4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.1. Xây dựng, hoàn thiện mục tiêu dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn sát với yêu cầu về phẩm chất, năng lực người sĩ quan
quân đội trong tình hình mới
* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp
Đây là biện pháp giữ vị trí, vai trò chủ đạo; có ý nghĩa trực tiếp giúp cho mọi cơ quan, tổ chức, cũng như các chủ thể của quá trình đào tạo ở CTĐH trong quân đội xây dựng được MTDH các môn KHXH&NV phù hợp với đối tượng đào tạo là sĩ quan cấp phân đội. Trên cơ sở đó, có những chỉ đạo và tổ chức các hoạt động trong QTDH các môn KHXH&NV thực sự hướng tới giúp người học có phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống, năng lực, các kỹ năng xã hội cần thiết để có thể đáp ứng tốt với mọi yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp ra trường đặt ra.
* Nội dung của biện pháp
Tiến hành rà soát, đối chiếu, đánh giá MTDH các môn KHXH&NV mà CTĐH trong quân đội đang thực hiện so với các yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức lối sống, trình độ, năng lực của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội cần phải có trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, bổ sung, nhấn mạnh những mục tiêu, yêu cầu mới, đảm bảo xây dựng, hoàn thiện được MTDH các môn KHXH&NV trong đào tạo đội ngũ sĩ quan cấp phân đội luôn thiết thực, đáp ứng tốt với mọi yêu cầu, đòi hỏi về phẩm chất, năng lực người học viên sau khi tốt nghiệp ra trường mà thực tiễn xã hội, quân đội đặt ra.
* Cách thức thực hiện biện pháp
- Căn cứ để thực hiện nội dung biện pháp: gồm 4 căn cứ cơ bản sau:
Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu tổng quát về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống của con người mới xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thứ hai,
căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống của những người có trình độ đại học hiện nay. Thứ ba, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống trong đào tạo đội ngũ sĩ quan quân đội nói chung hiện nay. Thứ tư, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội hiện nay.
Như vậy, dựa trên những căn cứ trên có thể thấy, MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay chính là sự cụ thể hóa mô hình phẩm chất nhân cách, năng lực của mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, mục tiêu đào tạo người cán bộ cách mạng, người sĩ quan quân đội vào trong thực tiễn cụ thể đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội, vấn đề này được cụ thể hóa ở sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.1: Những căn cứ để xây dựng, hoàn thiện MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay
- Quy trình xây dựng, hoàn thiện MTDH các môn KHXH&NV
Thực chất của việc xây dựng, hoàn thiện MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quõn đội hiện nay là xỏc định được MTDH cụ thể, rừ ràng, sỏt với những yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống, năng lực của người sĩ quan cấp phân đội mà nhu cầu thực tiễn các đơn vị trong quân đội đòi hỏi cần phải có. Mục tiêu dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong
Mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống của con người mới hiện nay nay chủ nghĩa hiện
MTDH các môn KHXH&NV
MTDH từng môn học cụ thể
MTDH từng bài học cụ thể Mục tiêu, yêu cầu về
phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống con người có trình độ đại học hiện nay
Mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống người sĩ quan quân đội hiện nay
Mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống người sĩ quan cấp phân đội hiện nay
quân đội thực sự được coi là phù hợp khi nó đáp ứng được hai yêu cầu là có tác dụng chỉ đạo việc tổ chức QTDH các môn KHXH&NV và làm chuẩn để đánh giá QTDH các môn KHXH&NV.
Hiện nay, MTDH các môn KHXH&NV cho đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội có rất nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: mục tiêu chung cho tất cả các nhà trường, mục tiêu của từng nhà trường, mục tiêu từng môn học cụ thể, mục tiêu từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài, dưới đây luận án chỉ tập trung nghiên cứu quy trình xây dựng, hoàn thiện MTDH chung cho tất cả CTĐH trong quân đội. Theo đó, để xây dựng, hoàn thiện được MTDH đảm bảo đáp ứng đúng theo các yêu cầu “thiết thực”, “chu đáo”, “hơn tham nhiều” mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra, đòi hỏi cần thực hiện theo 4 bước của quy trình sau (xem sơ đồ 3.2):
Sơ đồ 3.2: Quy trình xây dựng MTDH Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 1: Phân tích chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội sau khi học viên tốt nghiệp ra trường phải đảm nhiệm
Hiện nay, sĩ quan cấp phân đội trong quân đội rất đa dạng, phong phú về lĩnh vực hoạt động công tác. Tuy nhiên, chiếm phần lớn là các sĩ quan đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ là lãnh đạo, chỉ huy - tham mưu từ cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn hoặc tương đương. Để đánh giá đúng chức trách, nhiệm vụ của đối
Phân tích chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội sau khi tốt nghiệp ra trường học viên phải đảm nhiệm
Phân tích, tìm hiểu và cụ thể hóa các yêu cầu về phẩm chất nhân cách cần đạt được của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội
Xác định hệ thống các môn học và MTDH các môn KHXH&NV
Xây dựng chuẩn đầu ra các môn học KHXH&NV
tượng này, chúng tôi lấy chức trách, nhiệm vụ của trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên tiểu đoàn được quy định rừ trong “Điều lệnh Quản lý bộ đội Quõn đội nhõn dõn Việt Nam” (Xem phụ lục 14) làm mô hình tiêu biểu cho chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội. Dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội đã được xác định (theo phụ lục 14), có thể khẳng định, chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội sau khi tốt nghiệp ra trường học viên phải đảm nhiệm thể hiện trên 14 vấn đề sau:
1. Lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; điều lệnh, điều lệ, các chế độ quy định của Quân đội, đơn vị và mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên.
