Ý nghĩa quan điểm và những nhân tố tác động đến việc vận dụng quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 54 - 65)

4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.3. Ý nghĩa quan điểm và những nhân tố tác động đến việc vận dụng quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

của Hồ Chí Minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay

1.3.1. Ý nghĩa quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn

Một là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

có ý nghĩa giúp NTQĐ nhận thức sâu sắc và coi trọng mục đích đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội phát triển toàn diện, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỹ năng xã hội và kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ… trên cơ sở đó có phương hướng xây dựng MTDH các môn KHXH&NV đảm bảo bám sát và phù hợp với mục tiêu đào tạo con người, mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới.

Có thể thấy, trong hơn bẩy thập kỷ từ khi được thành lập cho đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục, huấn luyện đội ngũ cán bộ quân đội; coi đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến bản chất cách mạng, sự trưởng thành, phát triển của Quân đội ta... góp phần quyết định trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế thực tiễn có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến tình hình cách mạng nước ta…

đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, của quân đội lên tầm cao mới; trách nhiệm ngày càng gặp nhiều khó khăn, nặng nề hơn. Để đáp ứng được điều đó, Đảng ta đã xác định xây dựng quân đội được tập trung theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở gắn liền với việc trang bị vũ khí, khoa học - công nghệ hiện đại để có thể tác chiến, đánh thắng mọi kẻ thù, trong mọi tình huống.

Xuất phát từ vấn đề trên cho thấy, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh có ý nghĩa trực tiếp giúp cho NTQĐ nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của các môn KHXH&NV trong đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng tốt với mục tiêu xây dựng về quân đội mà Đảng ta đã xác định. Trên cơ sở đó, từng nhà trường có phương hướng, biện pháp xây dựng MTDH những môn học này thực sự đảm bảo bám sát và phù hợp với mục tiêu đào tạo con người, mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới, đó là “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với nhân dân; có tư duy sáng tạo, phong cách tác phong dân chủ, chính quy, tinh thần đoàn kết, đạo đức, lối sống lành mạnh…” [8, Tr.38]. Đồng thời, coi đây là mục tiêu quan trọng, cơ bản hàng đầu trong suốt quá trình đào tạo; là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quyết định để quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Hai là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” có ý nghĩa sâu sắc trong chỉ đạo các cơ quan quản lý GD&ĐT trong toàn quân, NTQĐ luôn tích cực, chủ động dự báo đúng đắn xu thế vận động của tình hình thực tiễn xã hội, thực tiễn cách mạng, nhất là thực tiễn hoạt

động quân sự trong tương lai… từ đó, ra sức tập trung tối đa nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để phục vụ cho QTDH các môn KHXH&NV.

Mặt khác, nó cũng là cơ sở để các tổ chức, lực lượng là chủ thể của QTDH ở các nhà trường tích cực, chủ động lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện kịp thời chương trình, NDDH các môn KHXH&NV luôn đảm bảo tương thích với mặt bằng chung của hệ thống giáo dục quốc gia; sát với thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội, thời đại, tổ chức biên chế của từng quân, binh chủng và đặc thù của quân đội; phù hợp với đặc thù của ngành KHXH&NV, cũng như từng loại hình cán bộ trong thời gian trước mắt và lâu dài để đào tạo được đội ngũ cán bộ luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng;

tâm thế chủ động; có đủ trình độ, năng lực và khả năng ứng biến kịp thời với mọi diễn biên có thể xảy ra…

Ba là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

của Hồ Chí Minh có ý nghĩa trong chỉ đạo NTQĐ, nhất là ĐNGV, học viên nhận thức rừ việc đổi mới phương phỏp dạy và học núi chung, phương phỏp trong dạy và học các môn KHXH&NV nói riêng là một khâu mang tính trọng tâm, đột phá, trực tiếp quyết định đến nâng cao chất lượng GD&ĐT hiện nay. Đồng thời, nó cũng trực tiếp chỉ đạo ĐNGV, học viên tích cực đẩy mạnh vận dụng các PPDH nhằm đảm bảo vừa phù hợp với yêu cầu của giảng dạy trong bối cảnh mới, nhưng cũng phù hợp với đặc điểm các môn KHXH&NV, môi trường huấn luyện, giáo dục đặc thù của NTQĐ. Đó là các PPDH hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học, rèn luyện năng lực thực tiễn cho người học; gắn phương pháp giảng dạy ở trên lớp với các hoạt động thực tiễn, thực hành, thực tập, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng mô phỏng; tăng cường tổ chức tham quan, nghiên cứu thực tế trong QTDH.

