4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
2.1. Khảo cứu và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn việc quán triệt và vận dụng quan điểm "Huấn luyện cốt thực, chu đáo hơn tham
nhiều" của Hồ Chí Minh ở nhà trường quân đội giai đoạn 1950 - 1975
2.1.1. Khảo cứu thực tiễn việc quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, quan điểm "Huấn luyện cốt thực, chu đáo hơn tham nhiều" nói riêng ở nhà trường quân đội giai đoạn 1950 - 1975
2.1.1.1. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954)
Ngay sau khi "Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập" kết thúc, các quan điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh trong bài phát biểu
"Nói về công tác huấn luyện và học tập" nói chung, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” nói riêng đã được Quân ủy Trung ương, các cơ quan đơn vị, cùng các nhà trường trong toàn quân quán triệt sâu sắc và từng bước vận dụng vào trong thực tiễn giáo dục và huấn luyện.
Có thể thấy, trong giai đoạn này, cuộc chiến đấu giữa ta với thực dân Pháp được coi là gay go, ác liệt nhất. Do đó đã đặt ra cho ta “Yêu cầu chiến trường đòi hỏi phải có những binh đoàn lớn, có binh chủng kỹ thuật bảo đảm, phải có một đội ngũ cán bộ to lớn được huấn luyện chu đáo về chính trị và kỹ thuật, chiến thuật; yêu cầu mới đòi hỏi chúng ta phải có hàng vạn cán bộ” [20, tr.60]. Trước thực tế trên, Quân ủy Trung ương, các đơn vị, NTQĐ đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo các quan điểm của Hồ Chí Minh về huấn luyện, giáo dục nói chung, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” vào trong thực tiễn, điều này được thể hiện như sau;
Trước hết, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vận dụng có hiệu quả vào trong thực tiễn xây dựng và phát triển NTQĐ. Theo đó, chỉ
trong 4 năm, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập nhiều NTQĐ; mở rộng thêm nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, tiêu biểu: Tháng 5/1951 thành lập Trường Cơ yếu quân đội nhân dân Việt Nam; tháng 7/1951 thành lập “Trường chính trị trung cấp của quân đội nhân dân Việt Nam”; tháng 11/1951 thành lập
“Trường Thông tin”; năm 1953, thành lập “Trường Hậu cần”; ngoài ra còn mở nhiều lớp bồi dưỡng cho cán bộ cấp cao... Việc thành lập các nhà trường này đã góp phần thiết thực giải quyết yêu cầu cấp thiết của công tác giáo dục, bồi dưỡng về chính trị cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội; công tác giáo dục, quản lý bộ đội;
sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ theo từng lĩnh vực chuyên sâu của các chuyên ngành như bộ binh, pháo binh, công binh, thông tin, hậu cần… ở mọi cấp từ trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn và đại đoàn (xem phụ lục 16).
Bên cạnh đó, đối với từng NTQĐ đã chủ trương thay đổi toàn diện mọi mặt trong giáo dục, huấn luyện, từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp huấn luyện… cho đến biên chế lại cơ cấu tổ chức để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn cách mạng. Nội dung huấn luyện cho mọi đối tượng được xác định bám sát với yêu cầu của chiến trường, tập trung “Đưa những kinh nghiệm thực tế chiến đấu vào giảng dạy, tu chỉnh tài liệu cho phù hợp với cách đánh của Quân đội ta. Đưa nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng vào giảng dạy... Chú trọng công kiên là chính, vận động chiến là hỗ trợ, không những huấn luyện đánh đêm mà còn huấn luyện đánh ban ngày;
tăng cường huấn luyện tiếp cận vận động dưới điều kiện phi pháo và cơ giới địch” [20, tr.78 - tr.79]. Phương pháp huấn luyện chú trọng những vấn đề cốt lừi nhất, “Dạy ớt nhưng sõu, dạy những điều cần thiết, lý thuyết thực hành đi đôi… Học những vấn đề cần ngay cho công tác, học xong trở về đơn vị có thể áp dụng được” [3, tr.76]. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, các nhà trường quân sự đã trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc được 17000 cán bộ, nhân viên các loại, đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, kịp thời bổ sung cho chiến trường cả nước, phù hợp với quy mô, cách đánh hiệp đồng quân, binh chủng… góp phần cùng với sức mạnh toàn dân tộc, làm nên chiến thắng vẻ vang trong đánh đuổi thành công thực dân Pháp xâm lược.
