ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
2. DỰ BÁO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Căn cứ dự báo
3.2. Tổ chức không gian lãnh thổ phát triển du lịch
3.2.1. Định hướng chiến lược tổ chức không gian phát triển du lịch:
- Tổ chức không gian lãnh phổ phù hợp với phân bố tài nguyên du lịch của tỉnh Lào Cai và các đối tượng khách du lịch trong tương lai theo các mục đích khách nhau (văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, cuối tuần, tâm linh)
- Phân vùng nhằm tránh những tác động tiêu cực lẫn nhau giữa loại hình du lịch văn hóa, sinh thái với các loại hình du lịch khác.
- Từng bước xây dựng hình ảnh du lịch tách biệt của 3 vùng du lịch tại Lào Cai là: nghỉ dưỡng - văn hóa - biên giới (vùng Sa Pa - Bát Xát - Lào Cai); sinh thái - văn hóa (Bắc Hà - Mương Khương - Si Ma Cai); tâm linh (Bảo Thắng - Bảo Yên - Văn Bàn)
3.2.2. Phương án tổ chức phát triển du lịch trên địa bàn Lào Cai - Hệ thống du lịch của tỉnh Lào Cai được tổ chức thành:
+ Các vùng du lịch: theo sự phân bổ địa lý của các tài nguyên du lịch và khu vực hành chính, hoạt động du lịch tại Lào Cai được chia thành 3 vùng:
o Vùng 1: Tây Bắc tỉnh Lào Cai (thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa và Bát xát)
o Vùng 2: Đông Bắc tỉnh Lào Cai (huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai)
o Vùng 3: Trung tâm và phía nam tỉnh Lào Cai (huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng, Văn Bàn)
+ Các trung tâm du lịch: là các điểm du lịch lớn về quy mô, giá trị tài nguyên cũng như khả năng trung chuyển khách du lịch tới các điểm du lịch lân cận, bao gồm:
o Sa Pa: đô thị du lịch chính, trung tâm của vùng du lịch Tây Bắc
o Thành phố Lào Cai: điểm du lịch quốc gia, trung tâm trung chuyển và phát triển mua sắm, thương mại, biên giới, du lịch tâm linh.
o Bắc Hà: trung tâm của vùng du lịch Đông Bắc o Bảo Hà: trung tâm du lịch tâm linh.
o Phìn Hồ: trung tâm du lịch nghỉ dưỡng mới trong tương lai
+ Các tuyến du lịch: được hình thành như các chương trình du lịch (tour du lịch) đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các tuyến du lịch có thể được hình thành trong một cụm du lịch hoặc mở rộng ra các cụm khác. 17 tuyến du lịch nội tỉnh được quy hoạch.
+ Các điểm du lịch: được phát triển thành một mạng lưới, đáp ứng việc phát triển các tour, tuyến du lịch. 82 điểm du lịch và điểm du lịch tiềm năng được xác định trong quy hoạch.
Hình 1: Hệ thống các tuyến, điểm du lịch tại Lào Cai
Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng (Ghi chú: Mầu tím: các tour, tuyến du lịch văn hóa
Màu xanh: các tour, tuyến du lịch sinh thái
Mầu vàng: các tuyến du lịch tâm linh, du lịch biên giới Hình tròn mầu nâu: các khu du lịch nghỉ dưỡng
Các điểm chấm nhỏ: các điểm du lịch
Các hình tam giác: các trung tâm du lịch, với quy mô thể hiện bằng diện tích của các hình tam giác)
- Phân vùng du lịch tỉnh Lào Cai như sau25
Bảng 4: Phân vùng du lịch tỉnh Lào Cai Vùng Đặc trưng nổi
bật Dòng sản
phẩm Địa điểm khai thác Một số tour, tuyến chính
Vùng 1:
Tây Bắc Lào Cai:
Chia ra 2 tiểu vùng.
Tiểu vùng 1 TP Lào Cai.
- Trung tâm kinh tế - chính trị- văn hóa - xã hội của tỉnh - Trung tâm kết nối vành đai Đông – Tây Bắc; Cầu nối giữa Việt Nam và các nước ASEAM với Trung Quốc
- Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo.