2. Nắm vững tình hình mọi mặt của đơn vị, duy trì đơn vị luôn luôn sẵn sàng chiến đấu; lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3. Làm kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị như: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thực hiện các nhiệm vụ khác theo ngày, tuần, tháng, quý, năm, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy cấp trên phê duyệt; trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức toàn đơn vị thực hiện theo đúng kế hoạch đã phê duyệt.
4. Trực tiếp tổ chức, tiến hành giáo dục, huấn luyện, bồi dưỡng cho cán bộ cấp dưới thuộc quyền về phẩm chất nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp… trong tổ chức tiến hành thực hiện các nhiệm vụ trung tâm của đơn vị;
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các đơn vị bạn có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất.
5. Tổ chức phối hợp, hiệp đồng, tham gia cùng với địa phương nơi đơn vị đống quân để giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội; giúp đỡ địa phương trong tổ chức huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ và các nhiệm vụ khác như: phòng chống bão lụt, thiên tai; cứu hộ, cứu nạn, tham gia phát triển kinh tế, xã hội…
6. Quản lý chặt chẽ quân số trong biên chế; luôn sâu sát, nắm chắc tình hình mọi diễn biến về tư tưởng, trình độ, khả năng, sức khỏe…của mọi quân nhân.
7. Tổ chức giáo dục chấp hành điều lệnh, giữ nghiêm kỷ luật; duy trì đúng các chế độ nề nếp; tổ chức canh gác phòng gian, giữ bí mật; phòng, chống cháy, nổ đảm bảo đơn vị an toàn.
8. Tổ chức công tác hậu cần, chăm lo nuôi dưỡng bộ đội về ăn, ở, mặc, đi lại, sinh hoạt theo đúng với chế độ tiêu chuẩn; tổ chức rèn luyện thể lực, vệ sinh phòng bệnh, tăng gia sản xuất, xây dựng môi trường văn hóa, cải thiện đời sống.
9. Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng từng loại vũ khí trang bị theo biên chế; duy trì chế độ lau chùi, bảo quản, sử dụng theo đúng quy định.
10. Tổ chức giáo dục chính trị cho toàn đơn vị; phát huy tinh thần đoàn kết, thực dân chủ; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do trên phát động;
chăm lo xây dựng các tổ chức đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân vững mạnh.
11. Thực hiện quyền hạn theo phân cấp quản lý, đề nghị cấp trên quyết định, hoặc quyết định khen thưởng, xử phạt, đề nghị xét đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền.
12. Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; hoặc tổ chức các hội nghị, đại hội của đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân, chi bộ, đảng bộ theo định kỳ, báo cáo cấp trên theo quy định.
13. Tích cực chăm lo xây dựng tổ chức đảng trong sạch, lành mạnh;
đơn vị vững mạnh toàn diện.
14. Tích cực, chủ động trong tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ đột xuất khác khi được giao.
Bước 2: Phân tích và cụ thể hóa các yêu cầu về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống cần đạt được của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội
Để thực hiện được bước này, cần phải căn cứ vào một số vấn đề sau:
Một là, kết quả thu nhận được ở bước 1, bởi vỡ dựa trờn cơ sở chỉ rừ được chức trách, nhiệm vụ của người sĩ quan cấp phân đội mới thấy được những phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống tương ứng, phù hợp nhằm đáp ứng với chức trách, nhiệm vụ đó.
Hai là, đánh giá, phân tích kết quả dữ liệu đầu vào để thấy được thực trạng của chất lượng đầu vào của học viên hiện nay. Từ đó, trong quá trình xác định về mục tiêu, yêu cầu phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống sẽ đảm bảo được tính vừa sức đối với học viên. Nghĩa là mục tiêu đưa ra sẽ khắc phục được vấn đề không quá khó hay dễ thực hiện được hoặc không có tính khả thi, không thể thực hiện được.
Ba là, đánh giá, phân tích kết quả thực trạng về phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội hiện nay để thấy được những mặt ưu điểm, hạn chế so với yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Từ đó đưa ra được những mục tiêu mới để phù hợp với thực tiễn.
