Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 74 - 97)

4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

2.2. Thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết

thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh

2.2.1. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng

* Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng QTDH các môn KHXH&NV ở NTQĐ, cụ thể là ở CTĐH trong quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh; dựa trên cơ sở đú, phõn tớch, làm rừ những ưu điểm, hạn chế và nguyờn nhõn cơ bản của các ưu điểm, hạn chế đó.

* Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức vị trí, vai trò, sự cần thiết của việc vận dụng các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” nói riêng trong dạy học các môn KHXH&NV ở NTQĐ, nhất là CTĐH trong quân đội hiện nay.

- Khảo sát việc dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trên các vấn đề cơ bản như: trong xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, ĐNGV, học viên, cùng các điều kiện đảm bảo.

- Khảo sát, thăm dò ý kiến về các biện pháp hoàn thiện QTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện

cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh (toàn bộ nội dung khảo sát được thể hiện trong phiếu khảo sát tại phụ lục 2 và phụ lục 3).

* Đối tượng, địa điểm, thời gian khảo sát

- Đối tượng và địa điểm khảo sát: Do phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài tập trung chủ yếu là đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học, cụ thể là ở CTĐH trong quân đội, do đó, đối tượng khảo sát chúng tôi xác định gồm 4 đối tượng, cụ thể: học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học năm học thứ 3 và thứ 4 (đây là những đối tượng cơ bản có sự trưởng thành nhất định trong nhận thức và phần lớn đã học tập gần xong chương trình các môn KHXH&NV trong tổng thể chương trình đào tạo của cả khóa học), đội ngũ CBQL trực tiếp học viên, cán bộ phòng đào tạo (gọi chung là CBQL) và giảng viên ở một số trường đại học trong quân đội tiêu biểu khu vực phía Bắc, đó là các trường: Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Tăng Thiết giáp, Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự.

Về đối tượng và số lượng cụ thể xem bảng 2.1 và 2.2.

- Thời gian khảo sát : Tiến hành khảo sát trong năm học 2013 - 2014.

* Phương pháp khảo sát thực trạng

Để nghiên cứu thực trạng dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

của Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát điều tra bằng phiếu điều tra với số lượng, đối tượng, địa điểm theo bảng tổng hợp 2.1. và 2.2. Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 2 và phụ lục 3. Trong đó, các đối tượng là CBQL trực tiếp học viên, cán bộ phòng đào tạo và giảng viên cùng chung 1 mẫu phiếu; học viên 1 mẫu phiếu.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành:

- Nghiên cứu những đánh giá của Quân uỷ Trung ương (trước đây là Đảng ủy quân sự Trung ương) về công tác GD&ĐT ở NTQĐ, nhất là các học viện/ trường sĩ quan trong quân đội; Chiến lược phát triển GD&ĐT trong quân đội giai đoạn 2010 - 2020; các đánh giá của Tổng cục Chính trị về việc giáo dục các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội; báo cáo Tổng kết 10 năm đào tạo đại học của Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu.

- Phân tích các báo cáo tổng kết năm học, chú trọng vào chương trình, nội dung, PPDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội tiêu biểu nêu trên.

- Tổ chức trao đổi, toạ đàm với CBQL, giảng viên, học viên xung quanh về các vấn đề nghiên cứu

Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát là học viên

Trường Học viên (SL)

Trường SQLQ1

Trườn g SQCT

Trường

SQTTG HVQY HVKTQS Cộng

Năm thứ 3 100 100 30 50 50 330

Năm thứ 4 150 150 30 70 70 470

Cộng tổng 800

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát là CBQL trực tiếp học viên, cán bộ phòng đào tạo, giảng viên

