụ công tác đảng viên và bố trí lực lượng chuyên trách công tác Đảng. Đối với các chi bộ cơ sở được thành lập trên cơ sở chi bộ cán bộ, giảng viên trước đây, trong nội dung tập huấn, ban thường vụ đảng ủy trường nhấn mạnh chi bộ cơ sở vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ như trước, đồng thời đảm đương thêm các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Đặc biệt, các chi ủy cơ sở được tập trung quán triệt về sự thay đổi thẩm quyền cấp ủy. Được cấp con dấu riêng, các chi ủy cơ sở có một số thẩm quyền tương đương đảng ủy cơ sở, khối lượng các mặt nghiệp vụ công tác Đảng phải đảm nhiệm gia tăng đáng kể, trong khi chi bộ cơ sở không có nhân sự chuyên trách công tác Đảng, không có cơ cấu ủy ban kiểm tra trực thuộc như đảng bộ cơ sở.

Trong phương thức chỉ đạo, triển khai công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, các đảng ủy trường CAND ở TPHCM đã kết hợp giữa việc trực tiếp thực hiện với tăng cường phân cấp, nâng cao tính chủ động của các cấp ủy cơ sở trong vận động, giáo dục đội ngũ đảng viên và quần chúng. Để triển khai Kế hoạch số 30/KH-BCA-X11 ngày 01/3/2011 của Bộ Công an “tổ chức cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng CAND”; quán triệt Chỉ thị số 09/CT-BCA-X11 ngày 01/9/2011 “về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng của lực lượng CAND giai đoạn 2011 - 2015”, Chỉ thị số 02/CT-BCA-X11 ngày 17/5/2016 về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng giai đoạn 2016 - 2020”, của Bộ trưởng Bộ Công an, từ năm 2012, các đảng ủy trường và cấp ủy cơ sở trực thuộc đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương mọi mặt công tác; tăng cường tuyên truyền miệng, vận động, giáo dục quần

chúng; nêu gương, trước hết là đội ngũ ban thường vụ, đảng ủy cấp trên cơ sở và cấp ủy viên cơ sở các cấp. Sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Kế hoạch số 27/KH-ĐUCA-X11 ngày 04/4/2012 của Bộ Công an “tổ chức công tác tư tưởng và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng trong Đảng bộ Công an Trung ương”, Hướng dẫn số 471-HD/ĐU ngày 28/9/2012 của Đảng ủy Tổng cục Chính trị CAND “về một số nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Tổng cục theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng”, các đảng ủy trường đã đẩy mạnh tự phê bình và phê bình theo nguyên tắc từ trên xuống, người đứng đầu, thủ trưởng đơn vị thực hiện trước, cấp phó và đảng viên, cán bộ, chiến sĩ thực hiện sau. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi trong các đảng bộ trường, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng sâu sắc, phát huy vai trò chủ động của các cấp ủy cơ sở trong triển khai các mặt công tác chính trị, tư tưởng đến đảng viên và quần chúng.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam, tình hình an ninh, trật tự có nhiều biến động trong năm 2014, đã tác động đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng. Các đảng ủy trường CAND ở TPHCM “đã tổ chức nhiều buổi báo cáo thời sự về biển, đảo... để tăng cường tuyên truyền và quán triệt sâu sắc tinh thần ý thức về chủ quyền quốc gia cho toàn thể cán bộ, đảng viên, học viên, công nhân viên nhà trường” [85]. Quán triệt thông báo của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI ngày 14/5/2014 và lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ thống nhất tư tưởng, giữ vững

ổn định nội bộ, tăng cường tuyên truyền đến gia đình, quần chúng tại địa phương. Lực lượng dự bị chiến đấu của các trường được lệnh sẵn sàng chi viện cho Công an các đơn vị, địa phương nơi có tình hình an ninh, trật tự diễn biến phức tạp. Đảng ủy quản lý học viên và cấp ủy chi bộ các trung đội sinh viên đã nêu cao tinh thần xung kích, kỷ luật, thể hiện vai trò lãnh đạo, dẫn dắt về tư tưởng đối với quần chúng thanh niên, sinh viên, đảm bảo tinh thần chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Tháng 5 và tháng 6 năm 2015, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM tiến hành đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2015 - 2020, bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Tổng cục Chính trị CAND lần thứ IX. Thực hiện chủ trương của đại hội về công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy Trường Đại học ANND đã ban hành Chương trình hành động toàn khóa, định hướng: “công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ cần tiếp tục được đổi mới theo hướng đa dạng hóa phương pháp và hình thức” [81]; Chương trình hành động toàn khóa của Đảng ủy Trường Đại học CSND II yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc đề cao việc

“thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ”; “bảo đảm sự lãnh đạo tập thể, đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mặt công tác; có sự phân công cụ thể, rõ ràng và sự phối hợp đồng bộ khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” [85]; Chương trình hành động của Đảng ủy Trường Cao đẳng CSND II nhấn mạnh yêu cầu “phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể, dân chủ, kỷ cương, tăng cường năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ Trường Cao đẳng CSND II trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mặt công tác của Trường” [77]. Hoạt động chỉ đạo của ban thường vụ các đảng ủy trường CAND ở TPHCM đã chỉnh đốn kỷ luật nội bộ, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể của đảng bộ vào công tác xây dựng Đảng.

