4. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.1. Cơ sở xuất phát và thực chất quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh
1.1.1. Cơ sở xuất phát quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh
1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh
Quan điểm "Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều" được Hồ Chí Minh phát biểu trong bài "Nói về công tác huấn luyện và học tập" tại "Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập" khai mạc ngày 06 tháng 5 năm 1950. Quan điểm này là sự khái quát, đúc kết kinh nghiệm giáo dục, huấn luyện của Người, cũng như dựa trên cơ sở tình hình cách mạng, tình hình giáo dục nước ta từ sau năm 1945 có nhiều biến đổi to lớn.
Có thể thấy, ngay sau khi Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta đã có những thay đổi to lớn trên nhiều phương diện. Trong đó, nền giáo dục đã có những bước ngoặt quan trọng và thay đổi theo xu hướng tích cực. Đặc biệt, công cuộc cải cách giáo dục đang từng bước tiến hành khẩn trương và tác động sâu, rộng đến toàn bộ mọi mặt hoạt động giáo dục, huấn luyện nước nhà. Điều này góp phần làm cho đời sống văn hóa mới dần được hình thành; nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cách mạng được nâng cao; các tầng lớp nhân dân lao động được học tập mở mang kiến thức; quân đội ngày càng vững mạnh, trưởng thành, từng bước đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trước thực tiễn của hậu quả nạn đói đầu năm 1945 để lại vẫn chưa được khắc phục. Di sản văn hóa lạc hậu với hơn 90%
dân số mù chữ… đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, điều này là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho công tác giáo dục nói chung, giáo dục, huấn luyện của Quân đội ta nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhược điểm lớn nhất thời kỳ này là việc giáo dục, huấn luyện chưa thực sự thiết thực, chưa đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, quân đội, nhu cầu của con người và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực còn khó khăn... Việc đào tạo cán bộ cả về số lượng và chất lượng so với thực tế của cách mạng vừa yếu, vừa thiếu và còn nhiều sai sót... "Huấn luyện còn hữu danh vô thực, làm chỉ cốt nhiều mà không thiết thực, chu đáo” [27, tr.46]. Từ thực tế đó, Hồ Chí Minh xác định cần phải có những quan điểm mang tính khái quát, trực tiếp chỉ đạo đổi mới toàn bộ mọi công tác giáo dục, huấn luyện của đất nước, của quân đội. Do vậy, trong "Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập" được tiến hành vào tháng 5/1950, Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu “Nói về công tác huấn luyện và học tập". Bài phát biểu này của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng bối cảnh lịch sử và hiện thực phát triển nền giáo dục nước ta hiện nay.
Bài "Nói về công tác huấn luyện và học tập" của Hồ Chí Minh gồm 3 phần.
Phần 1: "Phải thiết thực, chu đáo trong công việc huấn luyện"
Phần 2: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”
Phần 3: “Một khuyết điểm cần sửa chữa ngay trong việc huấn luyện”
Trong đó, quan điểm "Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều" được Người trình bày trong nội dung “Huấn luyện thế nào?” của phần 1.
(Toàn văn bài phát biểu được trình bày trong phụ lục 1)
1.1.1.2. Những tiền đề lý luận và thực tiễn quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chủ Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản vô cùng đồ sộ và quý báu, đó là cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Trong kho tàng ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục giữ vị trí, vai trò đặc biệt, là“kim chỉ nam cho hành động”; là ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối cho Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta trong đổi mới, phát triển nền giáo dục nhằm phục vụ thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước nhà… Những tư tưởng ấy là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [39, tr.83 - tr.84].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, nhiều quan điểm được Người liên tục phát triển, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” là quan điểm nhất quán, xuyên suốt, nổi bật nhất; là luận điểm sư phạm chỉ đạo quan trọng, phù hợp trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để phát triển nền giáo dục nước nhà. Quan điểm này được hình thành dựa trên những tiền đề lý luận và thực tiễn sau:
* Những tiền đề lý luận