STT Đơn vị khảo

sát

Đối tượng khảo sát (số lượng tính theo người) Cán bộ quản lý học

viên

Cán bộ phòng đào tạo

Giảng viên PGS TS Ths CN PGS TS Ths CN PGS TS Ths CN 1 Trường

Sĩ quan Lục quân 1

0 0 2 14 0 0 6 3 0 2 28 10

2 Trường Sĩ quan Chính trị

0 0 5 8 0 0 7 5 2 8 24 6

3 Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp

0 0 1 5 0 0 4 5 0 0 15 10

4 Học viện

Quân y 0 0 2 6 0 0 5 2 0 2 15 8

5 Học viện Kỹ thuật Quân sự

0 0 3 3 0 1 7 1 0 3 15 7

6 Cộng

tổng 0 0 13 36 0 1 29 16 2 13 99 41

49 56 155

7 Cộng

tổng

250

Bảng 2.3. Bảng số lượng giảng viên các khoa chuyên ngành

ở 5 trường đại học trong quân đội được khảo sát

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ Tên khoa

chuyên ngành

PGS TS Ths CN Tên khoa chuyên ngành

PGS TS Ths CN

Khoa CTĐ, CTCT

0 1 14 5 Khoa CTĐ,

CTCT

0 2 3 0

Khoa lý luận Mác - Lê nin

0 1 14 5 Khoa Triết học. 0 2 3 1

TRƯỜNG SĨ QUAN TĂNG THIẾT GIÁP

Khoa Kinh tế chính trị

0 2 3 1

Tên khoa chuyên ngành

Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học.

0 1 3 1

Khoa Khoa học xã hội và nhân văn

0 0 15 10 Khoa Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam

0 1 2 1

HỌC VIỆN QUÂN Y Khoa Nhà nước và pháp luật.

0 0 3 1

Tên khoa chuyên ngành

Khoa Tâm lí học quân sự.

1 0 2 0

Khoa CTĐ, CTCT

0 1 8 4 Khoa Sư phạm

quân sự.

1 0 2 0

Khoa lý luận Mác - Lê nin

0 1 7 4 Khoa Tư tưởng

Hồ Chí Minh

0 0 3 1

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Tên khoa

chuyên ngành Khoa CTĐ, CTCT

0 1 7 3

Khoa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

0 2 8 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu khảo sát thu thập từ phiếu điều tra thực trạng được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 (Statistical Package for the Social Sciences 16.0). Với phần mềm này, tác giả tính được chính xác, khách quan tỷ lệ % số người trả lời theo từng câu hỏi trong bảng hỏi. Trên cơ sở đó, có những nhận định, đánh giá đúng đắn thực trạng QTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội theo quan điểm "Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều" của Hồ Chí Minh.

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, CTĐH trong quân đội đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của các môn KHXH&NV cũng như sự cần thiết của việc vận dụng các quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” nói riêng vào trong QTDH các môn học này. Từ tổng hợp kết quả khảo sát ở ĐNGV và CBQL cho thấy, số người được hỏi về nội dung trên ở 2 mức độ là rất cần thiết, cần thiết có tỷ lệ rất cao đạt 98.00% (xem phụ lục 6). Điều này khẳng định, trong mọi hoàn cảnh, CTĐH trong quân đội luôn quan tâm đến việc hoàn thiện QTDH các môn KHXH&NV theo quan điểm“Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh; coi đó là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng GD&ĐT và sự phát triển của từng nhà trường.

Chính vì vậy, từ thực tiễn thời gian qua cho thấy, chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, cụ thể được thể hiện trên những vẫn đề cơ bản như sau:

2.2.2.1. Thực trạng việc xác định mục tiêu dạy học

* Về ưu điểm

Hiện nay, CTĐH trong quõn đội đó xỏc định được cụ thể, rừ ràng MTDH các môn KHXH&NV đảm bảo tương đối phù hợp với đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Điều này được thể hiện thông qua “Chương trình KHXH&NV đào tạo cán bộ chỉ huy - tham mưu các cấp trong QĐNDVN”, (Ban hành kèm theo Quyết định 917/QĐ - CT ngày 30/6/ 2010 của Chủ nhiệm TCCT)

