Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về vận dụng các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh trong giáo dục, dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 24 - 29)

Trước hết, đi sâu vào nghiên cứu chỉ ra về những vấn đề có tính chất phương pháp luận trong quán triệt và vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển nền giáo dục nước nhà, tác giả Đặng Quốc Bảo có

công trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” [9]. Đây là cuốn sách mà tác giả đã đề cập khá cụ thể, chi tiết đến các vấn đề như: khái quát tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về giáo dục; đưa ra những quan điểm mới nhằm xây dựng nền giáo dục làm phát triển những năng lực sẵn có của học sinh Việt Nam; gắn liền giữa kế hoạch phát triển giáo dục với kế hoạch phát triển kinh tế; chỉ ra những yêu cầu cơ bản trong giáo dục lòng nhân ái, phẩm cách con người Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đã bàn về con đường, biện pháp và tấm gương lớn về tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Theo tác giả, “Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh đã cổ vũ cho mỗi cán bộ giáo dục ở nước ta biết tự hào về những thành tựu của nền giáo dục mới; đồng thời, ý thức được những điều còn bất cập, những thiếu sót, những khó khăn để luôn luôn có “chí” và có “Minh” xây dựng được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam mà cách tổ chức, cách phát hiện, cách dạy, cách học hiện thực hóa được ham muốn tột bậc của Người là:

Nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [9, tr.4].

Tập trung nghiên cứu chuyên sâu việc vận dụng các quan điểm của Bác trong đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, tác giả Đức Vượng đã viết cuốn sách “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” [155]. Đây là công trình nghiên cứu trình bày tương đối đầy đủ các quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ; thực tiễn quá trình Bác đào tạo, rèn luyện và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài qua các giai đoạn cách mạng... Với dung lượng gồm 9 chương, 554 trang, cuốn sách đã dành phần lớn nội dung để khẳng định giá trị lớn lao cả về lý luận, thực tiễn trong hoạt động GD&ĐT mà Người đã để lại cho Đảng, Nhà nước ta, nhất là Ngành Giáo dục có những biện pháp vận dụng hiệu quả vào thực tiễn đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Theo đó, tác giả đã chỉ ra yêu cầu có tính chất khái quát: “Đảng, Nhà nước ta cần phải xác định được vấn đề đào tạo, huấn luyện cán bộ sao cho đúng, cho tốt. Muốn đào tạo tốt phải biết phát hiện người có thể làm được cán bộ, từ đó đưa họ đi đào tạo tại các trường, lớp chính quy, hoặc có thể bổ túc thường xuyên cho cán bộ, đây được coi là cái rễ sâu nhất trong đào tạo ra những người công dân tốt, cán bộ tốt cho nước nhà” [155, tr.538].

Nhận thức rừ sự cần thiết của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chớ Minh về người thầy giáo trong xây dựng đội ngũ giáo viên hiện nay, tác giả Ngô Văn

Hà đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [54]. Đây là cuốn sách được tác giả chia làm 3 chương, trình bày trong dung lượng 208 trang. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi vào phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy, bao gồm: vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; nghiên cứu, đánh giá thực trạng ĐNGV đại học ở nước ta hiện nay cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, khía cạnh thu nhập và vị thế của họ trong xã hội. Dựa trên những vấn đề trên, tác giả nhấn mạnh “Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy cần phải đưọc tiến hành trên cả hai mặt: Xây dựng phẩm chất nhân cách và năng lực chuyên môn nghiệp vụ” [54, tr.8]. Từ đó, tác giả đã chỉ ra 5 giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy trong việc xây dựng ĐNGV giảng viên đại học ở nước ta hiện nay nhằm đáp ứng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới.

Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Nga đã chủ biên cuốn sách “Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [103] với dung lượng 206 trang, được chia làm 3 chương. Trong cuốn sỏch này, tỏc giả đó khẳng định rừ: “Tư tưởng Hồ Chớ Minh về giỏo dục không chỉ là ánh sáng soi đường, kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người, phát triển giáo dục ở Việt Nam trong mấy chục năm qua, mà còn là định hướng cơ bản đối với việc đổi mới, chấn hưng và phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” [103, tr.6]. Đặc biệt, tác giả đã dành toàn bộ chương 3 để nêu lên các giải pháp cơ bản để phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong chương này, tác giả chỉ ra 6 giải pháp vận dụng khác nhau theo cách tiếp cận từ việc: xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách phát triển giáo dục; phát triển hệ thống giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại.

Nghiên cứu chuyên sâu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong giáo dục đại học, tác giả Hoàng Anh đã chủ biên cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay” [2]. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ hoạt động cách

mạng của Người. Đồng thời, cuốn sách đã phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục theo cách tiếp cận về: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục và nêu bật tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đi vào phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học hiện nay như: chất lượng sinh viên, ĐNGV, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy. Từ đó, tác giả đề xuất năm giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay.

