2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng chính sách về phát triển văn hóa trong đó có du lịch vừa có tác dụng bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên du lịch, vừa cải thiện môi trường du lịch.
- Xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch phát triển hàng năm. Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch, có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm và từ đó xem xét tiến hành các dự án đầu tư cụ thể.
- Phát triển và thực hiện các chương trình hành động mục tiêu qua các năm.
- Coi trọng công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Thực hiện công tác giám sát, báo cáo hàng năm đối với việc thực hiện quy hoạch.
- Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong mối liên hệ vùng, quốc gia và quốc tế.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp, chỉ đạo UBND các huyện thị, thành phố tăng cường phát huy các gia trị văn hoá phục vụ phát triển du lịch, tổ chức lễ hội, quảng bá, tuyên truyền cũng như trong việc qui hoạch bảo tồn khai thác các di tích, di sản.
2.2. Các Sở ban ngành trong Tỉnh
- Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp chặt chẽ với ngành, UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch. Tham mưu các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy đầu tư kết cấu hạ tầng theo từng giai đoạn.
- Sở Tài chính tham mưu cho UBND Tỉnh bố trí ngân sách đầu tư cho hoạt động du lịch; chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc xây
dựng các chính sách cụ thể về các khoản phí, lệ phí và các ưu đãi liên quan tới hoạt động kinh doanh và đầu tư du lịch.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trong việc kiểm tra, quản lý việc thực hiện các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển theo đúng định hướng tổ chức không gian trong quy hoạch tổng thể.
- Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch, thu hút nguồn vốn xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ du lịch kết hợp phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
- Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đầu tư khôi phục làng nghề kết hợp khai thác phục vụ du lịch, kế hoạch cung ứng điện phục vụ phát triển du lịch, tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, phát triển hệ thống các điểm mua sắm phục vụ khách du lịch tại các vùng du lịch. Đồng thời Kiểm tra kiểm soát thị trường ngăn chặn tệ đầu cơ găm giá phòng nghỉ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giúp hoạt động thương mại lành mạnh, phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch.
- Sở tài nguyên và Môi trường: phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện thành phố rà soát, cập nhật Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện với Quy hoạch phát triển du lịch; đề ra các tiêu chí chung để sử dụng các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch có hiệu quả, các tiêu chí chung về môi trường;
hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất, công tác bảo vệ môi trường đối với từng dự án du lịch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Công thương và các sở có liên quan: hoàn thiện các chính sách phát triển nông thôn để hài hòa giữa các mục tiêu phát triển với bảo tồn tự nhiên, văn hóa; lồng ghép các hoạt động và ngành nghề du lịch trong các vùng quy hoạch như một sinh kế quan trọng của người dân để khuyến khích phát triển.
- Sở Thông tin và Truyền thông: có kế hoạch quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển du lịch; Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghiên cứu, đánh giá và thực hiện đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: phối hợp trong công tác giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp liên quan tới lĩnh vực du lịch.
- Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai chịu: thực hiện các công tác tổ chức, bộ máy, biên chế liên quan tới du lịch.
- Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng và các ngành có liên quan theo chức năng của mình giúp UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với công tác bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới giáp ranh với Trung Quốc như Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Thành phố Lào Cai.
2.3. Các địa phương trong Tỉnh
- UBND các huyện, thị chủ trì quy hoạch du lịch và quản lý, khai thác các tuyến điểm du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất trong vùng thực hiện dự án.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Tỉnh thực hiện và giám sát các hoạt động du lịch trong quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành cập nhật Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt với Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2.4. Các hiệp hội du lịch trong Tỉnh
- Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội khách sạn ngoài nhiệm vụ hợp tác cùng hỗ trợ nhau trong kinh doanh, cần tham mưu, cùng phối hợp với Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phong phú các tour tuyến điểm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Hiệp hội cũng là cầu nối du lịch Lào Cai tới các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong Tỉnh mà trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh kịp thời phản ánh những vấn đề phát sinh, những bất cập của chính sách để kịp thời tháo gỡ.
2.5. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, kêu gọi tài trợ của nước ngoài trong việc đầu tư và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Tỉnh.
- Cung cấp thông tin, điều phối và phối hợp với các tỉnh trong đó có Lào Cai trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền, phát triển du lịch.
- Nghiên cứu những chính sách đặc thù cho các tỉnh biên giới, đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn trong đó có Lào Cai. Một trong những chính sách đó là các điều kiện kinh doanh, điều kiện hành nghề như giảm bớt hoặc thay thế những điều kiện cấp thẻ cho hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp mà thay vào đó là điều kiện qua các lớp bồi dưỡng bắt buộc).
2.6. Kiến nghị với chính phủ
Xuất phát từ vị trí, vai trò đối với cả nước và những tiềm năng, đặc thù riêng của tỉnh Lào Cai, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, ngoài những biện pháp, cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng áp dụng chung trên phạm vi cả nước, kiến nghị Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ ban ngành cho phép và hỗ trợ để Tỉnh Lào Cai thực hiện các chính sách sau:
- Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan sớm xác định và có chính sách đầu tư và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là vườn Quốc gia Hoàng Liên, hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch tại các khu vực này.
- Chính phủ có chính sách về quản lý biên giới đảm bảo ổn định và phát triển, hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn.
- Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất đối với Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai tạo để trở thành Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của các nước, đáp ứng yêu cầu không chỉ cho các hoạt động kinh doanh, thương mại và còn khuyến khích các hoạt động du lịch; cho phép điều chỉnh cơ chế nâng tỷ trọng để
lại thu ngân sách từ kinh tế cửa khẩu nhằm tái đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Chính phủ và các cơ quan bộ ngành hỗ trợ chính sách và điều kiện phát triển Đại học Fansipan (Đại học Lào Cai) là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh và của Vùng trong đó có đào tạo du lịch. Cho phép áp dụng một số cơ chế ưu đãi đối với lực lượng cán bộ, giảng viên tại trường đại học nhằm thu hút nhân tài xây dựng và phát triển trường.
- Chính phủ có cơ chế xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thể dục thể thao của các tỉnh miền núi phía Bắc, trung tâm đào tạo vận động viên chất lượng cao quốc gia, quốc tế.
- Hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô Bệnh viện Đa khoa tỉnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Vùng cũng như phục vụ yêu cầu khám chữa bệnh cho khách du lịch (nâng quy mô giường bệnh từ 500 giường hiện nay lên 1.000 giường bệnh trước năm 2020) .
- Có cơ chế, định hướng đầu tư đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 2 trước năm 2020; kết nối đường cao tốc với Sa Pa và các tỉnh Lai Châu, Hà Giang; - Có cơ chế, định hướng đầu tư đường sắt cao tốc khổ 1,435 m; sân bay Lào Cai.
- Hỗ trợ các chính sách và điều kiện để nâng cấp, mở rộng đô thị du lịch Sa Pa, xây dựng Sa Pa là trọng điểm du lịch quốc gia.