2.1.1.2. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ( 1954 - 1975)
Đây là giai đoạn đất nước ta bước sang thời kỳ mới. Miền Bắc tích cực, chủ động tiến lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. Trước thực tiễn đó, Đảng ta đã xác định “Cần phải xây dựng quân đội hiện đại và sẵn sàng chiến đấu… trong đó công tác quan trọng bậc nhất và thường xuyên nhất là huấn luyện bộ đội, đặc biệt là huấn luyện cán bộ” [20, tr. 93]. Để đáp ứng được yêu cầu trên, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, các NTQĐ tiếp tục quán triệt các quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục, nhất là quan điểm
“Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”; đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào để công tác giáo dục, huấn luyện bộ đội nhằm đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển lực lượng vũ trang trong bối cảnh mới… Điều này được thể hiện cụ thể trên các vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong xây dựng, tổ chức biên chế hệ thống NTQĐ
Để chuẩn bị cho quân đội có đầy đủ số lượng cán bộ, đáp ứng với yêu cầu phát triển và hiệp đồng cách đánh quân, binh chủng, tháng 3 năm 1970, Quân uỷ Trung ương đã ra Nghị quyết 40/QUTW về công tác NTQĐ. Nghị quyết nờu rừ: “Tăng cường chỉ đạo và kiện toàn hệ thống nhà trường cho phự hợp với yờu cầu trước mắt và lõu dài, xỏc định rừ nhiệm vụ, tớnh chất và hệ thống NTQĐ nhằm quản lý chỉ đạo được thống nhất, chăm lo kiện toàn đội ngũ giáo viên, hoàn chỉnh hệ thống giáo khoa tài liệu, hết sức coi trọng việc đào tạo cán bộ với nội dung cơ bản, toàn diện, có hệ thống với thời gian dài hơn, đáp ứng lâu dài” [112]. Do đó, đến năm 1975, nhiều NTQĐ mới được thành lập, hoặc kiện toàn đi vào thực tiễn giáo dục, huấn luyện, cụ thể là các trường: Sĩ quan Pháo binh, Sĩ quan Cao xạ, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Quân chính sơ cấp, Sĩ quan Công binh, Sĩ quan kỹ thuật, Sĩ quan Hậu cần, Sĩ quan Quân y, Cơ yếu, Trường văn hoá và một số trường quân chính quân khu, các trường quân sự địa phương tỉnh, Sĩ quan Thiết giáp, Sĩ quan Đặc công, Trường bổ túc trung cao, Đại học kỹ thuật quân sự, Đại học Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Quân sự, Học viện Chính trị… (Xem phụ lục 16)
Hai là, trong xác định mục tiêu, phương châm đào tạo
Mục tiêu, phương châm đào tạo ở các NTQĐ được vận dụng hết sức mềm dẻo, ngoài mục tiêu chung, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu, tổ chức, biên chế của thực tế chiến trường, các NTQĐ đã cụ thể hóa mục tiêu đào tạo hết sức linh hoạt, phù hợp theo phương châm: “sát chức trách, chức vụ ban đầu; sát đối tượng, sát chiến trường... Nắm vững trọng điểm, cái gì cần thì học, học để đánh Mỹ; cái gì cần cho chiến đấu thì khẩn trương đưa vào huấn luyện, lấy huấn luyện thực hành là chính” [20, tr.211]. Ví dụ như: Trường Sĩ quan Lục quân 1 có khẩu hiệu “lấy trường làm trận tuyến chống Mỹ cứu nước”; quyết tâm huấn luyện: “Cả khóa học là một chiến dịch, mỗi khoa mục là một trận chiến”. Trường Sĩ quan Pháo binh có khẩu hiệu “Lấy thao trường làm chiến trường”…Các trường ở phía Nam lấy khẩu hiệu nêu cao tư tưởng tiến công
“Hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện như nhiệm vụ chiến đấu”. “Nhà trường là chiến trường, kết quả học tập là chiến công”… [20, tr.147].
