Bối cảnh thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 68 - 71)

HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006-2014

1.1. Bối cảnh thực hiện quy hoạch

1.1.1. Xu hướng phát triển của du lịch thế giới

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trên thế giới, đóng góp 9% GDP (gồm trực tiếp, gián tiếp và liên quan) và tạo ra 1/11 tổng số việc làm xã hội toàn thế giới2. Trong 2 thập kỷ gần đây, số lượng khách du lịch trên thế giới liên tục tăng và đạt mức lịch sử là 1135 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2014. Số lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 5 đến 6 tỷ lượt trong 1 năm. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nơi có tốc độ tăng trưởng lượng khách cao là 7%, so với mức tăng trưởng chung của toàn cầu là 4%. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng lượng khách lên tới 9%, là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO3 đã dự đoán xu hướng phát triển du lịch tới năm 2030 như sau:

- Số lượng khách du lịch đạt con số 1,4 tỷ năm 2020 và 1,8 tỷ vào năm 2030;

- Tới năm 2030, mỗi ngày có 5 triệu khách đi qua biên giới ra nước ngoài cho các mục tiêu khác nhau như kinh doanh, giải trí...

- Năm 2015, dự báo lượng khách du lịch tới các nước đang phát triển sẽ lần đầu tiên vượt qua lượng khách tới các nước phát triển. Số lượng khách du lịch tới các nước đang phát triển sẽ đạt mức trên 1 tỷ người năm 2030.

- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trưởng lượng khách đến lớn nhất và cũng sẽ là khu vực có khách du lịch ra nước ngoài (outbound) lớn nhất.

- Đông Nam Á sẽ là khu vực tăng trưởng lượng khách tới lớn nhất và Đông Bắc Á sẽ là nơi có lượng khách du lịch tới lớn nhất.

- Các loại hình du lịch thăm thân, thăm bạn bè, sức khỏe, tôn giáo sẽ tăng nhanh hơn một chút so với khách du lịch giải trí và công vụ.

Biểu đồ 1: Lượng khách du lịch thế giới qua các năm từ 1995-2014

Đơn vị: triệu lượt khách

2 Nguồn: UNWTO Tourism hightlights 2015

3 Nguồn: UNWTO Tourism hightlights 2015

Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới UNWTO

Lượng khách du lịch thế giới có xu hướng tăng dần đều qua các năm, chỉ riêng các năm 2001, 2003, 2008 và năm 2009 lượng khách giảm hơn so với năm trước đó do dịch SARS và suy thoái kinh tế thế giới.

Ngoài ra, một số xu hướng phát triển của du lịch thế giới đang được ghi nhận bao gồm:

- Xu hướng tăng cường phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh - Các rào cản hạn chế sự phát triển của du lịch ngày càng được dỡ bỏ - Du lịch đóng góp ngày càng lớn cho việc xóa đói giảm nghèo - Xu hướng hợp tác giữa các thành phần trong du lịch được mở rộng.

1.1.2.Tình hình phát triển du lịch Việt Nam

Du lịch có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, trở thành một hoạt động phổ biến, một lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Số lượng khách du lịch tăng trưởng nhanh qua các năm đặc biệt là khách du lịch nội địa.

Biểu đồ 2: Số lượt khách du lịch tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Thống kê từ Tổng cục du lịch qua các năm Trong thời gian qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Số lượng khách quốc tế tăng 2,2 lần trong gần 10 năm nay từ 3,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2006 lên 7,8 triệu lượt năm 2014. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 17,5 triệu lượt năm 2006 đến 2014 đạt con số 38,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2014 đạt 230.000 tỷ đồng4, tăng 15% so với năm 2013.

Sự tăng trưởng không ngừng về khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. Du lịch không chỉ đóng góp nhiều về khía cạnh kinh tế mà còn có nhiều tác động tích cực trong lĩnh vực xã hội, môi trường như bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường sự giao lưu và hiểu biết giữa các dân tộc, tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương. Du lịch cũng được xem là một công cụ hữu hiệu cho công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn, đặc biệt với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam5.

1.1.3.Những định hướng chính trong phát triển du lịch Việt Nam và du lịch vùng trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020 tầm nhìn 2030 đưa ra những định hướng cơ bản trong phát triển du lịch Việt Nam là:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội;

- Phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm;

chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh;

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài;

- Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội;

4 Số liệu thống kê về tổng thu từ khách du lịch qua các năm của Tổng cục du lịch

5 Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ trong đó có tỉnh Lào Cai là một trong 7 vùng du lịch của cả nước có định hướng phát triển là:

- Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lào Cai được xác định là một trong những trọng điểm quan trọng đối với việc phát triển du lịch của khu vực và cả nước.

- Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Du lịch về nguồn tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam; tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái núi cao, hang động, hệ sinh thái trung du; nghỉ dưỡng núi; nghỉ cuối tuần; thể thao khám phá; du lịch biên giới gắn với thương mại các cửa khẩu.

- Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng : Sơn La - Điện Biên (gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng) ; Lào Cai (gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Đỉnh Fansipan và vườn quốc gia Hoàng Liên);

Phú Thọ -Yên Bái (gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, cảnh quan hồ Thác Bà); Thái Nguyên - Lạng Sơn (gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, ATK Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn); Hà Giang (gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang, Xín Mần…)

- Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: 12 Khu du lịch quốc gia (Cao nguyên đá Đồng Văn, Thác Bản Giốc, Mẫu Sơn, Hồ Ba Bể, Tân Trào, Hồ Núi Cốc, Sa Pa, Hồ Thác Bà, Đền Hùng, Mộc Châu, Điện Biên Phủ-Pá Khoang, Hồ Hòa Bình), 4 Điểm du lịch quốc gia (TP. Lào Cai, Pác Bó, TP. Lạng Sơn, Mai Châu); 01 Đô thị du lịch: Sa Pa.

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w