đó xỏc định rừ: “Đào tạo những thanh niờn, quõn nhõn cú đủ điều kiện, tiờu chuẩn quy định, trở thành sĩ quan chỉ huy - tham mưu cấp phân đội tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với nhân dân, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiên định vững vàng trong mọi tình huống, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; có quan điểm quần chúng tốt, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, đoàn kết, có tác phong sâu sát, cụ thể, dân chủ; phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Có kiến thức cơ bản, hệ thống về lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các môn KHXH&NV có liên quan trực tiếp đến xây dựng bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân; hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, đạo đức người cán bộ, sĩ quan của QĐNDVN.

Biết tiến hành Công tác đảng, công tác chính trị trên cương vị được giao” [42].

Mặt khác, thông qua khảo sát ở đội ngũ CBQL, giảng viên cho thấy, có 48.00% số người được hỏi cho rằng MTDH các môn KHXH&NV đáp ứng tốt với việc xây dựng, hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách người cán bộ quân đội so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, 40.00% cho rằng đã đáp ứng được; ở học viên có tỷ lệ đánh giá ở mức độ tương đương là 51.50% và 33.00%, (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ mức độ đánh giá về MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay

Từ kết quả khảo sát trên, có thể khẳng định, việc xác định MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay về cơ bản đã đảm bảo bám sát với mục tiêu, yêu cầu đào tạo con người mới theo đúng như Đảng

ta xác định là đào tạo con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật; từng bước phù hợp, thống nhất với mục tiêu chung trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội “Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tập trung đào tạo theo chức vụ có trình độ học vấn tương ứng... ” [45, tr.12].

Ngoài ra, CTĐH trong quân đội đã biết căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo của trường mình, cũng như từng lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo... từ đó xác định được cụ thể MTDH các môn KHXH&NV đảm bảo phù hợp, đáp ứng cơ bản với yêu cầu mà thực tiễn đặt ra, điều này góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng GD&ĐT toàn diện ở các nhà trường, đúng như Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW đã khẳng định: “Học viên tốt nghiệp ra trường có chất lượng tương đối toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức và năng lực, đáp ứng nhiệm vụ theo chức vụ ban đầu và có khả năng phát triển” [45, tr.4].

* Về hạn chế, bất cập

Nhìn chung, MTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay vẫn chưa thực sự đảm bảo tính thiết thực, cụ thể: MTDH còn chưa chú trọng đến xây dựng các kỹ năng sống, kỹ năng tự học; khả năng sáng tạo để tự xử lý các tình huống phức tạp mà thực tiễn trên cương vị, chức trách người học sau khi tốt nghiệp ra trường đặt ra... Cá biệt, vẫn còn một số nhà trường có “nhận thức không đầy đủ về về vị trí, vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và các môn Khoa học xã hội và nhân văn” [19, tr.17]. Chính vì vậy, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường, năng lực quản lý, giáo dục, huấn luyện bộ đội; năng lực tự giáo dục, rèn luyện, khả năng hoàn thành các nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao có tỷ lệ ở mức độ trung bình và yếu vẫn còn cao. Vấn đề này được khẳng định rừ hơn thụng qua kết quả khảo sỏt của Bộ Quốc phũng về tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cấp phân đội trong toàn quân cho thấy, chỉ có “30.01% đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mức độ tốt;

55.40% ở mức độ khá; 14.5% ở mức độ trung bình và yếu” [19, tr.12]. Đồng thời, nó cũng phù hợp với kết quả khảo sát ở đội ngũ CBQL và giảng viên khi

có có 12.00% số người được hỏi cho rằng MTDH các môn KHXH&NV không đáp ứng được với việc xây dựng, hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách người cán bộ quân đội so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (xem phụ lục 6); cùng với nhận định này, ở học viên có tỷ lệ là 15.50% (xem phụ lục 7). Điều này cho thấy những nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn.