Từ năm 2017 đến năm 2020, trong bối cảnh lãnh đạo Bộ Công an xem xét tổ chức lại các trường CAND, đã “có những tác động, ảnh hưởng nhất

định đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên” [82]. Các đảng bộ trường, mà trước hết là tập thể đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy các trường CAND ở TPHCM nhận thức rõ đây là “vấn đề hệ trọng, tác động sâu rộng, lâu dài”

[82], đã tiến hành chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn “trưng cầu ý kiến rộng rãi trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên của trường để phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể” [82], qua đó góp phần “ổn định tư tưởng, an tâm công tác và tạo sự đồng thuận cao” [82]. Các đảng ủy trường CAND ở TPHCM đã kiên trì tham mưu lãnh đạo Bộ Công an xem xét đến các yếu tố lịch sử, “thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND trong cả nước; tiết kiệm nhân lực, vật lực, tài lực” [191]. Ý kiến của các trường đại học CAND ở TPHCM viện dẫn “nhu cầu đào tạo ở các đơn vị, địa phương khu vực phía Nam rất lớn”; “nếu không tổ chức đào tạo tại TPHCM hoặc ngay tại các địa phương khu vực phía Nam... sẽ gây ra nhiều khó khăn, lãng phí” [191]. Đồng thời, cùng với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên chuyển công tác về địa phương, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, “tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộ đảng viên yên tâm công tác và cống hiến” [81]. Khác với một số đơn vị xuất hiện tình trạng thiếu nhân lực cục bộ do số lượng cán bộ, chiến sĩ đột ngột xin chuyển công tác, trong giai đoạn này các trường CAND ở TPHCM thực hiện tinh giản biên chế, điều động cán bộ về địa phương tuần tự, không để ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, qua đó đã “giữ vững sự ổn định, hoạt động bình thường của trường” [82].

Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, các đảng bộ trường CAND ở TPHCM kế thừa thành tựu của quá trình chỉnh đốn, tăng cường tính Đảng

“trong mọi hoạt động của đảng bộ và nhà trường” [80] của giai đoạn trước.

Hoạt động chỉ đạo của cấp ủy, ban thường vụ các đảng ủy trường và cấp ủy cơ sở trực thuộc đối với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng tiếp tục được đổi mới nội dung, hình thức, đáp ứng yêu cầu thực tiễn “xã hội cần,

Ngành cần” để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CAND ở TPHCM. Năm 2012, theo chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, ban thường vụ đảng ủy các trường đại học CAND ở TPHCM đã chỉ đạo thủ trưởng cơ sở đào tạo chấm dứt cấp bằng cử nhân Luật, chuyển sang cấp bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành “An ninh và trật tự xã hội” [49], là bước ngoặt quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường. Dựa trên nhu cầu đào tạo chuyên sâu của hai lực lượng ANND và CSND, các trường đại học CAND ở TPHCM còn phân nhóm sinh viên để đào tạo theo chuyên ngành hẹp và chỉ tập trung đào tạo sĩ quan cho lực lượng CAND, không tuyển sinh hệ dân sự như các trường CAND phía Bắc trong giai đoạn này.

Đối với đào tạo sau đại học, các trường đại học CAND ở TPHCM tiếp tục duy trì, đẩy mạnh tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Ngành đào tạo sau đại học của các trường được điều chỉnh mới theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT ngày 14/02/2012 [52] và Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 [55] của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, các trường đại học CAND ở TPHCM đều tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ Quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Ngành Điều tra tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia của Trường Đại học ANND được đổi thành Điều tra trinh sát (sau 2017 là Trinh sát an ninh), ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm của Trường Đại học CSND được đổi thành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Ở bậc tiến sĩ, Trường Đại học ANND tiếp tục đào tạo chuyên sâu theo lĩnh vực An ninh và trật tự xã hội, Trường Đại học CSND duy trì đào tạo tiến sĩ Luật học.

