HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 1. Tài nguyên du lịch 11
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Về vị trí địa lý: Lào Cai là một trong sáu tỉnh có biên giới chung với Trung Quốc. Đặc biệt, tỉnh cú cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa ngừ giao thương với Trung Quốc, là cầu nối trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí này thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu cũng như thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Về địa hình, địa mạo, cảnh quan: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có những đỉnh núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, những vùng triền núi thấp và trung bình và nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đặc biệt Lào Cai có đỉnh núi Fansipan trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m cao nhất Việt Nam.
Địa hình núi cao tạo nên những cảnh quan núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn, những vách đá, đỉnh núi hiểm trở, hang động, thác nước và trên nền địa hình như vậy là thảm động thực vật đặc hữu, có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch mạo hiểm.
- Về khí hậu: Địa hình đa dạng tạo ra những vùng khí hậu khác nhau trong tỉnh Lào Cai. Đặc biệt tại các vùng núi cao như Sa Pa, Si Ma Cai, Bát Xát, Bắc Hà có thời tiết mát mẻ vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 15oC - 20oC (riêng Sa Pa từ 14oC -16oC và không có tháng nào lên quá 20oC).
Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 23oC - 29oC. Điều kiện khí hậu tạo cho Lào Cai trở thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng, đặc biệt đối với khách du lịch
11 Xem đánh giá chi tiết tại Phụ lục 1
nội địa. Ngoài ra, thời tiết khí hậu Lào Cai cũng thuận lợi cho việc phát triển một số loại cây ăn quả ôn đới và dược liệu đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách
- Hệ thống động thực vật: Lào Cai có tài nguyên rừng phong phú phân bổ theo các địa hình khác nhau, với nhiều loại gỗ quý như: bách xanh, thiết xam, thông tre, thông đỏ, bách tùng, dẻ tùng; các dược liệu quý như: thảo quả, tô mộc, sa nhân, đương quy, đỗ trọng; nhiều loại hoa, quả, rau mang hương vị rất riêng. Đặc biệt, Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn được đánh giá là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của khu vực Đông Dương với 2.847 loài thực vật bậc cao, thuộc 1.064 chi của 229 họ, trong 6 ngành thực vật đã được phát hiện…Hệ động vật tại Lào Cai cũng phong phú với 555 loài động vật có xương sống trên cạn, 304 loài bướm và 89 loài côn trùng với 60 loài động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam như: sơn dương, cheo, nai, hoẵng... và có một số động vật đặc hữu như: gà lôi tía, khướu đuôi đỏ, rắn lục sừng...12 Sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật là một tài nguyên du lịch lớn, thu hút các đối tượng khách sinh thái, khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu.
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Dân số Lào Cai hiện tại có trên 60 vạn người với 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, trong đó trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh, dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,..13 Đa dạng về văn hóa và giàu có bản sắc các dân tộc là đặc điểm nổi bật của Lào Cai. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và phi vật thể. Các dân tộc vùng cao với bản sắc văn hóa truyền thống là sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn khách du lịch đến Lào Cai, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
2.1.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể14
- Tập quán canh tác: Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá... tạo nên văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng cao, người Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang nằm dọc theo những sườn núi cao tạo ra những cảnh quan đặc sắc thu hút khách du lịch. Việc khai khẩn làm ruộng bậc thang và chăm sóc cây trồng được sử dụng bằng những kỹ thuật làm ruộng truyền thống, có từ hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
- Bản làng dõn tộc thiểu số: Bản sắc văn húa của cỏc dõn tộc được thể hiện rừ nét trong đời sống hàng ngày tại các bản làng. Đây chính là các điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Giàng Tả Chải, Sử Pá, Bản Khoang, Cát Cát (Sa Pa), Bản Mế, Cán Cấu (Si Ma Cai), Mường Hum, Y Tý (Bát Xát)...
12 Theo cổng thông tin điện tử Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn
13 Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai:
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/danso/Trang/20110909082614.aspx
14 Phân loại dựa trên Luật di sản 2001; Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Kỹ năng để sản xuất nghề thủ công truyền thống: nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Lào Cai khá phong phú và đa dạng như: nghề thổ cẩm của người Xá Phó, Dao, Tày, Nùng, Mông, Hà Nhì..., nghề rèn đúc của người Mông, nghề đan của người Hà Nhì, Phù Lá, nghề trạm khắc bạc của dân tộc Mông ở San Sả Hồ (Sa Pa), nghề Chàng slaw của người Nùng Dín ở Mường Khương, nghề làm đồ trang sức của người Dao, Nùng, nghề đan lát của người Xá Phó (Thành phố Lào Cai, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên), tranh cắt giấy của người Nùng ở Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng...