- Du lịch mua sắm và các trung tâm vui chơi giải trí - Du lịch liên
vùng và liên quốc gia
- Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường;
Kim Tân, Bắc Cường
- Các phường: Cốc Lếu, Phố Mới, Duyên Hải; Lào Cai;
Kim Tân
- Vạn Hòa, Tả Phời,
1. TP Lào Cai – Sa Pa – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội.
2. TP Lào Cai – Bắc Hà – Hà Giang – Yên Bái – Hà Nội.
3. TP Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng.
4. TP Lào Cai – Hà
25 Chi tiết về phân bố tài nguyên du lịch và hệ thống các tuyến điểm du lịch của tỉnh được thể hiện trong các bản đồ phần phụ lục
- Có nhiều vùng nguyên liệu nông nghiệp.
- Nhiều di tích lịch sử và tâm linh.
- Du lịch nông nghiệp
- Du lịch lịch sử, tâm linh
Hợp Thành, Đồng Tuyển.
- Đền: (Thượng, Mẫu, Cấm, quan);
Chùa (Tân Bảo, Cam Lộ)
Nội – các điểm du lịch Trung/Nam 5. TP Lào Cai – Hà Khẩu – và các điểm du lịch vùng Tây Nam (Trung Quốc)
Vùng 1:
Tiểu vùng 2 (các huyện Sa Pa và Bát xát)
- Hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất được du khách trong và ngoài nước yêu thích.
- Hệ thống động thực vật phong phú tại khu vực VQG Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Y Tý)
- Có nhiều đỉnh núi cao, kỳ vỹ đã được xếp hạng trong nước và khu vực - Văn hóa dân tộc đặc sắc, nguyên bản - Có khí hậu đặc trưng mát mẻ vào mùa hè và có tuyết vào mùa đông.
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh thái - gắn với bảo tồn thiên nhiên
- Du lịch văn hóa, cộng đồng trải nghiệm
cuộc sống
người dân vùng cao.
- Đi bộ tham quan làng bản - Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), thể thao (bổ trợ)
- Du lịch thể
thao mạo
hiểm: Leo núi, dù lượn, xe đạp địa hình, Chạy việt dã vượt núi...
* Sa Pa:
- Trung tâm Sa Pa, một phần xã San Sả Hồ, xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn; Sâu Chua, Bản Khoang.
- Quần thể di tích ruộng bậc thang tại Thung lũng Mường Hoa
- VQG Hoàng Liên , đỉnh Fansipan, đèo Ô Quý Hồ
* Bát Xát
- Cao nguyên Phìn Hồ, Dãy Bạch Mộc Lương Tử, Ngũ Chỉ Sơn, Nhìu Cù San.
- Các điểm: Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, Sảng Ma Sáo, Bản Xèo, Mường Vi, Lũng Pô.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Y Tý
1. Lào Cai – Sa Pa - Lào Cai
2. Sa Pa- Lao Chải- Tả Van- Bản Hồ-Thanh Phú-Nậm Sài- Nậm Cang
3. Sa Pa- Mường Hum- Sảng Ma Sáo - Y Tý-A Mú Sung-Lào Cai 4. TP. Lào Cai-Bát
Xát- Mường Vi- Bản Xèo -Mường Hum - Bản Khoang- Tả Giàng Phình- Sa Pa 5. Sa Pa - Sa Pả-
Hầu Thào - Sử Pán – Tả Vản - Sử Pán.
Vùng 2:
Đông Bắc tỉnh Lào Cai
(huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai)
- Chợ phiên vùng cao độc đáo.
- Văn hóa dân tộc phong phú, nguyên bản, - Cảnh quan đa dạng,
- Nhiều sản vật nông nghiệp độc đáo.
- Du lịch chợ phiên
- Du lịch văn hóa cộng đồng - Tham quan di tích lịch sử, lễ hội (bổ trợ) - Du lịch trên sông (Sông Chảy);
- Hệ thống chợ: Chợ Bắc Hà, Cốc Ly (Bắc Hà); Cán Cấu, SI Ma Cai, Sín Chéng (Si Ma Cai);
Pha Long, Mường Khương, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn (Mường Hương) - Du lịch cộng đồng Tả Van Chư (Mông),
1. TP. Lào Cai- Thác nước Tà Lâm- Pha Long- Tả Gia Khâu- Bản Mế
2. TP. Lào Cai- Hàm Rồng – Vang Leng- Cao Sơn- Cốc Ly
3. TP.Lào Cai- Bắc Hà - Cán Cấu- Si
- Hệ thống hang động kỳ vĩ.