2.2.2.2. Thực trạng việc xây dựng chương trình, nội dung dạy học

* Về ưu điểm

Đối với việc xây dựng chương trình dạy học các môn KHXH&NV: Từ khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, giảng viên, chúng tôi thu được kết quả có 26.00% số người được hỏi cho rằng chương trình, NDDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay có tính hệ thống, khoa học, logic đảm bảo rất tốt, 64.00% cho rằng đảm bảo tương đối tốt (xem phụ lục 6). Cùng chung với nhận định này, ở học viên có 45.63% cho rằng đảm bảo rất tốt, 37.87% cho rằng đảm bảo tương đối tốt (xem phụ lục 7). Điều này cho thấy, hiện nay, Bộ Quốc phòng rất quan tâm, coi trọng đến xây dựng chương trình dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội.

Theo đó, chương trình này luôn được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tương đối toàn diện, cân đối khối lượng giữa các nhóm kiến thức, phù hợp với thời gian đào tạo, trình độ nhận thức của người học, cũng như đáp ứng được với nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ của các đơn vị quân đội...

Cũng từ kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, hiện nay, chương trình dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội đều được thực hiện theo chương trình khung, thống nhất trong toàn quân do Bộ Quốc phòng quy định. Số lượng các môn học đã đảm bảo tính toàn diện với quy định bắt buộc là 16 môn; được nghiên cứu, sắp xếp khoa học, phù hợp với logic nhận thức, cụ thể theo thứ tự từ môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục chính trị, Dân tộc học và tôn giáo học, Logic hình thức, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, Tâm lý học và

Giáo dục học quân sự, Đạo đức học, Tiếng Việt soạn thảo văn bản. Đồng thời, có quy định tỷ lệ % số lượng các môn học, đơn vị học trình, số tiết mà các trường có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp mục tiêu đào tạo của trường mình, (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số lượng các môn học, số tiết, đơn vị học trình ở một số trường đại học trong quân đội

Môn học

SQCT SQLQ1 HVQY SQTTG HVKTQS

ST ĐVHT ST ĐVHT ST ĐVHT ST ĐVHT ST ĐVHT

Triết học 195 13 65 4 90 6 90 6 90 6

KTCT 165 11 65 4 65 4 75 5 65 4

CNXHKH 165 11 65 4 60 4 60 4 60 4

TTHCM 105 7 60 4 60 4 60 4 60 4

LSĐCVN 120 8 60 4 76 5 60 4 60 4

DTH và TGH 60 4 30 2 30 2 30 2 30 2

Logic học 30 2 30 2 30 2 30 2 30 2

CSVHVN 105 7 30 2 30 2 30 2 30 2

NN và PL 75 5 90 6 75 5 46 3 90 6

TLH và GDHQS

150 10 60 4 64 4 60 4 60 4

ĐĐH 30 2 30 2 32 2 30 2 30 2

CTĐ, CTCT 765 51 210 14 210 14 120 8 210 14

Nguồn: Kết quả tổng hợp khảo sát đề tài

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, căn cứ vào thời gian đào tạo sĩ quan cấp phân đội là 4 năm, từng nhà trường đã linh hoạt, bố trí, sắp xếp chương trình dạy học theo đúng với quy định chương trình khung mà Bộ Quốc phòng quy định. Thời gian học tập từng môn học, số lượng các đơn vị học trình được vận dụng linh hoạt, tương đối phù hợp với đặc thù của từng trường, từng đối tượng đào tạo; đảm bảo cân đối với tỷ lệ các môn học thuộc các ngành khoa học khác như: Khoa học tự nhiên, Khoa học quân sự, Khoa học kỹ thuật...

trong tổng thể chương trình đào tạo; đảm bảo phù hợp với logic, trình độ nhận thức của người học...

Đối với việc xây dựng NDDH các môn KHXH&NV: Qua khảo sát các đối tượng về những vấn đề xung quan đến chương trình, NDDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay, chúng tôi thu được kết quả như sau, (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL, giảng viên,

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 74 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w