Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 121 - 132)

4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

3.3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên

* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của biện pháp

Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho người học nắm chắc và vận dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản trong quá trình công tác, nhất là các kỹ năng khi tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; các kỹ năng trong quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội. Đồng thời, giúp họ có tư duy lý luận sắc bén để có thể tự phòng, chống, đấu tranh có hiệu quả mọi luận điểm sai trái của thế lực thù địch, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao.

* Nội dung của biện pháp

Thực chất biện pháp này thể hiện việc quán triệt sâu sắc quan điểm

“thiết thực” của Hồ Chí Minh trong đổi mới phương pháp và HTTCDH các

môn KHXH&NV hiện nay sao cho phù hợp với xu thế phát triển của Khoa học Giáo dục; yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu của người học. Theo đó, trong dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội hiện nay phải loại trừ hoàn toàn những phương pháp mang tính lỗi thời, lạc hậu; những HTTCDH không phù hợp với nội dung, đặc điểm dạy học các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội; khắc phục triệt để những hạn chế của từng hình thức, PPDH khi sử dụng. Đồng thời, tăng cường sử dụng các phương pháp, HTTCDH đảm bảo hướng tới giúp người học tiếp cận, làm quen với thực tiễn, chức trách, nhiệm vụ sau này họ phải đảm nhiệm, để sau khi ra trường họ không bị lúng túng, biết tiếp cận nhanh chóng và xử lý linh hoạt, sáng tạo hiệu quả mọi tình huống diễn ra. Mặt khác, giúp cho họ có trình độ tư duy lý luận sâu sắc, biết phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong tư duy, biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra…

* Cách thức thực hiện biện pháp

Đối với Ban giám đốc (Ban giám hiệu) CTĐH trong quân đội phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 86/NQ - ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác GD&ĐT trong tình hình mới, nhất là quan điểm chỉ đạo trong việc đổi mới hình thức, PPDH theo hướng “hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực thực tiễn cho người học”

[45, tr.12]. Trên cơ sở đó, xác định việc đổi mới phương pháp, HTTCDH các môn KHXH&NV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên là nhiệm vụ trung tâm, khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng DH các môn KHXH&NV của nhà trường. Đồng thời, chỉ đạo chặt chẽ các khoa chuyên ngành tập trung vào nhiệm vụ giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng và yêu cầu ĐNGV phải tăng cường sử dụng các phương pháp, HTTCDH theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên.

Đối với các khoa chuyên ngành, lãnh đạo, chỉ huy các khoa xác định rừ quyết tõm đổi mới phương phỏp, HTTCDH theo hướng phỏt triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên là nhiệm vụ chính trị trung tâm của khoa. Từ đó, có những biện pháp tác động đến nhận thức và thực tiễn sử dụng các phương pháp, HTTCDH của ĐNGV trong khoa bằng những việc làm thiết thực như: cấp ủy, chi bộ ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhiệm vụ đổi mới hình thức, PPDH, coi việc tiến hành sử dụng các PPDH hiện đại, HTTCDH gắn với thực tiễn là một trong những tiêu chí quan trọng để bình xét chất lượng đảng viên gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên; thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng sử dụng phương pháp, HTTCDH cho giảng viên. Bên cạnh đó, theo định kỳ, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động đổi mới phương pháp, HTTCDH của từng tổ bộ môn, từng giảng viên; có những hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những giảng viên có sự chuyển biến về nhận thức và vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, HTTCDH theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên.

Đối với ĐNGV, đây là lực lượng trực tiếp tổ chức và sử dụng các phương pháp, HTTCDH để truyền tải nội dung các môn học, bài học cho học viên. Để đổi mới phương pháp, HTTCDH theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên đòi hỏi từng giảng viên phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau:

Trong đổi mới PPDH

Một là, trong QTDH các môn KHXH&NV, ĐNGV cần chú trọng, tăng cường sử dụng PPDH thực hành.