- Nhiều di tích lịch sử
Trung Đô (Tày); Sừ Pà Phìn (Mông); Sín Chéng (Nùng); Vang Leng (Nùng); Sa Pả (Pa Dí).
- Di tích lịch sử:
Thành cổ Trung Đô, Dinh Hoàng A tưởng, Đền Bắc Hà;
-Hang động: Hàm Rồng, Tả Van Chư, Động Tiên,...
ma cai- Quan Thần Sán- Tả Van Chư- Bắc Hà- Lào Cai.
3. TP Lào Cai – Bắc Hà – Si Ma Cai – xuôi thuyền theo Sông Chảy- Cốc Ly – TP Lào Cai.
Vùng 3:
Trung tâm và phía nam tỉnh Lào Cai
(huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn)
- Hệ thống đền chùa dọc theo sông Hồng phù hợp với phát triển du lịch tâm linh.
- Thiên nhiên trù phú, cảnh sắc đặc trưng.
- Nhiều sản vật nông nghiệp
- Du lịch tâm linh
- Du lịch mua sắm, thương mại (bổ trợ) - Du lịch Nông
Nghiệp
- Đền Bảo Hà, - Thành cổ Nghị Lang
- Đền cô Tân An - Đền Chiềng Ken;
- Nghĩa Đô
1. Đền Bảo Hà- Bảo Thắng- Đền Mẫu- Đền Thượng – TP. Lào Cai 2. TP Lào Cai – Bảo Yên - Nghĩa Đô – Hà Giang – Hà Nội
3. Hà Nội – Bảo Hà – Lào Cai.
3.3. Các vùng, tuyến, điểm du lịch 3.3.1. Các vùng du lịch
3.3.1.1. Vùng 1- Tây Bắc tỉnh Lào Cai (thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa và Bát Xát) Loại hình du lịch chủ đạo:
- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh thái - gắn với khu bảo tồn thiên nhiên
- Du lịch văn hóa; đi bộ dã ngoại (trekking) tham quan làng bản - Du lịch mua sắm, biên giới, tâm linh (thành phố Lào Cai)
- Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), thể thao (bổ trợ)
Các điểm và sản phẩm du lịch:
Hệ thống các điểm du lịch phân theo các loại hình du lịch như sau:
Bảng 5: Hệ thống các điểm du lịch Vùng 1 phân theo loại hình du lịch
Sản phẩm Sa Pa Bát Xát TP. Lào Cai
Tham quan – nghỉ dưỡng
Trung tâm thị trấn Sa Pa, một phần xã San Sả Hồ, một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào; Sâu Chua; Ô Quý Hồ;
Cao nguyên Phìn Hồ; Y Tý, Mường Hum
Tả Phời, Hợp Thành
Văn hóa Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào, bản Dền; Bản Khoang, Tả Phìn; Nậm Cang, Nâm Sài
Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, Lũng Pô
Tả Phời
Sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát Mua sắm,
thương mại, biên giới, tâm linh
Trung tâm thị trấn Sa Pa Chợ Y Tý và
Mường Hum, - Khu thương mại Kim Thành, Chợ Cốc Lếu...
- Đền Mẫu, Đền Thượng, Đền Đôi Cô, Chùa Tân Bảo MICE (hội
thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), thể thao (bổ trợ)
Khu vực phát triển cùng loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, thương mại
Định hướng chung cho phát triển vùng
- Phõn vựng và cú chớnh sỏch rừ ràng, triệt để để phỏt triển khu vực phỏt triển du lịch tham quan - nghỉ dưỡng và khu vực bào tồn, phát triển du lịch sinh thái, văn húa; bảo đảm giữ được những giỏ trị du lịch cốt lừi của Sa Pa và Bỏt Xỏt.