Bốn là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” có ý nghĩa trong chỉ đạo các chủ thể trực tiếp tham gia vào QTDH các môn KHXH&NV ở NTQĐ luôn tích cực, nỗ lực, cố gắng không ngừng để thực hiện tối ưu hóa các khâu, các bước, các điều kiện sư phạm cơ bản của QTDH các môn KHXH&NV, đảm bảo cho việc vận hành QTDH những môn

học này luôn đúng theo quy trình, phát huy tối đa hiệu quả và đáp ứng đúng với nhu cầu thực tiễn.

Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở NTQĐ là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các khâu, các bước cùng các hoạt động sư phạm khác nhau như:

xây dựng MTDH (mục tiêu chung, mục tiêu của từng môn học, bài học), xác định thời gian, chương trình, nội dung, PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả, các điều kiện đảm bảo kèm theo... Tất cả được sắp xếp theo một quy trình khoa học, logic nhằm hướng tới mục tiêu làm cho việc dạy học những môn học này luôn đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tối ưu hóa các khâu, các bước, cũng như tổng thể quy trình dạy học trên là việc làm khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, quan điểm

“Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo các chủ thể QTDH các môn KHXH&NV ở NTQĐ nhận thức sâu sắc việc thực hiện đúng quy trình là vấn đề có tính nguyên tắc. Trên cơ sở đó, giúp cho họ tích cực bám sát thực tiễn; có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng trong thực hiện triệt để, chu đáo các khâu, các bước của quy trình dạy học; khai thác tối đa các nguồn lực sắn có như nhân lực, vật lực, tài lực, thời gian, khoa học công nghệ... để vận hành quy trình đó đáp ứng đúng với nhu cầu của thực tiễn, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV, hướng tới đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đào tạo mà từng nhà trường đã đề ra.

1.3.2. Những nhân tố tác động đến việc vận dụng quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay

1.3.2.1. Xu hướng thực tiễn của nền giáo dục hiện đại

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, để chuẩn bị cho nhân loại bước sang thế kỷ XXI, tại “Hội nghị Quốc tế lần thứ hai về Giáo dục” tổ chức tại Washinton D.C từ ngày 25 đến ngày 29/12/1998 đã đưa ra bản tuyên ngôn và nhấn mạnh: Các chính phủ và các tổ chức quốc tế cần lưu ý tới xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế và ảnh hướng của nó tới việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Mối quan hệ giữa xu hướng phát triển kinh tế và giáo dục đã dẫn tới những thay đổi bản chất và nội dung giáo dục thế hệ trẻ… Điều đó cho thấy,

con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của giáo dục đối với sự phát triển toàn diện ở mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Để đáp ứng được điều đó, nền giáo dục trên thế giới hiện nay đã và đang thực hiện theo xu thế bám sát thực tiễn, nghĩa là luôn bám sát với nhu cầu của con người; sự phát triển toàn diện mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… nhằm đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho những nhu cầu đó; đồng thời, giáo dục cũng đi trước, đón đầu, dự báo chính xác xu thế vận động, phát triển của thực tiễn, trên cơ sở đó vạch ra những mục tiêu, nội dung, phương hướng, cách thức, biện pháp cải tạo thực tiễn ngày càng phát triển, phù hợp với mọi quy luật khách quan.

Đối với nước ta hiện nay, trong Điều 3 của Luật Giáo dục cũng đã chỉ ra 4 nguyên lý trong giáo dục là: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [114, tr.3]. Điều này khẳng định, xu thế thực tiễn là một trong những xu thế quan trọng của nền giáo dục hiện đại ngày nay. Xu thế này đã tác động mạnh mẽ đến việc vận dụng quan điểm

Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trong QTDH ở NTQĐ, theo đó, mọi hoạt động dạy và học, NCKH… của các nhà trường phải luôn luôn bám sát vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của học viên sau khi ra trường. Đặc biệt, đối với việc vận dụng quan điểm này trong dạy học các môn KHXH&NV, xu thế thực tiễn của nền giáo dục hiện đại tác động đến việc lựa chọn, xác định các nhân tố của QTDH các môn KHXH&NV trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội đảm bảo giữ vững được tính đảng, tính giai cấp; phù hợp với thực tiễn xã hội, sự phát triển của các môn KHXH&NV, yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hiện nay. Nghĩa là tác động đến việc xác định, lựa chọn mục tiêu, nội dung, hình thức, PPDH… đảm bảo trang bị kiến thức cơ bản, toàn diện, thiết thực mọi mặt cho học viên; xây dựng cho họ có bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; luôn đoàn kết, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Tổ quốc, nhân dân, quân đội; kiên

định, vững vàng trong mọi tình huống; phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện tiêu cực, những quan điểm sai trái đi ngược lại với bản chất, truyền thống của dân tộc, quân đội; làm vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...

1.3.2.2. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nhà trường quân đội hiện nay

Có thể thấy, sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: tình hình thế giới, khu vực có những biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, rất khó lường. Một số quốc gia vẫn đã và đang tìm mọi cách để xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhất là trên biển Đông với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc khác nhau. Đan xen với đó, các thế lực thù địch từng ngày, từng giờ, để chống phá cách mạng nước ta bằng các hoạt động “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta và xác định quân đội là mục tiêu trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm cho con người, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ trong quân đội dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, ích kỷ; suy giảm lòng tin, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, ý chí phấn đấu, mơ hồ, mất cảnh giác, xuất hiện tư tưởng hẹp hòi, không coi trọng kỷ luật quân đội, sống buông thả... Trước bối cảnh trên đặt ra yêu cầu của đội ngũ cán bộ quân đội ngày càng cao so với hiện tại cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chỉ mới như vậy, quân đội mới có thể hoàn thành được sứ mạnh cốt lừi là bảo vệ vững chắc được chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân...

Để việc đào tạo đáp ứng thiết thực với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn đó, trong

Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Quốc phũng đó chỉ rừ: “Đổi mới toàn diện, tạo sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa

học. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với nhân dân; có tư duy sáng tạo, trình độ, kiến thức quân sự, chính trị, khoa học, chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng với chiến tranh công nghệ cao; phong cách tác phong dân chủ, chính quy, tinh thần đoàn kết, đạo đức, lối sống lành mạnh, sức khỏe tốt”

[19, tr.38]. Điều đó cho thấy, những nội dung, yêu cầu cơ bản trong đổi mới GD&ĐT ở NTQĐ tác động mạnh mẽ đến việc vận dụng quan điểm

“Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trong dạy học các môn KHXH&NV hiện nay. Theo đó, nó trực tiếp tác động đến tư duy cũng như những hành động cụ thể trong dạy học các môn KHXH&NV. Việc tác động này làm cho các NTQĐ nhận thức lại từ quan điểm, mục tiêu, hệ thống tổ chức, nội dung, phương pháp dạy - học, cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng ĐNGV, CBQL, cho đến sự chuẩn bị cơ sở vật chất, các nguồn lực cần thiết … trong QTDH các môn KHXH&NV. Theo đó, trong QTDH, các chủ thể sẽ thay đổi lại tư duy, nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò, ý nghĩa việc dạy học các môn KHXH&NV đối với đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội, xây dựng quân đội trong tình hình mới; từng bước và tiến tới loại trừ hoàn toàn những gì không còn hợp lý, mang tính lạc hậu, không thích ứng với thời đại, với sự phát triển kinh tế, xã hội, hoạt động quân sự, GD&ĐT…

Đồng thời, kịp thời bổ sung, phát triển những vấn đề mới trong suốt QTDH ở mọi bậc học, ngành học; trên tất cả các khâu từ mục tiêu, chương trình, nội dung, PPDH, đến cơ chế vận hành, quản lý, điều kiện bảo đảm… đảm bảo cho những môn học này vừa đạt được những yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ lý luận, trình độ học vấn;

nhưng đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu có tính đặc thù theo từng chuyên ngành, đổi tượng, lĩnh vực đào tạo…

1.3.2.3. Đặc điểm các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội Trong QTDH ở NTQĐ, các môn KHXH&NV là những môn học thuộc hai ngành khoa học là Khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Theo đó, đối với những môn học này, bên cạnh những đặc điểm chung giống như các môn học

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w