Việc tăng cường sử dụng phương pháp dạy học thực hành sẽ trực tiếp giúp cho người học củng cố được những kiến thức đã được học; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, giúp cho học viên không ngừng phát triển năng lực nghề nghiệp, giải quyết tốt mọi tình huống thực tiễn

có thể diễn ra trên cương vị chức trách sau này. Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả, đòi hỏi ĐNGV cần giải quyết tốt các yêu cầu sau:

- Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm từng môn học, từng đối tượng cụ thể, bám sát thực tiễn đơn vị, chức trách nhiệm vụ của người học sau khi ra trường.

Xét về thực chất, để sử dụng được PPDH thực hành có hiệu quả, vấn đề quan trọng, cốt lừi hàng đầu là phải xõy dựng được bài tập thực hành. Bởi vì, nội dung các bài tập thực hành đã nằm trong bài giảng, ở đó chứa đựng sâu sắc về mặt nội dung từng vấn đề cần truyền đạt; mục đích, ý định truyền đạt của giảng viên. Theo đó, hệ thống nội dung các bài tập thực hành khi xây dựng phải thực sự đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, logic về hình thức;

phản ỏnh đỳng tớnh chất đặc thự của từng mụn học; thể hiện rừ những yờu cầu về mặt kiến thức học viên cần tiếp nhận, cũng như thực tiễn đời sống, chức trách, nhiệm vụ của người học sau khi ra trường.

Hiện nay, các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội rất đa dạng, phong phú; mỗi môn học chứa đựng mức độ nội dung thực hành khác nhau.

Do đó, đối với những môn học thiên về tính chất lý luận như: Triết học, Kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học… ĐNGV tập trung xây dựng các bài tập thực hành thiên về đòi hỏi người học thực hành việc rèn luyện tư duy sáng tạo, nhanh nhạy thông qua các bài tập thực hành theo thiên hướng phân tích, chứng minh, hoặc bác bỏ những luận điểm nào đó. Đối với những môn học chứa đựng nội dung mang tính thực hành các kỹ năng, kỹ xảo hành động như:

Công tác đảng, công tác chính trị; Giáo dục học quân sự, Tâm lý học quân sự, ĐNGV cần chú trọng xây dựng các nội dung thực hành về chức trách, nhiệm vụ của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường, cũng như xây dựng các bài tập xử lý các tình huống thực tiễn khác nhau để học viên xử lý.

- Trong quá trình sử dụng PPDH thực hành, giảng viên cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các bài tập thực hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, quy trình này được diễn ra theo 3 bước:

Bước 1, bước chuẩn bị: Trong chuẩn bị bài giảng thực hành, giảng viên cần xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ của buổi học để lựa chọn các nội dung bài tập, tình huống thực hành; chuẩn bị đáp án; dự kiến các tình huống phát sinh có thể xảy ra; phổ biến về mục đích, yêu cầu, thời gian… Học viên nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu bài tập; tích cực chủ động chuẩn bị nội dung để hiểu rừ bản chất bài tập; trao đổi vướng mắc trong nhúm và đề xuất các giải pháp xử lý tình huống đặt ra trong bài tập…

Bước 2, triển khai tổ chức thực hành ở trên lớp: Giảng viên kiểm tra công tác chuẩn bị của học viên, sau đó tiến hành các hoạt động như: tổ chức cho học viên làm các bài tập thực hành đã chuẩn bị, tùy nội dung của bài tập thực hành mà giảng viên tổ chức cho học viên làm bài tập theo nhóm hay cá nhân. Sau đó, chỉ định chỉ định học viên (hoặc học viên đại diện cho một nhóm nhất định) báo cáo kết quả xử lý tình huống bài tập. Trong quá trình này, giảng viên phải khéo léo gợi mở, tạo tranh luận về cách xử lý tình huống trong học viên để học viên tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề theo đúng hướng. Kết thúc tranh luận, giảng viên nhận xét các phương án xử trí của học viên, đồng thời, đưa ra đáp án về phương án xử lý các tình huống tối ưu nhất…

Bước 3, kết thúc: Giảng viên kết luận và nhận xét, đánh giá kết quả giờ học; động viên, khích lệ học viên có những phương án xử lý sáng tạo; rút kinh nghiệm buổi học. Đồng thời, định hướng học viên chủ động ghi chép những kết luận, nhận xét, đánh giá của mình theo ý hiểu của bản thân, từ đó, tự hoàn thiện nội dung bài học và tự rút kinh nghiệm bản thân trong quá trình học tập.

Cuối cùng, giảng viên định hướng bài học tiếp theo hoặc giao bài tập về nhà cho học viên tự nghiên cứu phục vụ cho buổi học sau.

Hai là, giảng viên thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực, nhất là PPDH nêu vấn đề và định hướng hoạt động tự học cho học viên

Đây là vấn đề rất quan trọng, nó là cơ sở trực tiếp để xây dựng các phẩm chất cần thiết hình thành nên năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên. Bởi vì, chỉ có làm được điều này, người học mới biết phát

huy được tính tích cực, chủ động trong học tập; có hứng thú, say mê học tập, hình thành được cảm xúc tích cực với môn học; thấy được cái hay, cái mới, ý nghĩa thiết thực của vấn đề học tập. Mặt khác, nó còn giúp cho người học rèn luyện được tư duy chủ sáng tạo, nhạy bén, biết vận dụng mọi kiến thức được học vào giải quyết hiệu quả các vấn đề lý luận, thực tiễn, cũng như có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn, chuẩn mực trong quá trình học tập, trong cuộc sống và trên cương vị công tác sau này, theo đó:

Đối với PPDH nêu vấn đề: Để vận dụng PPDH này thực sự có hiệu quả, giảng viên cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1, xác định ý định và phạm vi khi xây dựng vấn đề

Giảng viên xác định ý định thực hiện vấn đề. Ý định đó được khái quát trên 3 khía cạnh cụ thể: Thứ nhất, giảng viên nêu ra rồi đưa học viên vào tình huống có vấn đề nhưng tự mình giải quyết, còn học viên quan sát, nghiên cứu.

Thứ hai, giảng viên lôi cuốn học viên cùng giải quyết. Thứ ba, vấn đề khi nêu ra, học viên tự mình giải quyết, còn giảng viên định hướng, điều khiển.

Giảng viên xác định phạm vi ứng dụng của tình huống vấn đề xây dựng.

Phạm vi này được chia làm 3 cấp độ: cho toàn bộ NDDH, khi đó, sử dụng dạy học nêu vấn đề là độc lập; cho từng phần, từng nội dung nhỏ nhất định; hoặc sử dụng xen kẽ, phối hợp với các PPDH khác như: thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, nêu vấn đề nghiên cứu.

Bước 2, thiết kế cấu trúc tình huống có vấn đề

Việc thiết kế tình huống có vấn đề là khâu quan trọng nhất trong sử dụng PPDH nêu vấn đề. Trong mỗi NDDH, người giảng viên có thể xây dựng được nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc mỗi tình huống khi xây dựng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, mục đích của vấn đề nêu ra đòi hỏi học viên lĩnh hội cần xác định đó là vấn đề nhận thức. Thứ hai, những sự kiện, hiện tượng, vấn đề được nêu ra phải chứa đựng NDDH và khêu gợi được sự chú ý tích cực của học viên. Thứ ba, để giải quyết vấn đề được nêu ra đòi hỏi sự tư duy, hành động tự lực của học viên và sự tổ chức, định hướng, điều khiển của giảng viên. Thứ tư, kết quả giải quyết vấn đề một mặt hướng

vào giải quyết chu đáo mọi tình huống trong vấn đề đó, nhưng đồng thời cũng hướng vào giải quyết NDDH học viên phải lĩnh hội. Thứ năm, mọi vấn đề đều phải có hành động đánh giá kết quả của cả giảng viên và học viên.