Dưới góc độ nghiên cứu vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh vào trong quá trình huấn luyện ở nhà trường quân sự, tác giả Nguyễn Văn Chung đã lựa chọn: “Nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học quân sự theo tư tưởng " Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

[26] làm công trình luận án tiến sĩ. Đây là công trình nghiên cứu phân tích khá rừ nột cỏc nguồn gốc, quỏ trỡnh hỡnh thành và khẳng định được giỏ trị quan điểm “Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu” của Hồ Chí Minh. Dựa trên những vấn đề đó, tác giả đã tiến hành khảo cứu những kinh nghiệm và đánh giá đúng thực tiễn việc vận dụng quan điểm này vào QTDH ở đại học quân sự hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những phương hướng, biện pháp cơ bản để vận dụng luận điểm này vào trong quá trình đào tạo ở đại học quân sự trên các vấn đề: vận dụng trong xác định mục tiêu và cách thức xây dựng mục tiêu đào tạo; vận dụng trong xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo; vận dụng trong lựa chọn đối tượng và các điều kiện đảm bảo… nhằm đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng “đúng nhu cầu” mà thực tiễn xã hội, quân đội đặt ra.

Cũng tiếp cận theo hướng nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Xuân Sinh có công trình nghiên cứu “Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh” [118]. Ở đây, tác giả đã chỉ ra 5 giải pháp khác nhau để bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt” của Hồ Chí Minh, cụ thể: Làm cho học viên thấm nhuần tư tưởng, tinh thần tự học của Hồ Chí Minh và xây dựng thái độ, động cơ học tập cho học viên; tổ chức giờ học theo hướng bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt”; bồi dưỡng

phương pháp học tập “lấy tự học làm cốt” cho học viên theo một quy trình hợp lý;

tổ chức tốt hoạt động theo nhóm và tăng cường hoạt động ngoại khóa để bồi dưỡng phương pháp học tập cho học viên ở đại học quân sự theo tư tưởng “lấy tự học làm cốt”; phát huy tính tự giác, tích cực NCKH và tổ chức tốt hoạt động tự học.

Nghiên cứu trực tiếp về tính thiết thực trong GD&ĐT theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Mậu Dựng trong công trình nghiên cứu “Từ một bài nói của Bác Hồ suy nghĩ về tính thiết thực trong đào tạo cán bộ” [34] đã khẳng định nền giáo dục nước ta cần phải giải quyết tốt 2 vấn đề cơ bản:

“1. Phải rất coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ huấn luyện về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Việc mở lớp huấn luyện, đào tạo phải hợp lý, phù hợp với số lượng giảng viên. Cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cần nghiên cứu, phân cấp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tránh tình trạng có nơi quá ôm đồm” [33, tr.1].

2. Không quá tham nhiều kiến thức, nhiều môn học trong một thời gian hạn hẹp. Quá trình giảng dạy phải tìm đến cái bản chất nhất, những đặc trưng nổi bật nhất của vấn đề cần trình bày. Nội dung, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ của người học, cũng như thời gian học tập của từng loại lớp” [34, tr.11].

Nghiên cứu khái quát việc vận dụng chuyên sâu về các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh, trong một bài viết khác của tác giả Đặng Quốc Bảo bàn về vấn đề “Nhận diện một số vấn đề dạy học, giáo dục từ bài của Bác Hồ “về công tác huấn luyện và học tập” [7] đã khẳng định bài phát biểu của Bác "trở thành một tài liệu có tính kinh điển để phát triển lý luận dạy học, lý luận giáo dục của nền giáo dục cách mạng Việt Nam” [7, tr.24].

Ngoài những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, khi đi vào khai thác một khía cạnh nhỏ trong việc vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh còn một số công trình khác là những cuốn sách, bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài quân đội như: “Tư tưởng tự học Hồ Chí Minh và biện pháp nâng cao việc tự học cho sinh viờn Đại học sư phạm” [102] của tỏc giả Vừ Văn Nam;

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới quá trình dạy học ở NTQĐ hiện nay” [118] của tác giả Nguyễn Xuân Sinh… Nhìn chung, những công trình này đã đi sâu vào tập hợp những quan điểm có giá trị quý báu trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. Đồng thời, các công trình đều khẳng định: để việc dạy học đạt kết quả, đầu tiên cần phải xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội, khả năng nhận thức và

nhu cầu của con người… Dựa trên cơ sở đó, bước đầu đề cập, đưa ra những phương hướng, biện pháp vận dụng tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh vào thực tiễn giáo dục nước nhà theo từng phạm vi nhất định.

4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w