Một là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” được Hồ Chí Minh dựa trên sự kế thừa những giá trị to lớn của tư tưởng và truyền thống giáo dục dân tộc, nhất là những truyền thống hiếu học, coi trọng giáo dục và truyền thống tổ chức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh cũng như đặc trưng con người Việt Nam. Chính vì vậy, để phát triển nền giáo dục góp phần làm thay đổi được vận mệnh của dân tộc, từ thân phận nô lệ, trở thành dân tộc độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, Người đã khẳng định:
“phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lột cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta và để giáo dục con cháu ta” [82, tr.392]. Đặc biệt, trong lĩnh vực quân sự, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”
được Hồ Chí Minh dựa trên sự kế thừa những truyền thống huấn luyện, giáo dục quân sĩ và kinh nghiệm xây dựng quân đội của các nhà quân sự, các nhà nước thời kỳ phong kiến; các quan điểm chỉ đạo và phương châm chiến tranh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, con người, dân tộc như: "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn", "dùng đoản binh chế trường trận"; quân cốt chất lượng chứ không cần cốt đông; "lấy chính nghĩa để thắng phi nghĩa”…
Hai là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” được Hồ Chí Minh dựa trên sự kế thừa những giá trị tinh hoa giáo dục
trên thế giới. Trong đó, ở phương Đông, Người tiếp thu những quan điểm tiến bộ về giáo dục; triết lý giáo dục con người trong Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, đặc biệt là những quan điểm giáo dục của Khổng Tử. Ở phương Tây, Người kế thừa những quan điểm tiến bộ của các nhà giáo dục thời kỳ phục hưng; những hạt nhân hợp lý trong quan điểm, thực tiễn tổ chức GD&ĐT của các trường học thời kỳ chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc; những quan điểm giáo dục, dạy học tiên tiến của các nhà sư phạm Xô Viết khái quát thành những phạm trù như: quy luật, nguyên tắc, phương pháp… Ngoài ra, trong lĩnh vực giáo dục quân sự, Người tiếp thu những giá trị lý luận trong tổ chức, giáo dục, huấn luyện quân đội của nhiều nước trên thế giới đương thời, nhất là những kinh nghiệm trong đánh du kích của Pháp, Trung Quốc...
Ba là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”
được Hồ Chí Minh dựa trên sự kế thừa những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là các quan điểm về mục đích của giáo dục; những luận điểm để giáo dục con người phát triển toàn diện; giáo dục kết hợp với lao động sản xuất… Bên cạnh đó, trong lĩnh vực giáo dục quân sự, Người tiếp thu, kế thừa những tư tưởng như: tư tưởng về tổ chức, sức mạnh chiến đấu của quân đội; vai trò của con người, nhân tố chính trị - tinh thần trong các trận chiến đấu; vai trò của giáo dục, huấn luyện trong xây dựng quân đội và trong hình thành phẩm chất, nhân cách của người chiến sĩ cách mạng... Tất cả những vấn đề trên trở thành cơ sở, tiền đề lý luận quan trọng nhất, góp phần quyết định để Hồ Chí Minh xây dựng, hình thành nên quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”.
* Những tiền đề thực tiễn
Một là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” được Hồ Chí Minh dựa trên thực tiễn sinh động quá trình hoạt động cách mạng tìm đường cứu nước trên thế giới. Ngay trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã trực tiếp tham gia nhiều phong trào cách mạng khác nhau trên thế giới. Ở đó, Người đã nghiên cứu, tìm hiểu những bài học kinh nghiệm thành công, thất bại của các phong
trào cách mạng, nhất là cuộc Cách mạng Tháng mười Nga và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức; nghiên cứu “Luận cương của V.I.
Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa”; đứng hẳn về phía tổ chức Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp… Chính quá trình này là bước ngoặt, đánh dấu sự thay đổi về chất trong nhận thức giáo dục của Hồ Chí Minh. Từ đó, Người nhận thức sâu sắc những sai lầm trong quan điểm giáo dục của các bậc tiền bối ở nước ta còn mang nặng duyên nợ với Nho giáo; chưa đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong phát huy nội lực để giải phóng dân tộc… Trên cơ sở đó, Người rút ra bài học cần phải gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ cách mạng với nhiệm vụ giáo dục. Giáo dục chính là phương tiện, công cụ, yêu cầu đầu tiên giữ vai trò quan trọng trong chuẩn bị về chính trị, quan điểm, tổ chức phục vụ công cuộc đấu tranh với thực dân Pháp và phỏt triển phong trào cỏch mạng. Người nhận thức rừ: “Cỏch mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ” [71, tr.289], nghĩa là phải biết cách giáo dục quần chúng nhân dân, làm sao cho dân hiểu, dân tin và quyết tâm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn con người khỏi áp bức, bóc lột...