Bốn là, dựa trên đặc thù về hoàn cảnh, điều kiện sinh hoạt, công tác và chế độ đãi ngộ…đối với sĩ quan cấp phân đội; những kinh nghiệm tiên tiến của Khoa học giáo dục liên quan đến xác định MTDH hiện nay.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, phẩm chất nhân cách mà sĩ quan cấp phân đội được cụ thể hóa trên những vấn đề sau: (xem phục lục 15 ).
Bên cạnh việc dựa trên cơ sở phân tích chức trách, nhiệm vụ chung của sĩ quan cấp phân đội để đưa ra những phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống cần thiết, tương ứng. Có thể thấy, đối tượng sĩ quan cấp phân đội hiện nay thường mang quân hàm thấp, chiếm phần lớn là cấp úy, có một số ít là thiếu tá, trung tá (chủ yếu là cán bộ tiểu đoàn hoặc tương đương); điều kiện hoàn cảnh công tác thường ở những đơn vị đóng quân vùng sâu, vùng xa, vùng biên, nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn; điều kiện sinh hoạt, công tác và chế độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần còn nhiều hạn chế, thiếu thốn.
Mặt khác, họ là cán bộ công tác ở đơn vị cấp phân đội nên luôn phải bám sát, cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm việc với chiến sĩ, do đó, chế độ thời gian, giờ giấc dành cho bản thân, gia đình tương đối ít. Ngoài ra, đây là đối tượng quản lý, lãnh đạo, chỉ huy những đơn vị luôn luôn phải trực tiếp đi đầu, xung kích trong thực hiện mọi nhiệm vụ khó khăn nhất của quân đội; chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ nhất của môi trường xã hội; là đối tượng trọng tâm trong chiến lược
“diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch… Chính vì thế đã đặt ra yêu cầu cao ở họ về phẩm chất nhân cách như: Phải thực sự trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, quân đội; sẵn sàng hi sinh lợi ích riêng cá nhân của mình vì đất nước; có bản lĩnh chính trị thực sự vững vàng, không bao giờ dao động trước mọi tình huống, khó khăn, gian khổ; có ý chí sắt đá, quyết tâm phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…
Từ việc phân tích những vấn đề trên, có thể đưa ra trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống cần đạt được của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội hiện nay là: Có sự am hiểu sâu sắc các quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; có kiến thức xã hội, hoạt động quân sự, công tác đảng - công tác chính trị; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với nhân dân;
quyết tâm phấn đấu theo con đường xã hội chủ nghĩa, gắn bó với sự nghiệp chiến đấu và xây dựng quân đội; có ý thức kỷ luật, tinh thần chủ động, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; có tư duy sáng tạo, phong cách dân chủ tập thể, sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ, chính quy, đoàn kết; có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gắn bó với quần chúng.
Bước 3: Xác định hệ thống các môn học và MTDH các môn học KHXH&NV
Căn cứ vào kết quả bước 2, có thể xác định các môn học KHXH&NV trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội hiện nay bao gồm 12 nhóm kiến thức với 15 môn học cơ bản sau:
1. Triết học Mác - Lênin
2. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 6. Dân tộc học và Tôn giáo học 7. Logic hình thức
8. Cơ sở văn hóa Việt Nam 9. Nhà nước và Pháp Luật
10. Tâm lý học và Giáo dục học quân sự 11. Đạo đức học
12. Công tác Đảng - Công tác chính trị.
Mục tiêu dạy học những môn học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; những kiến thức về các vấn đề xã hội; các kỹ năng cơ bản trong quản lý, tổ chức, huấn luyện, giáo dục quân nhân, tay nghề tiến hành công tác đảng, công tác chính trị... Trên cơ sở đó, hình thành cho người học có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng trong nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, nó cũng góp phần trực tiếp hình thành, phản triển những phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực của người quân nhân cách mạng; rèn luyện tư duy nhạy bén, sắc sảo; luôn chủ động, sáng tạo trong tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện bản thân.
Bước 4: Xây dựng chuẩn đầu ra các môn học KHXH&NV (bao gồm thứ tự các vấn đề sau)
Phần I: Xác định mục tiêu chung của chương trình dạy học các môn KHXH&NV cho đối tượng học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội: là đào tạo người sĩ quan có phẩm chất nhân cách, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, tham mưu ở cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong tương lai sẽ là những người:
1. Cán bộ quân đội: Trực tiếp góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Làm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở các cơ quan chuyên môn, đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu các cấp: Trung đội, đại đội, tiểu đoàn (hoặc tương đương).
- Biết sử dụng các kỹ năng giáo dục, kỹ năng mềm, kỹ năng tổ chức vào trong thực tiễn quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội đáp ứng tốt với các yêu cầu, nhiệm vụ đơn vị.
- Biết sử dụng các kiến thức KHXH&NV vào trong phân tích, đánh giá, nhận xét những diễn biến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự… ở trong nước, trên thế giới một cách khách quan, khoa học để định hướng tư tưởng bộ đội.
- Hòa nhập và thích ứng tốt với mọi môi trường công tác, mọi cương vị chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam