4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
3.2. Hoàn thiện chương trình, nội dung dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tính hệ thống,
cơ bản, thiết thực
* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp
Đây là biện pháp có vị trí, vai trò, ý nghĩa rất quan trọng, nó trực tiếp đảm bảo chương trình, NDDH các môn KHXH&NV luôn bám sát với sự phát triển của thực tiễn giáo dục, thực tiễn xã hội và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay. Mặt khác, thực hiện biện pháp này sẽ góp phần xây dựng được chương trình, NDDH có tính hệ thống, khoa học, logic, giúp cho người học lĩnh hội nhanh chóng được những kiến thức cần thiết, hiện đại; hình thành, phát triển những phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống, thái độ và hành vi chuẩn mực phù hợp với thực tiễn cương vị, chức trách sau khi tốt nghiệp ra trường.
* Nội dung của biện pháp
Thực chất của việc hoàn thiện chương trình, NDDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa là xây dựng được chương trình, NDDH đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, logic chính xác cao cả về lý luận và thực tiễn; phù hợp với các tiêu chuẩn mà quốc gia, quân đội đề ra; được hướng dẫn cụ thể và thực hiện thống nhất chung
trong hệ thống CTĐH trong quân đội cho từng đối tượng nhất định... Mặt khác, chương trình, NDDH các môn KHXH&NV được xây dựng luôn bám sát, phản ánh kịp thời và dự báo được thực tiễn trình độ phát triển hiện đại của xã hội, quân đội, khoa học - công nghệ, Khoa học Giáo dục; đảm bảo tính hệ thống, khoa học, logic cả về mặt nội dung, hình thức... Từ đó, đảm bảo cho người học có phẩm chất nhân cách, năng lực toàn diện đáp ứng tốt với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao. Do đó, nội dung của biện pháp này chính là thực hiện việc rà soát, đánh giá, đối chiếu, so sánh chương trình, NDDH các môn KHXH&NV mà CTĐH trong quân đội đang thực hiện hiện nay so với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định; với yêu cầu sự phát triển của thực tiễn xã hội, quân đội, Khoa học giáo dục, KHXH&NV, từng bộ môn khoa học… Trên cơ sở đó, sắp xếp lại chương trình, NDDH, nhất là trình tự các môn học, bài học đảm bảo thực sự khoa học, logic, phù hợp với tâm lý nhận thức của người học; giải quyết hợp lý, đúng đắn mối quan hệ giữa trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo, kỹ năng với giáo dục, rèn luyện phẩm chất nhân cách, giữa lý thuyết với thực hành, lên lớp với tự học. Đồng thời, loại trừ những nội dung trùng lặp, đã lạc hậu, không còn phù hợp với hiện tại, bổ sung vào đó là những nội dung mới, những kinh nghiệm có giá trị, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và thực tiễn xã hội, quân đội, từng lĩnh vực khoa học chuyên ngành hiện nay.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Đối với việc hoàn thiện chương trình khung các môn KHXH&NV dùng trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học ở CTĐH trong quân đội
Hiện nay, Tổng cục Chính trị là chủ thể trực tiếp, có chức năng xây dựng và ban hành chương trình khung các môn KHXH&NV dùng trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội. Theo đó, để xây dựng được một chương trình khung đáp ứng đúng theo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đỏo hơn tham nhiều” mà Hồ Chớ Minh đó chỉ rừ, nghĩa là đảm bảo thực sự khoa học, logic, gắn liền với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của người học cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: lãnh đạo Tổng cục Chính trị chỉ đạo chặt chẽ cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ giáo dục KHXH&NV trong toàn quân, cụ thể là Phòng giáo dục KHXH&NV của Cục Tuyên huấn tiến hành rà soát lại “Quyết định Số 64/2003/ QĐ - BQP ngày 02/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về tổ chức dạy học các môn KHXH&NV trong NTQĐ”;
chương trình khung các môn KHXH&NV đã ban hành, cụ thể là “Quyết định 917/QĐ - TCCT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Tổng cục Chính trị, về việc ban hành chương trình môn học KHXH&NV đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học, cấp chiến thuật, chiến dịch tại các học viện, trường sĩ quan quân đội”. Trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhất là mục tiêu, yêu cầu về các phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở CTĐH trong quân đội hiện nay; yêu cầu của sự phát triển thực tiễn hoạt động quân sự, của các môn KHXH&NV… để kịp thời phát hiện ra những vấn đề còn thiếu sót, lạc hậu, không còn phù hợp.
Đồng thời, xác định được những vấn đề mới cần bổ sung, những vấn đề gì cần loại bỏ hay cần điều chỉnh lại cho phù hợp… Nội dung của việc làm này được thực hiện trên các vấn đề cụ thể:
- Bổ sung những mục tiêu, yêu cầu mới trong dạy học các môn KHXH&NV nói chung, từng môn học nói riêng sao cho đảm bảo bám sát với các quan điểm của Đảng, quân đội về công tác GD&ĐT trong tình hình mới.
- Chính xác hóa lại tên các môn học, các phần học cho phù hợp với sự thay đổi của từng ngành khoa học.
- Sắp xếp lại trình tự việc giảng dạy từng môn học, phần học đảm bảo thực sự khoa học, logic, có sự liên thông cao.
- Bổ sung hay lược bỏ số lượng những môn học, học phần sao cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, năng lực, các phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của sĩ quan cấp phân đội trong tình hình hiện nay.
- Điều chỉnh lại thời gian tổng thể của chương trình dạy học các môn KHXH&NV; phạm vi tỷ lệ % mà CTĐH trong quân đội có thể tự điều chỉnh.
- Xác định hệ thống kiến thức chuẩn của từng môn học, học phần để làm căn cứ chuẩn, chính thống, thực hiện thống nhất trong CTĐH trong quân đội
- Điều chỉnh lại số tiết, số đơn vị học trình của từng môn học, phần học đảm bảo cân đối với thời gian tổng thể chương trình và mục tiêu, yêu cầu đã xác định.
- Xây dựng chương trình khung các môn KHXH&NV.
Bước 2: Tổng cục Chính trị chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành việc thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung các môn KHXH&NV, bao gồm những nhà khoa học, những người có kinh nghiệm, chuyên gia đầu ngành trong việc xây dựng chương trình nói chung, chương trình dạy học các môn KHXH&NV nói riêng ở cả trong và ngoài quân đội tham gia thẩm định trên tất cả các nội dung của tổng thể chương trình khung đã được xây dựng.
Bước 3: Hoàn thiện chương trình khung và ban hành thống nhất thực hiện chung cho tất cả CTĐH trong quân đội.
Đối với việc hoàn thiện chương trình, NDDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội
Hiện nay, CTĐH trong quân đội là chủ thể trực tiếp xây dựng chương trình, NDDH và tổ chức, tiến hành giảng dạy các môn KHXH&NV. Theo đó, để hoàn thiện được chương trình, NDDH các môn KHXH&NV đảm bảo
“thiết thực”, “chu đáo”, “không tham nhiều” theo như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, đòi hỏi các tổ chức, các lực lượng trong từng nhà trường cần tiến hành thực hiện một số vấn đề sau:
Chủ thể là Ban giám đốc (Ban giám hiệu) từng nhà trường chỉ đạo tổ chức thành lập bộ phận xây dựng chương trình, NDDH các môn KHXH&NV, trong đó, các thành viên bắt buộc phải là những CBQL của từng khoa (hoặc bộ môn chuyên ngành) thuộc KHXH&NV, các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, xây dựng chương trình, NDDH các môn KHXH&NV ở trong và ngoài trường. Mặt khác, chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn quản lý GD&ĐT của trường mình, cụ thể là Phòng đào tạo trực tiếp tổ chức, tiến hành xây dựng chương trình, NDDH.
Để mỗi nhà trường xây dựng được chương trình, NDDH các môn KHXH&NV thực sự được thực hiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, có tính hệ thống, cơ bản, thiết thực, trước hết đòi hỏi các bộ phận có liên quan phải tuyệt đối bám sát vào chương trình, NDDH khung các môn KHXH&NV mà Tổng cục Chính trị ban hành, nhất là về những vấn đề liên quan đến khối lượng kiến thức bắt buộc, kiến thức tự chọn, phạm vi tỷ lệ % khối lượng kiến thức được điều chỉnh… Đồng thời, đánh giá chính xác đặc thù về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhất là những nội dung về phẩm chất nhân cách, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các kỹ năng cần thiết của từng đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội của trường mình; nhận định đúng đắn thực tiễn phẩm chất, năng lực của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội mà nhà trường đã đào tạo được hiện nay thông qua quá trình khảo sát ở các đơn vị trong toàn quân để phát hiện những mặt nào còn hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn… Dựa trên cơ sở đó, khi xây dựng chương trình, NDDH cần quan tâm điều chỉnh (tăng hay giảm, định nhiều hay ít) số lượng môn học, số lượng đơn vị học trình, thứ tự, kết cấu cơ bản các bài học, phần học; xây dựng được khối lượng kiến thức chuẩn mang tính cụ thể, chi tiết, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để thực hiện thống nhất trong toàn trường. Mặt khác, cần phải tập trung cân đối lại tổng thể chương trình, NDDH theo hướng ưu tiên thời gian thực hành, tự học và giảm thời gian giảng dạy lý thuyết, lên lớp, nhất là đối với các môn học như: Tâm lý học và giáo dục học quân sự, Công tác Đảng, công tác chính trị; kiên quyết loại trừ những nội dung bị trùng lặp, không cần thiết bằng những nội dung mới thiết thực hơn.
Ngoài cách thức thực hiện những việc làm trên, các tổ chức, lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng chương trình, NDDH tích cực, chủ động hoàn thiện theo đúng hướng đã đề ra. Cuối cùng, Ban giám đốc (Ban giám hiệu) các nhà trường chỉ đạo tổ chức thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu;
Phòng đào tạo tổ chức, chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đề nghị lên cơ quan có chức năng ký, ban hành thực hiện trong toàn trường.
Chủ thể là các khoa chuyên ngành, vai trò mấu chốt, quyết định nhất của cỏc khoa chuyờn ngành trong thực hiện biện phỏp được thể hiện rừ nột
ở quá trình thiết kế, xây dựng kế hoạch đề bài của từng môn học. Để giải quyết tốt vấn đề này, các khoa chuyên ngành ở CTĐH trong quân đội phải tiến hành thực hiện một số việc làm sau:
Trước hết, dựa trên cơ sở chương trình, NDDH các môn KHXH&NV mà nhà trường đã ban hành, lãnh đạo các khoa chỉ đạo, định hướng các tổ bộ môn tự xây dựng kế hoạch đề bài môn học; việc chỉ đạo, định hướng cần tập trung trên các vấn đề cơ bản sau:
- Tuyệt đối thực hiện theo đúng với những vấn đề cơ bản trong chương trình, NDDH các môn KHXH&NV mà nhà trường ban hành.
- Kết cấu các bài học, chủ đề bài học, phần học có cách tiếp cận đúng với lý luận, thực tiễn chuyên ngành; thiết kế thực sự khoa học, logic, thống nhất chung từ hình thức, thứ tự cách trình bày; vừa có tính khái quát, nhưng cũng đảm bảo tính cụ thể và đều hướng tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
- Các nội dung trang bị kiến thức thuần túy phải được giảm tối đa, thay vào đó là các nội dung bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo; đồng thời, tăng cường các nội dung mang tính thực hành, thực tập và mở rộng các hình thức hoạt động ngoại khoá để rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phẩm chất nhân cách cho học viên.
- Cập nhật, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường liên hệ nội dung bài học với với thực tiễn xã hội, quân đội, từng lĩnh vực chuyên ngành; chú trọng các vấn đề định hướng tư tưởng, điều chỉnh suy nghĩ, thái độ hành vi người học cho phù hợp với thực tiễn.
Song song với việc làm trên, lãnh đạo các khoa chuyên ngành thành lập hội đồng khoa học, thành viên là lãnh đạo, chỉ huy các khoa, tổ bộ môn cùng các giảng viên có uy tín trong khoa để đóng góp ý kiến, thẩm định kế hoạch đề bài mà các tổ bộ môn xây dựng. Hội đồng khoa học bên cạnh việc nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến chất lượng toàn diện các mặt về kết cấu, nội dung, thời gian, tỷ lệ
% thời gian lên lớp và tự học, thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành…cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn hóa lại những kiến thức, nội dung mới bổ sung
mà kế hoạch đề bài các tổ bộ môn xây dựng. Bởi vì, khi những kiến thức mới được đưa vào thực tiễn giảng dạy, dễ dẫn đến hiện tượng có những khái niệm, phạm trù trung tâm, các nguyên lý, quy luật thiếu chặt chẽ, thống nhất, thậm chí chưa thực sự chính xác. Nội dung của việc chuẩn hóa này tập trung sao cho đảm bảo chuẩn về khoa học; ngôn ngữ, văn phong được diễn đạt logic, chặt chẽ, có tớnh hệ thống cao; dễ hiểu dễ nhớ; tớnh định hướng tư tưởng phải rừ ràng, phự hợp với quan điểm của Đảng, với thực tiễn xã hội, quân đội.
Cuối cùng, hội đồng khoa học kết luận, đưa ra những vấn đề đòi hỏi các tổ bộ môn cần phải bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch đề bài. Các tổ bộ môn thực hiện theo đúng với kết luận đó. Trên cơ sở cách thức thực hiện những việc làm trên, các khoa hoàn thiện kế hoạch đề bài và ban hành thống nhất trong toàn khoa đề các giảng viên thực hiện.
Đối với ĐNGV giảng dạy các môn KHXH&NV, vai trò của ĐNGV trong thực hiện biện pháp được thể hiện thông qua việc thiết kế nội dung bài giảng dùng để giảng dạy cho học viên. Bởi vì, bài giảng được coi là một trong những HTTCDH quan trọng nhất của QTDH, nó chứa đựng toàn bộ mọi ý định của giảng viên, nhất là các vấn đề về chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học… cần truyền đạt cho học viờn, nghĩa là nú trả lời rừ ràng được cõu hỏi: dạy cái gì? Nhằm mục đích gì?. Điều đó khẳng định, nếu bài giảng được ĐNGV thiết kế như thế nào thì học viên sẽ lĩnh hội được tri thức, có suy nghĩ, thái độ, hành vi như thế đó. Để thiết kế, xây dựng được bài giảng thực sự đáp ứng tốt với yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi ĐNGV cần thực hiện một số vấn đề sau:
- Thực hiện nghiêm túc, triệt để những vấn đề có tính định hướng theo đúng kế hoạch đề bài mà khoa chuyên ngành xây dựng, ban hành.
- Tiến hành rà soát kỹ tổng thể chương trình, NDDH mà kế hoạch đề bài mà khoa chuyên ngành đã ban hành, từ đó phát hiện, đánh giá từng kết cấu chương trình, nội dung cụ thể để xem những vấn đề nào còn có tính thời sự, vấn đề nào đã lỗi thời, lạc hậu, không còn ý nghĩa;. Đồng thời, tích cực nghiên cứu những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, những thành tựu, kiến thức mới
nhất, hiện đại nhất, sao cho phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người sĩ quan quân đội trong thời kỳ mới; chắt lọc, tiếp thu những kinh nghiệm có giá trị trong lịch sử; những nội dung được tổng kết từ thực tiễn, được khai thác từ vốn sống, kinh nghiệm của chính bản thân mình, của người học và trong thực tiễn hoạt động quân sự, khoa học chuyên ngành. Trên cơ sở đó, kiên quyết loại trừ chương trình, NDDH đã lạc hậu, hoặc không có giá trị thiết thực. Mặt khác, chủ động thiết kế lại từng mục, từng phần cụ thể trong từng bài giảng, chủ đề giảng sao cho thật khoa học, logic; cập nhật những thông tin, bổ sung những nội dung mới thật chính xác, kịp thời, đáp ứng đúng với nhu cầu của người học và thực tiễn mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
- Trong từng nội dung của bài giảng phải đảm bảo và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại, quá khứ với thực tại và dự báo được xu thế vận động của từng vấn đề trong tương lai.
- Nhược điểm cố hữu của chương trình, NDDH các môn KHXH&NV hiện nay là tính kinh viện, giáo điều, xa rời thực tiễn. Do đó, trong thiết kế, xây dựng chương trình, nội dung của bài giảng, ĐNGV phải chủ động giảm tối đa việc giảng dạy những vấn đề lý luận, lý thuyết hoặc quan điểm, nguyên tắc thuần túy. Thay vào đó phải tập trung, coi trọng đúng mức các NDDH nêu vấn đề, học thực hành, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, hướng dẫn vận dụng, đi sâu vào công tác tổ chức thực tiễn, thực tập, thực tế.
* Yêu cầu và điều kiện thực hiện biện pháp
- Các tổ chức, lực lượng là chủ thể của QTDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội cần có nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu mang tính tất yếu khách quan trong việc thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, NDDH hiện nay.
- Người đứng đầu trong các tổ chức, lực lượng, nhất là lãnh đạo, chỉ huy ở từng khoa chuyên ngành, CTĐH trong quân đội phải phát huy hết vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cấp dưới thuộc quyền trong suốt quá trình thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, NDDH các môn KHXH&NV.