Hai là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” được Hồ Chí Minh dựa trên kết quả tổng kết kinh nghiệm trong suốt quá trình tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của chính bản thân mình. Có thể thấy, cuộc đời Hồ Chí Minh là cuộc đời luôn tồn tại song song hai nhiệm vụ lớn là học tập và hoạt động cách mạng. Với Người, học tập để nhằm đạt được mục đích, lý tưởng trong hoạt động cách mạng. Đồng thời, hoạt động cách mạng là “người thầy” lớn nhất để trau dồi, hoàn thiện tri thức, nhân cách của bản thân. Do đó, trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đó nhận thức rừ phải luụn luụn tự học tập, tự nghiờn cứu thỡ mới cú thể đạt được mục đích đề ra. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học, Người chủ động học những điều thiết thực mà cuộc sống và thực tiễn cách mạng cần. Người tự học những vấn đề thiết yếu ở mọi lúc, mọi nơi, từ sách báo, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, trong cuộc sống đời thường…
Đặc biệt, Người rất coi trọng việc học tập từ thực tiễn sinh động ở các
nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng thế giới, coi đây là
“cái nôi” để mình trau dồi bản lĩnh, ý chí, rèn rũa lập trường cách mạng; tư duy luôn đảm bảo sự nhất quán, tính thực tiễn, tính khoa học. Điều này được coi là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Hồ Chí Minh khái quát thành những kinh nghiệm đặc sắc, quý báu trong hoạt động giáo dục; là tiền đề vững chắc; là nguồn gốc, điều kiện cơ bản để Hồ Chí Minh xây dựng nên quan điểm "Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều".
Ba là, quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”
được Hồ Chí Minh dựa trên sự đúc kết thực tiễn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, tiến hành các hoạt động giáo dục, huấn luyện quân đội và xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta. Trong những buổi đầu đi tìm đường cứu nước cho đến những năm khi đất nước hoàn toàn được độc lập, Hồ Chí Minh đã trực tiếp tiến hành nhiều hoạt động sư phạm khác nhau như: có thời gian được học tập ở những trường học lớn một số nước trên thế giới; quá trình đấu tranh, phản đối tính chất phản động, lạc hậu của nền giáo dục Pháp ở Việt Nam; tìm kiếm, tuyên truyền mô hình giáo dục mới trong nhân dân; trực tiếp tổ chức, lên lớp giảng dạy cho thế hệ cách mạng đầu tiên; chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục nước nhà… nhằm mục đích xây dựng nền giáo dục mới ở nước ta đáp ứng tốt với các yêu cầu thực tiễn.
Đặc biệt, đối với Quân đội ta, Hồ Chí Minh là người trực tiếp sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện quân đội. Để xây dựng được quân đội ngày càng trưởng thành và chiến thắng, ngay từ khi được thành lập (22-12-1944), Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ dạy cho quân đội biết phát huy tài thao lược, cách đánh giặc của dân tộc, kinh nghiệm quân sự của các nước, cách đánh giặc bằng sức mạnh toàn dân, toàn diện, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, kiên cường dũng cảm kết hợp với mưu trí, sáng tạo thông qua các hình thức như: Người trực tiếp giáo dục chính trị và biên soạn một số bài giảng quân sự thiết thực với thời cuộc cho cán bộ quân đội những ngày đầu thành lập như: “Cách đánh du kích, kinh nghiệm du kích Trung Hoa, kinh nghiệm du kích Pháp”, “Phép dùng binh của Tôn Tử, Sách dạy làm tướng của Khổng Minh”; trực tiếp gửi cán bộ
quân đội đi học tập, đào tạo ở nước ngoài; tích cực nắm bắt các hoạt động huấn luyện, các phong trào huấn luyện ở các đơn vị để kịp thời động viên, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng… Chính quá trình này trở thành nguồn gốc, tiền đề trực tiếp giúp Người nảy sinh, hình thành những quan điểm giáo dục mới, trong đó có quan điểm "Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều".
1.1.2. Thực chất quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều” của Hồ Chí Minh trong dạy học
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất coi trọng và đề cập nhiều lần đến các cụm từ trong quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”. Mỗi cụm từ được Người sử dụng ở từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong giáo dục, huấn luyện Người khái quát:
“Huấn luyện” là sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất hữu cơ giữa dạy học và giáo dục, rèn luyện phẩm chất nhân cách cho người học, “Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc” [75, tr.359]. Do đó,
“Huấn luyện là một việc rất cần” [74, tr.287].
“Thiết thực” nghĩa là “Phải đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn cân đối. Chớ đem chủ quan của mình thay thế cho thực tế. Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điều tra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chính sách của Đảng và Nhà nước [70, tr.13].
“Chu đáo” nghĩa là trong bất kỳ việc gì đều “được bàn bạc kỹ lưỡng, rừ ràng và cú kế hoạch tỷ mỉ” [75, tr.238].
“Hơn tham nhiều” nghĩa là trong bất kỳ việc gì “Đừng bày biện ra nhiều thứ. Làm ít nhưng làm cho hẳn hoi” [75, tr.363].
Với cách tiếp cận trên cho thấy, trong quá trình huấn luyện phải xác định các vấn đề “thiết thực”, “chu đáo”, “hơn tham nhiều” là một trong những nguyên tắc chỉ đạo, nhưng đồng thời cũng là yêu cầu cơ bản xuyên suốt trong