- Nghệ thuật trình diễn dân gian: nghệ thuật âm nhạc dân gian của Lào Cai rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng nhạc khí, Lào Cai đã có đủ 10 họ với 11 chi với các thể loại của các nhóm dân tộc khác nhau. Về nghệ thuật ca múa, Lào Cai có khoảng gần 100 điệu múa khác nhau thuộc nhiều thể loại như: múa khèn của người Mông, dân vũ của người Tày, múa xòe của người Thái.... cùng rất nhiều làn điệu dân ca và nghệ thuật biểu diễn: hát then, hát lượn, hát giao duyên...
- Tri thức dân gian: Với 25 nhóm ngành dân tộc sinh sống trên địa bàn, hệ thống tri thức văn hóa dân gian của Tỉnh rất đa dạng từ nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như Thắng cố của người Mông, xôi bảy màu của người Nùng…, dược học cổ truyền với bài thuốc lá tắm của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số…; Ngoài ra, văn học dân gian khác như: truyện cổ tích, thần kỳ, trường ca, thơ, thành ngữ... cũng rất phổ biến trong nhiều dân tộc của tỉnh Lào Cai.
- Lễ hội truyền thống: Lào Cai có khoảng 40 lễ hội15 thường được tổ chức, trong đó chủ yếu là lễ hội dân gian. Theo thống kê có 23 lễ hội xuống đồng, 6 lễ hội Gầu tào, 6 lễ hội tại các điểm Di tích và các lễ hội khác được tổ chức ở quy mô cấp huyện/thành phố và cấp xã, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch như: Lễ hội bảo vệ rừng của dân tộc Nùng (Mường Khương), Nghi lễ cúng rừng Ga tu tu của dân tộc Hà Nhì tại Y Tý (Bát Xát), Hội cốm của dân tộc Tày (Bảo Yên), Lễ Pút Tồng của người Dao đỏ ở Tả Phìn, Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Long Phúc, Long Khánh (Bảo Yên), Hội Lồng tồng, Hội Xuống đồng của người Giáy, Hội xuân đền Thượng, lễ hội đền Bảo Hà... Tuy còn tồn tại một số hạn chế tại một vài lễ hội như ý thức người tham gia lễ hội chưa tốt, còn thiếu văn minh, còn hiện tượng ăn xin, quản lý chưa chặt chẽ,.. nhưng sự đa dạng về loại hình, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn của các lễ hội đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách.
- Chợ phiên vùng cao: các phiên chợ vùng cao cũng là những hoạt động đặc sắc về văn hóa hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài các hoạt động trao đổi hàng hóa, thì chợ còn là nơi gặp gỡ, tìm hiểu và sinh hoạt hoạt văn hóa của các dân tộc. Một số chợ vùng cao nổi tiếng của Lào Cai như: Chợ tình Sa Pa, Chợ Cốc Ly, chợ phiên Bắc Hà, chợ Cán Cấu...
- Tôn giáo, tín ngưỡng: việc thờ cúng tổ tiên và thần bản mệnh chiếm vị trí quan trọng. Các tín ngưỡng dân gian chịu ảnh hưởng của tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), sự đan xen tam giáo với tín ngưỡng dân gian đã tạo diện mạo mới trong đời sống tinh thần của các dân tộc ở Lào Cai.
2.1.2.2 Di sản văn hóa vật thể
15 Theo Báo cáo Công tác quản lý và tổ chức lễ hội Xuân Ất Mùi 2015 trên địa bàn tỉnh Lào Cai của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
Di tích lịch sử văn hóa: Lào Cai khá phong phú về các di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ…Hiện tại, Lào Cai đã có 28 di tích được xếp hạng trong đó có 17 di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, 11 di tích được xếp hạng là di tích văn hóa cấp Tỉnh. Đến nay đã phát hiện được 17 di chỉ văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai; phát hiện thấy nhiều hiện vật thuộc hang Mã Tuyển thuộc giai đoạn hậu kỳ Pleistocene - Cách Tân…Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, Bảo tàng Lào Cai đang lưu giữ hơn 14.000 cổ vật, hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật, hiện vật quý giá. Nếu được chú trọng đầu tư và khai thác hiệu quả, Bảo tàng Lào Cai có thể trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.
Kiến trúc nhà ở của các dân tộc tại các bản làng dân tộc cũng tạo ra nét hấp dẫn riêng với du khách như: nhà Trình Tường của người Hà Nhì, nhà sàn truyền thống của người Tày, nhà lợp gỗ của người Mông, nhà trình tường lợp ngói âm dương của người Nùng,…
2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch16 2.2.1. Hệ thồng hạ tầng kỹ thuật
2.2.1.1.Giao thông
- Đường bộ: Hiện có 05 tuyến đường quốc lộ đi qua bao gồm: QL.70, QL.279, QL.4D, QL.4, QL.4E kết nối Lào Cai với các tỉnh lân cận và tới các cửa khẩu với Trung Quốc. Đặc biệt, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 262km rút ngắn khoảng thời gian đi lại từ Hà Nội - Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ, là trục giao thông quan trọng để phát triển du lịch. Toàn tỉnh có 13 tuyến đường tỉnh lộ kết nối các huyện trong tỉnh với chiều dài khoảng 600km và 3793km các đường liên xã, liên thôn. Tuy nhiên, do địa hình núi cao, hiểm trở, mưa lũ nên các tuyến đường có hạn chế về độ rộng, thường xuyên bị xuống cấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thông, trong đó có việc di chuyển đến các tuyến, điểm du lịch quan trọng.
- Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai có chiều dài 296km, có khả năng liên vận quốc tế, hiện có năng lực vận chuyển từ 4000-5000 khách/ngày. Chất lượng đường sắt, toa xe, nhà ga chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu của khách du lịch hạng sang.
- Đường thủy: có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn, có khả năng kết nối với Trung Quốc.
Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác, mùa mưa nước chảy xiết, mùa khô nước cạn nên khả năng khai thác vào hoạt động du lịch còn hạn chế.
2.2.1.2. Hệ thống điện
Tất cả các huyện, thành phố đã có điện lưới quốc gia. Điện năng tại Lào Cai được lấy từ 3 nguồn gồm: điện lưới quốc gia, các công trình thuỷ điện trên địa bàn và điện mua trực tiếp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hàng năm vẫn xảy ra tình trạng cắt điện do thiếu sản lượng điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân cũng như hoạt động kinh doanh du lịch.
2.2.1.3. Hệ thống cấp, thoát nước
Nguồn nước cung cấp cho Lào Cai hiện nay đều lấy từ các sông, suối, hồ và một phần từ nước ngầm. Hệ thống cấp nước sạch mới có ở 8 trung tâm huyện lỵ và thành phố Lào Cai với hơn 30.000 hộ dân. Tuy nhiên hiện nay nước thải sinh hoạt tại
16 Xem phân tích chi tiết tại Phụ lục 1.
các đô thị của Lào Cai chưa được xử lý, mới thu gom qua hệ thống cống rồi chảy thẳng ra sông suối.
2.2.1.4. Hệ thống thông tin liên lạc17
Lào Cai đã và đang triển khai các dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông có công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc ngày càng mở rộng, mạng thông tin di động đã phủ sóng rộng khắp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ đa số người dân. Hiện toàn tỉnh có 197 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, sóng di động được phủ sóng 100% tới trung tâm các xã, cụ thể:
- Hạ tầng bưu chính: Đến nay toàn tỉnh có 197 điểm phục vụ, trong đó: có 22 Bưu cục, 114/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 3.2km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 3.466 người/điểm phục vụ.
- Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 417 tuyến dẫn cáp quang, 65 tuyến truyền dẫn Vi ba, 1145 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân. Thuê bao Internet đạt 65.725 thuê bao (thuê bao 3G và FTTH đạt 76%) đạt 10 TB/100 dân. Ngoài ra, mật độ thuê bao điện thoại cũng tăng nhanh trong nửa đầu năm 2015, ước tính đạt 87,8 TB/100 dân.
2.2.2. Hệ thống hạ tầng xã hội phục vụ du lịch 2.2.2.1 Y tế
Mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, phường, được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế. Các đơn vị y tế dự phòng gồm 09 đơn vị tuyến tỉnh, 21 đơn vị tuyến huyện, đảm nhiệm công tác phòng bệnh trên địa bàn tỉnh. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh năm 2014 có 264 cơ sở, trong đó 13 bệnh viện (05 bệnh viện tỉnh và 08 bệnh viện đa khoa huyện), 36 phòng khám đa khoa khu vực, 51 phòng phám đa khoa tư nhân, 164 trạm y tế xã/phường.18 Các bệnh viện đã cơ bản phục vụ được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong Tỉnh và một phần đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch. Tuy nhiên, trong tương lai, cần xây dựng thêm các bệnh viện mới và nâng cấp các trạm y tế đã xuống cấp đáp ứng tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho người dân cũng như khách du lịch.
2.2.2.2 Giáo dục và đào tạo
Trong thời gian qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Lào Cai tiếp tục được quan tâm, phát triển mạnh mẽ và toàn diện cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Công tác duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, THCS được duy trì, công tác đào tạo nghề được quan tâm đúng mức.
Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, toàn tỉnh có 4.738/7.780 phòng học được xây dựng kiên cố, đạt 61% (thấp hơn so với bình quân chung của cả nước là 71%), thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 228 trường, chiếm 34,5%. Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh liên tục tăng qua các năm.
Đồng thời Lào Cai có một hệ thống đào tạo không chỉ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo tại chỗ mà còn là địa chỉ hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các tỉnh lân cận như Lai Châu, Hà Giang… gồm hệ thống các cơ sở đào tạo đa dạng từ cao đẳng, trung cấp
17 Số liệu do phòng quy hoạch du lịch, Sở VH,TT, và DL Lào Cai cung cấp
18 Số liệu do Sở Y tế Lào Cai cung cấp