Ba là, trong xây dựng chương trình, nội dung đào tạo
Tháng 3/1965, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã ra chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, huấn luyện ở NTQĐ với phương châm :
“Chuyển hướng mạnh mẽ nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kiểu thời chiến, lấy bồi dưỡng ngắn ngày, tập huấn, kèm cặp trong thực tế chiến đấu và công tác là chủ yếu… Phương châm bồi dưỡng là phải kết hợp học và làm, bồi dưỡng tại trường và rèn luyện thực tập tại đơn vị; vừa phụ trách vừa huấn luyện giảng dạy, luân lưu để rèn luyện, chiến đấu để bồi dưỡng” [20, tr.182]. Dựa trên cơ sở đó, các NTQĐ đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và đưa những nội dung, chương trình huấn luyện theo hướng vừa đảm bảo tính toàn diện nhưng cũng phù hợp với điều kiện, đặc điểm và mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường mình; đặc biệt, luôn chú trọng quan điểm khi xác định nội dung, chương trình huấn luyện theo phương châm: Cái gì cần trước thì học trước; cái gì cần sau thì học sau; chưa cần thì chưa học... Cụ thể:
Về quân sự, coi trọng huấn luyện chiến thuật làm chính, chiến thuật chiến đấu tiến công làm trọng tâm, huấn luyện chiến thuật trung đội, đại đội làm trọng
điểm. Ngoài ra quan tâm đến huấn luyện cách thức tổ chức chỉ huy tác chiến hợp đồng, văn hoá, thể chất, điều lệnh, điều lệ quân sự, công tác tham mưu, hậu cần nhằm phục vụ thiết thực cho từng nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường, tiêu biểu như: Bắt đầu từ năm 1965, Trường Sĩ quan Lục quân 1đã nghiên cứu và đưa vào huấn luyện các hình thức chiến thuật mới như: phục kích, tập kích, vận động tiến công, đánh địch trong công sự vững chắc hoặc đổ bộ đường không... đảm bảo phù hợp với sở trường, cách đánh của ta, cũng như khắc chế được sức mạnh của kẻ thù trên chiến trường. Học viện quân sự, từ năm 1972 đã biên soạn tài liệu chiến thuật từ tiểu đoàn đến sư đoàn theo hướng tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng với quy mô lớn. Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, ngay sau khi thành lập (4/1973), nội dung, chương trình huấn luyện được tập trung vào những vấn đề thiết thực như: kinh nghiệm tiến công địch trong phòng ngự trận địa, chốt chặn địch, tấn công địch ở thành phố, thị xã... [94].
Về chính trị, chủ yếu giáo dục lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội; đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; ý chí quyết chiến, quyết thắng, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi; giáo dục âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; tinh thần chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ và đoàn kết quốc tế… Trong đó, tùy theo từng thời kỳ, từng đối tượng đào tạo cụ thể... mỗi nhà trường đều lựa chọn, xác định nội dung, chương trình phù hợp... [93].
Bốn là, trong xác định phương pháp, hình thức tổ chức huấn luyện
Nắm bắt sâu sắc tình hình thực tiễn, trong thời kỳ này, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo “Cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp huấn luyện cho nhà trường sát chiến trường, phù hợp thời chiến…”; coi “Huấn luyện cán bộ tại chức và tại trường là khâu quan trọng nhất” [112]. Từ đó, các nhà trường đã tích cực vận dụng nhiều hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện đa dạng, phong phú, thiết thực; sát với mục tiêu đào tạo, thực tế chiến đấu, sát chiến trường và từng đơn vị, quân, binh chủng, cụ thể:
Về phương pháp huấn luyện, các NTQĐ thường tập trung huấn luyện theo phương pháp coi trọng lấy lý luận gắn liền với thực hành; kết hợp chặt chẽ giữa học với làm; tích cực bồi dưỡng tại trường và rèn luyện thực tế tại đơn vị trong chiến đấu; đặc biệt, coi trọng nâng cao năng lực, óc tư duy sáng tạo của học viên trong thực hiện các nhiệm vụ học tập, tiêu biểu như: Trường Sĩ quan Lục quân 1, ngay từ khóa 18 (năm 1958), bước đầu đã tiến hành vận dụng phương pháp huấn luyện tổng hợp, tổ chức vòng hành quân chiến đấu liên tục dài ngày ngoài thực địa, với khẩu hiệu “Coi vòng dã ngoại là chiến dịch, coi khoa mục huấn luyện là chiến đấu”. [20, tr.18]. Trường Chính trị trung cao cấp chủ yếu sử dụng phương pháp để học viên thay nhau đóng vai trên cương vị là người lãnh đạo, chỉ huy các cấp trung đoàn, sư đoàn để thực hiện việc xây dựng ý chí quyết tâm, giáo dục, quản lý bộ đội trong các nhiệm vụ khác nhau.
Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, phương pháp huấn luyện coi trọng việc nói khái quát, ngắn gọn; biết phân tích vấn đề trọng yếu để giúp học viên dễ nhớ, dễ hiểu kiến thức. Trong giảng dạy môn chiến thuật, tiến hành theo cách thức:
"Hiểu rừ nguyờn tắc, nắm chắc thực hành, từ chậm đến nhanh, từ đơn giản đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp, nói đủ tập nhiều, sai đâu sửa đấy” [94, tr.54]. Trong thực hành môn huấn luyện cơ bản, phương pháp huấn luyện được phân chia theo giai đoạn: “Tập luyện trên ghế lái, sau đó tập lái thực xe an toàn, ít xảy ra hỏng hóc…” [94, tr.54].
Về hình thức tổ chức đào tạo, các NTQĐ đều tập trung xác định hình thức tổ chức huấn luyện theo phương hướng: vừa đào tạo, vừa bổ túc, nhưng lấy nhiệm vụ bổ túc làm chủ yếu; chủ động “đưa giáo viên xuống sát đơn vị, vừa phụ trách đơn vị, vừa huấn luyện giảng dạy” [20, tr.142]. Đồng thời, căn cứ vào từng loại hình đào tạo cán bộ đã tích cực đan xen nhiều hình thức tổ chức trong huấn luyện như: huấn luyện cơ bản chính quy thời bình và huấn luyện ứng dụng, thích ứng, chuyển hướng linh hoạt trong thời chiến; kết hợp huấn luyện toàn diện với có trọng điểm, có nhiều tình huống, tên nhiều địa hình khác nhau; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện, đào tạo, giáo dục và công tác quản lý sư phạm... Về thời gian đào tạo, tùy theo yêu cầu về số lượng cán bộ ở từng giai
đoạn khác nhau mà định nhiều hay ít. Tuy nhiên, thời gian cụ thể chủ yếu là đào tạo dài hạn với thời gian 3 năm; đào tạo khóa ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm, hoặc đào tạo cấp tốc 3 tháng.
Năm là, trong lựa chọn đội ngũ giáo viên, học viên và các điều kiện đảm bảo phục vụ cho quá trình huấn luyện
Trong giai đoạn này, việc lựa chọn giáo viên được các nhà trường tiến hành vận dụng rất linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau như: sau quá trình đào tạo, từng nhà trường lựa chọn một số học viên tiêu biểu, có thành tích học tập xuất sắc hoặc đã qua thực tiễn chiến đấu, công tác; có kinh nghiệm và có năng khiếu sư phạm... từ đó tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, kèm cặp tại chức để làm giáo viên ngay tại trường. Đối với một số trường chưa đủ giáo viên sẽ lấy đội ngũ cán bộ khung vừa làm công tác lãnh đạo, chỉ huy, đồng thời, vừa tham gia giảng dạy.
Đối với đối tượng học viên cũng được các nhà trường lựa chọn kỹ lưỡng, chặt chẽ, đúng với nguyên tắc: Về số lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu của từng loại hình cán bộ mà các đơn vị trong quân đội cần; là những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, năng lực công tác, đã trải qua chiến đấu, công tác tại các đơn vị, có khả năng phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù, trong giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí... nhưng các nhà trường đã tích cực, nỗ lực, cố gắng tận dụng mọi khả năng trong điều kiện có thể về cơ sở vật chất, tài chính…phục vụ cho quá trình huấn luyện được tiến hành với chất lượng tốt nhất.
Đặc biệt, các nhà trường luôn coi trọng công tác đảm bảo tài liệu huấn luyện nên tài liệu luôn được biên soạn, bổ sung, cung cấp khá đầy đủ, kịp thời, đáp ứng thiết thực với nhu cầu nghiên cứu của cả người dạy và người học.
Tóm lại, trong giai đoạn 1954 - 1975 cho thấy: các NTQĐ đã quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh vào trong mọi khâu, mọi bước, mọi nhân tố của quá trình giáo dục, huấn luyện nên chất lượng huấn luyện đã đáp ứng tốt với yêu cầu, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng đặt ra. Do đó, chỉ trong 10 năm đầu (1954 -1964), đã đào tạo, bồi dưỡng được trên 72.000 cán bộ các loại, trên 4000 sĩ quan dự bị và nhiều cán bộ quân đội các nước anh em. Từ năm 1965