Ngày 20/12/2012, Trường Cao đẳng CSND II được thành lập trên cơ sở Trường Trung cấp CSND II [51]. Năm 2013, Trường bắt đầu tuyển sinh khóa cao đẳng đầu tiên, đồng thời vẫn tiếp tục đào tạo trình độ trung cấp theo chỉ tiêu phân bổ của Bộ Công an. Vào thời điểm thành lập, quyết định của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ Trường Cao đẳng CSND II là một cơ sở giáo dục đại học (do Luật Giáo dục đại học 2012 coi đào tạo trình độ cao đẳng là một bộ phận của giáo dục đại học). Đến tháng 11/2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua, Luật Giáo dục đại học được sửa đổi, bổ sung; theo đó trình độ cao đẳng được xác định là một bậc học của giáo dục nghề nghiệp (cùng với các trình độ sơ cấp, trung cấp) chứ không còn thuộc về hệ thống giáo dục đại học nữa. Năm 2017, thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các trường CAND theo Đề án 106, kết hợp với việc Bộ Công an tiến hành phân định lại các loại hình, bậc, hệ, trình độ đào tạo trong CAND, Trường Cao đẳng CSND II chấm dứt tuyển sinh trình độ cao đẳng sau 5 khóa đào tạo. Xuyên suốt giai đoạn 2012 - 2020, Trường Cao đẳng CSND II chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị như một cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Với nhiệm vụ chính trị được giao có sự thay đổi căn bản so với giai đoạn trước, các đảng ủy trường CAND ở TPHCM đã chỉ đạo hội đồng khoa học và đào tạo, ban giám hiệu, thủ trưởng các đơn vị chủ động rà soát, xây dựng mới hệ thống chương trình, đề cương chi tiết học phần, môn học của các hệ đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình khung của Bộ Công an. Tháng 11/2012, căn cứ Hướng dẫn số 3613/X11-X14 ngày 02/6/2010 “xây dựng và công bố chuẩn đầu ra”, Hướng dẫn số 2064/X11-X14 ngày 15/3/2012 “xác định mức độ chuẩn đầu ra tối thiểu trình độ đại học trong CAND”, của Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, các trường CAND ở TPHCM lần đầu tiên công bố ra xã hội “chuẩn đầu ra” các trình độ, ngành, chuyên ngành do trường đào tạo.

Năm học 2013 - 2014, các trường đại học CAND ở TPHCM cải cách, triển khai chương trình mới, rút ngắn 01 năm thời gian đào tạo đại học (từ 05 năm xuống còn 04 năm) theo chủ trương chung của Bộ Công an. Đến năm 2015, thực hiện Kế hoạch số 207/KH-BCA-X11 ngày 18/8/2015 của Bộ Công an

“về tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ trong các học viện, trường đại học, cao đẳng CAND”, các trường đã phân định lại dung lượng,

hình thức đào tạo, chấm dứt đào tạo theo niên chế, chuyển sang học chế tín chỉ như các trường dân sự trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt, từ tháng 01/2016, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an (truyền đạt qua công văn số 659/X11-X14 ngày 19/01/2016 của Tổng cục Chính trị CAND [182]), các trường đại học CAND ở TPHCM bắt đầu tuyển sinh Chương trình bồi dưỡng bổ sung hoàn thiện kiến thức tương đương trình độ trung cấp Lý luận chính trị [181] cho cán bộ đã tốt nghiệp đại học đang công tác trong lực lượng CAND, đã được bổ nhiệm hoặc quy hoạch một trong các chức danh lãnh đạo và chuyên môn nghiệp vụ mà yêu cầu đòi hỏi có trình độ trung cấp Lý luận chính trị. Các hệ bồi dưỡng quốc phòng - an ninh (đối tượng 3, đối tượng 4), bồi dưỡng quy hoạch, chức danh, chức vụ được đẩy mạnh tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Công an giao. Hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường, các trường CAND ở TPHCM duy trì, đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ đại học, cao đẳng cho hàng trăm cán bộ, sĩ quan Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia hàng năm; cử cán bộ, giảng viên đi nước ngoài để giảng dạy và mời một số đoàn quốc tế (Cơ quan bài trừ ma túy Liên bang của Mỹ - DEA, Cảnh sát Australia...) đến báo cáo, tập huấn.

Từ năm 2011 đến năm 2019, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm Bộ Công an giao cho các trường đại học CAND ở TPHCM tăng liên tục (Trường Đại học ANND tăng từ 1.500 chỉ tiêu vào năm 2012, lên 4.047 chỉ tiêu năm 2018; Trường Đại học CSND tăng từ 2.500 chỉ tiêu năm 2012, lên 6.065 chỉ tiêu năm 2019 [193]). Trung bình mỗi năm, Trường Đại học ANND được giao khoảng 3.000 chỉ tiêu, Trường Đại học CSND được giao 4.600 chỉ tiêu các hệ đào tạo, bồi dưỡng; chỉ đứng sau Học viện ANND và Học viện CSND.

Tuy nhiên, xét về tỉ suất tăng chỉ tiêu thì các trường CAND ở TPHCM có tỉ lệ tăng lớn nhất (tăng gấp 2,5 lần), riêng Trường Đại học CSND trong nhiều năm được giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng lớn hơn cả Học viện ANND. Đối với Trường Cao đẳng CSND II, thời điểm trước năm 2017 (năm chấm dứt

Một phần của tài liệu Các đảng bộ trường Công an nhân dân ở Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác xây dựng Đảng từ năm 2003 đến năm 2020 (Trang 93 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)