Bước 3, tiến hành dạy học nêu vấn đề

Khi tiến hành dạy học nêu vấn đề, có nhiều cách tiến hành khác nhau, song nhìn chung khái quát gồm các bước chính là:

- Tìm hiểu vấn đề

- Xác định vấn đề để tạo tình huống có vấn đề - Đưa ra giả thuyết và các phương án giải quyết - Xem xét kết quả tương ứng với từng giả thuyết

- Thử nghiệm kết quả của phương án đã được chấp nhận - Kết luận về NDDH

Đối với định hướng hoạt động tự học cho học viên, trong dạy học các môn KHXH&NV, để định hướng hiệu quả hoạt động tự học cho học viên, trước hết, ĐNGV cần phải xây dựng cho học viên được các kỹ năng tự học cơ bản thông qua việc bồi dưỡng các phương pháp, kỹ năng trong tự học, tự nghiên cứu như: phương pháp, kỹ năng lập kế hoạch tự học, phương pháp, kỹ năng thu thập thông tin, nghiên cứu và xử lý nội dung, phương pháp, kỹ năng nghe giảng, ghi chép trên lớp… Đồng thời, khi thiết kế NDDH cần loại bỏ hoàn toàn theo kiểu “bày cỗ sẵn”, thiết kế chi tiết, đầy đủ mọi vấn đề cần trang bị cho học viên, thay vào đó là việc thiết kế theo kiểu nêu vấn đề, định hướng học viên tự nghiên cứu, tự mày mò để giải quyết vấn đề. Song song với việc làm này, trong quá trình giảng dạy, giảng viên chỉ định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn học viên là chủ yếu mà không bao giờ thực hiện theo kiểu giảng dạy, trang bị mọi kiến thức cho học viên. Thực hiện triệt để thay đổi căn bản thói quen học tập thụ động, chông trờ, ỉ nại của học viên trước đây bằng thói quen tích cực, chủ động, tranh thủ thời gian ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện để tự học, tự biến kiến thực mà giảng viên giảng dạy bằng kiến thức của chính bản thân mình.

Trong đổi mới HTTCDH

Hiện nay, HTTCDH các môn KHXH&NV ở CTĐH trong quân đội rất đa dạng, phong phú với các hình thức cơ bản như: Hình thức bài giảng, tự học, xêmina, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học, kiểm tra và các hình thức bổ trợ khác (phụ đạo, tham quan, hội nghị khoa học…). Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp này, đòi hỏi ĐNGV cần tập trung đổi mới 2 hình thức cơ bản là hình thức bài giảng và hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học:

Đối với đổi mới hình thức bài giảng:

Để đổi mới hình thức bài giảng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực tư duy lý luận cho học viên, khi xây dựng và tiến hành bài giảng, bên cạnh việc thực hiện đúng theo các khâu, các bước của quy trình chuẩn bị và tiến hành bài giảng thông thường, ĐNGV phải thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:

Đối với bước 1 - Chuẩn bị bài giảng

- Trong quá trình chuẩn bị nguồn tài liệu: trên cơ sở chủ đề bài giảng nằm trong kế hoạch đề bài đã được xác định, giảng viên thực hiện sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu lý luận, thực tiễn có liên quan đến chủ đề bài giảng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm, tiếp cận được những nguồn tài liệu, các sách chuyên ngành mới nhất cả trong lĩnh vực quân sự và ngoài quân sự, ở trong nước và quốc tế; tích cực nghiên cứu thực tiễn những gì có liên quan đã và đang xảy ra thông qua sự trải nghiệm thực tiễn của bản thân, thông qua trao đổi với người khác... Từ đó, bằng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân, kỹ năng sư phạm, giảng viên gia công chế biến các nội dung của nguồn tài liệu lý luận, thực tiễn đó để chuyển hóa thành NDDH của bài giảng theo quy chuẩn, bám sát với những yêu cầu mà kế hoạch đề bài đã xác định.

- Trong quá trình soạn giáo án: giảng viên phải xác định được cấu trúc nội dung của bài giảng theo đúng cấu trúc của kế hoạch đề bài đã xác định. Tuy nhiên, đối với nội dung của từng phần, từng mục, giảng viên phải hạn chế trình bày những nội dung đã được thể hiện cụ thể, chi tiết trong các giáo trình chuẩn

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều của hồ chí minh trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường quân đội hiện nay (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(256 trang)
w