+ Khu vực phát triển du lịch tham quan - nghỉ dưỡng: khuyến khích phát triển đa dạng các loại dịch vụ đặc biệt các dịch vụ chất lượng cao. Phạm vi khu vực này là:
Huyện Sa Pa: trung tâm thị trấn Sa Pa, một phần xã San Sả Hồ, một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào (ngoài thung lũng Mường Hoa), Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn, Sâu Chua.
Huyện Bát Xát: Cao nguyên Phìn Hồ, Y Tý, Lũng Pô, Mường Hum, Dền Sáng, Sảng Ma Sáo.
+ Khu vực phát triển du lịch sinh thái, văn hóa: bảo tồn các giá trị cảnh quan, thiên nhiên, văn hóa thông qua các chính sách hành chính (như quy hoạch sử dụng đất, quy định về quy hoạch, xây dựng ...). Chú trọng đặc biệt tới các khu vực:
Huyện Sa Pa: Thung lũng Mường Hoa (một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào), Bản Dền; Vườn quốc gia Hoàng Liên, Bản Khoang.
Huyện Bát Xát: Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Bản Xèo, Mường Vi.
+ Khu vực phát triển du lịch mua sắm, thương mại, biên giới tại thành phố Lào Cai: Khai thác lợi thế về cửa khẩu để phát triển du lịch biên giới; phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách du lịch thương mại, du lịch quá cảnh.
- Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ và sản phẩm du lịch tại Sa Pa và Lào Cai phù hợp với quy mô của một đô thị du lịch quốc gia và điểm du lịch quốc gia.
Quy hoạch phát triển các khu vực chính
- Khu thị trấn Sa Pa26:
+ Phát triển thành đô thị du lịch tham quan - nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hoá, là cửa ngừ phỏt triển của khu vực Tõy Bắc tỉnh Lào Cai.
+ Khai thác các giá trị về thiên nhiên như không khí trong lành mát mẻ, khí hậu bốn mùa đặc trưng tại Sa Pa; cảnh quan rừng núi, ruộng bậc thang; thăm quan thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo
+ Khoanh vùng khu vực bảo tồn khu phố cũ Sa Pa để bảo tồn và phát triển các dịch vụ đặc trưng như khu phố đêm, phố ẩm thực, khu vực sinh hoạt cộng đồng dân tộc địa phương, khu biểu diễn ngoài trời, chợ bán hàng lưu niệm, khu phố đi bộ, phòng giới thiệu các nghề dân tộc...
+ Mở rộng không gian quy hoạch phát triển khách sạn và các dịch vụ du lịch của Sa Pa ra khu vực một phần xã San Sả Hồ, một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào (ngoài thung lũng Mường Hoa), Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn.
+ Khuyến khích phát triển các dịch vụ khách sạn, khu nghỉ dưỡngcao cấp từ 3 sao trở lên cho khách du lịch cao cấp nội địa và quốc tế, phát triển hệ thống khách sạn trung bình phục vụ khách du lịch nội địa có mức chi tiêu khá.
+ Kiểm soát không gian và kiến trúc xây dựng thông qua các quy định chặt chẽ về quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan. Khuyến khích các loại hình kiến trúc và xây dựng sinh thái, thân thiện với môi trường.
+ Khuyến khích phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, các chương trình trình diễn, ẩm thực dân tộc, các khu vui chơi giải trí...phục vụ khách du lịch nội địa.
Khuyến khích các sáng kiến về môi trường trong phát triển các dịch vụ du lịch.
- Khu vực phụ cận của Sa Pa:
+ Quy hoạch thành hai khu vực phát triển dịch vụ và khu vực bảo tồn nhằm mục đích vừa đáp ứng yêu cầu mở rộng của Sa Pa, vừa giữ gìn được những cảnh quan và giá trị.
+ Khu vực phát triển dịch vụ (một phần xã San Sả Hồ, một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào (ngoài thung lũng Mường Hoa), Thanh Phú, Bản Hồ, Nậm Sài, Nậm Cang, Tả Phìn): quy hoạch tạo sự gắn kết với Sa Pa thành khu vực rộng, đáp ứng như cầu mở rộng Sa Pa.
+ Khu vực bảo tồn (Thung lũng Mường Hoa (một phần xã Lao Chải, Sử Pán, Hầu Thào), bản Dền; Vườn quốc gia Hoàng Liên, Bản Khoang): bảo tồn các giá trị cốt lừi về cảnh quan, thiờn nhiờn và văn húa của Sa Pa. Khu vực này hạn chế phỏt triển dịch vụ du lịch đại chúng, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, thăm bản, thăm quan làng nghề, du lịch sinh thái cùng hệ thống các dịch vụ lưu trú tại nhà dân, dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm, các trải nghiệm cộng đồng ... Kết hợp hài hòa du lịch với các ngành kinh tế khác theo hướng bảo tồn được các giá trị cảnh quan.
- Khu Vườn quốc gia Hoàng Liên: khai thác thế mạnh đa dạng sinh học, thảm động thực vật phong phú phát triển du lịch sinh thái, khám phá, kết hợp du lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Fansipan. Khu vực này cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện các tuyến du lịch, các dịch vụ phục vụ du lịch mạo hiểm, hệ thống biển chỉ dẫn, giới thiệu ...
- Khu vực Bát Xát
26 Xem phụ lục 4 bản đồ quy hoạch khu vực thị trấn Sa Pa và vùng phụ cận.
+ Cao nguyên Phìn Hồ: Phát triển thành một trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp;
xây dựng quy hoạch cùng những điều kiện đầu tư; cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch.
+ Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với văn hóa các dân tộc: Mường Hum (Dân tộc Giáy), Dền Sáng (Dân tộc Dao), Sảng Ma Sáo (Dân tộc Mông), Y Tý (dân tộc Hà Nhì);
+ Xây dựng các chương trình du mạo hiểm (Leo núi, leo vách đá, dù lượng,...
tại Cao nguyên Phìn Hồ; Dãy Nhìu Cù San; Bạch Mộc Lương Tử).
+ Phát triển du lịch danh thắng ruộng bậc thang tại Y Tý, Dền Sáng, A Lù);
+ Phát triển các làng nghề phục vụ du lịch
+ Phát triển một số loại hình thể thao cao cấp như golf...
- Thành phố Lào Cai:
+ Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ khách du lịch thương mại, khách du lịch biên giới, khách du lịch tâm linh như: hệ thống khách sạn công vụ, các dịch vụ ăn uống, các dịch vụ vui chơi giải trí...
+ Phát triển hệ thống trung tâm trung chuyển du lịch, giới thiệu và hướng dẫn, các hệ thống các dịch vụ vui chơi giải trí, bãi đỗ xe, sòng bạc cho khách nước ngoài...
+ Phát triển hệ thống điểm du lịch tâm linh, xây dựng các tuyến du lịch tâm linh, du lịch đường sông
3.3.1.2. Vùng 2- Đông Bắc tỉnh Lào Cai (bao gồm Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương)
Loại hình du lịch chủ đạo:
- Du lịch văn hóa
- Du lịch sinh thái - cộng đồng
- Tham quan di tích lịch sử, lễ hội (bổ trợ) Các điểm và sản phẩm du lịch:
Hệ thống các điểm du lịch phân theo các loại hình du lịch như sau:
Bảng 6: Hệ thống các điểm du lịch vùng 2 phân theo loại hình du lịch
Sản phẩm Bắc Hà Mường Khương Si Ma Cai
Du lịch chợ phiên Chợ Bắc Hà, Cốc
Ly, Chợ Mường Khương,
Pha Long, Cao Sơn, Lùng Khấu Nhin.
Chợ Cán Cấu, Si Ma Cai, Sín Chéng Du lịch sinh thái -
cộng đồng
Tả Van Chư, Trung Đô,
Cao Sơn, Vang Leng, Sa Pả
Sừ Pà Phìn, Sín Chéng, Bản Mế Tham quan di tích
lịch sử, lễ hội (bổ trợ)
Thành cổ Trung Đô, Dinh Hoàng A tưởng, lễ hội
Hang động Hàm Rồng
Định hướng chung cho phát triển vùng
- Phát triển thành vùng du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc đặc sắc, khám phá văn hóa chợ vùng cao, gắn liền với sinh thái; Hạn chế quá trình mở rộng du lịch nghỉ dưỡng tại khu vực này.
- Phát triển hệ thống hạ tầng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch quốc tế.