Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 1. Mục tiêu

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 146 - 149)

2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.7. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 1. Mục tiêu

- Bảo tồn được cỏc giỏ trị tài nguyờn và văn húa cốt lừi của du lịch tỉnh Lào Cai trong điều kiện phát triển mới.

- Làm giầu thêm các giá trị tài nguyên, đặc biệt là văn hóa thông qua các sáng kiến phát triển sản phẩm du lịch.

- Phát triển môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh trở thành hình ảnh của du lịch tỉnh Lào Cai

1.7.2. Các giải pháp tổng thể

- Phối hợp với ngành văn hóa và các ngành liên quan nghiên cứu, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa của Tỉnh để phát triển thành các sản phẩm du lịch như các lễ hội, làng nghề, trang phục...; hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, xây dựng tiêu chuẩn môi trường du lịch, trên cơ sở đó, thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê và phân hạng tài nguyên du lịch Lào Cai về tiềm năng giá trị và yêu cầu đối với việc bảo tồn phát triển tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.

- Đối với các yếu tố văn hoá phi vật thể, cần nghiên cứu về sức chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh văn hoá, môi trường; phát triển các làng nghề và áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới cho việc phát huy các giá trị làng nghề vừa nâng cao đời sống địa phương, vừa tạo thành sản phẩm du lịch;

- Rà soát và hoàn thiện qui chế quản lý khách du lịch, giáo dục du khách tôn trọng tập tục, thuần phong mỹ tục của bản địa trong mối quan hệ với người dân địa phương tại các điểm du lịch. Bổ sung hệ thống thông tin, truyền thông quy chế.

- Đối với các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là khu Vườn Quốc gia Hoàng Liên, cần nghiên cứu về sức chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh tự nhiên, môi trường; có chính sách bảo vệ các động thực vật quý hiếm, cảnh quan tự nhiên, khai thác du lịch bền vững, có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

- Đầu tư nâng cấp và hình thành các khu điểm du lịch chuyên đề và tổng hợp.

Các khu, điểm du lịch là nơi cung cấp các loại sản phẩm du lịch đa dạng, có khả năng thoả mãn các nhu cầu của du khách nên có sức hút mạnh và khả năng tăng thu nhập du lịch cao.

- Phối hợp với các cơ quan trong Tỉnh đề xuất sử dụng nguồn kinh phí từ phí tài nguyên và môi trường đầu tư cho việc quản lý du lịch.

- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường.

- Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch (cả tự nhiên và xã hội) trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đưa nội dung giám sát tài nguyên và môi trường du lịch (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn) vào các nội dung báo cáo định kỳ của ngành du lịch và tại cuộc họp của Ban chỉ đạo du lịch Tỉnh để kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.

- Xây dựng và thực hiện những chương trình truyền thông trong nội bộ Tỉnh về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường. Huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

1.7.3. Các giải pháp trọng tâm

- Xây dựng và thực hiện chương trình “Lào Cai thân thiện” nhằm giải quyết vấn đề chèo kéo khách và xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Lào Cai:

+ Xây dựng khu chợ cho người dân tộc địa phương bán hàng.

+ Tăng cường quản lý tại chỗ; vận động tuyên truyền

+ Xây dựng và hoàn thiện các tổ hợp tác nghề thủ công gắn với phát triển du lịch cộng đồng

+ Các phong trào khuyến khích người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện.

- Xây dựng các hướng dẫn về quản lý môi trường, rác thải và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở kinh doanh du lịch (theo hình thức DO&DONT - làm và không nên làm)

- Xây dựng giải thưởng “Lào Cai xanh”: là giải thưởng được thực hiện hàng năm nhằm tuyên dương và tuyên truyền quảng bá cho những sáng kiến phát triển sản phẩm, điểm du lịch cung cấp những dịch vụ du lịch giầu sáng tạo và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Cụ thể một số chương trình hành động như sau:

Số thứ tự 10

Tên gọi Du lịch Lào Cai thân thiện

Khái quát Chương trình hướng vào hai đối tượng là người dân (đặc biệt là nhóm đối tượng đeo bám, chèo kéo khách) và người phục vụ trong lĩnh vực du lịch với nhiều giải pháp về quy hoạch, về kinh tế và tuyên truyền.

Mục tiêu • Giải quyết triệt để vấn đề đeo bám, chèo kéo khách.

• Xây dựng hình ảnh, chất lượng phục vụ tốt của du lịch tỉnh Lào Cai thông qua việc thay đổi thái độ phục vụ của người phục vụ.

Thời gian thực hiện

2016 (và các năm tiếp theo)

Cơ quan + Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

thực hiện + Phối hợp: Hiệp hội doanh nghiệp, UBND các địa phương trong tỉnh Kinh phí 3 tỷ đồng

Nội dung

thực hiện • Nghiên cứu quy hoạch và xây dựng khu chợ bán hàng tại các điểm du lịch chính như Sa Pa, Bắc Hà

o Xây dựng các quầy bán hàng quy mô nhỏ, cho người dân thuê với giá cả thấp với hình thức thuê và trả tiền hàng ngày.

o Mở rộng mô hình ra các điểm du lịch.

• Tăng cường công tác quản lý và vận động tuyên truyền o Hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của các tổ quản lý

o Tổ chức vận động người dân, khách du lịch, chính quyền địa phương.

• Phát triển các ngành nghề thủ công tại các địa phương gắn với phát triển du lịch cộng đồng

o Xây dựng kế hoạch phát triển các ngành nghề thủ công tại địa phương: kiểm kê, đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển; thiết kế các phương án phát triển các ngành nghề thủ công gắn với phát triển du lịch; xây dựng các giải pháp kêu gọi hỗ trợ và đầu tư; thực hiện một số dự án tiên phong.

o Thực hiện việc xây dựng, hỗ trợ quản lý và quảng bá các làng nghề thủ công và du lịch cộng đồng.

• Xây dựng phong trào “Lào Cai thân thiện” với các doanh nghiệp o Xây dựng các tiêu chuẩn dịch vụ “Lào Cai thân thiện”

o Tổ chức phổ biến, tập huấn và tuyên truyền, đăng ký tham gia chương trình

o Nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá trực tuyến về dịch vụ của các doanh nghiệp (như thông qua các mạng xã hội).

Đánh giá chương trình

• Nạn chèo kéo, đeo bám khách được giải quyết triệt để

• Số lượng doanh nghiệp và khách du lịch tham gia chương trình

Số thứ tự 11

Tên gọi Giải thưởng “Lào Cai xanh”

Khái quát Giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; hỗ trợ quảng bá du lịch Lào Cai bền vững.

Mục tiêu • Giải thưởng được trao hàng năm cho 10 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm

• Các doanh nghiệp biết tới các tiêu chí về phát triển du lịch có trách nhiệm, từng bước áp dụng

• Các doanh nghiệp nói riêng và du lịch tỉnh Lào Cai nói chung được tuyên truyền, quảng bá rộng rãi

Thời gian

thực hiện 2017 (và các năm tiếp theo)

Cơ quan + Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Lào Cai,

thực hiện Báo (Đài truyền hình) Lào Cai

+ Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Dự án ESRT, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức quốc tế và NGO

Kinh phí 3 tỷ đồng Nội dung

thực hiện • Xây dựng hướng dẫn quản lý môi trường, rác thải và trách nhiệm xã hội

o Thuê chuyên gia tư vấn xây dựng hướng dẫn quản lý môi trường, rác thải.

o Triển khai phổ biến, tuyên truyền

• Xây dựng giải thưởng “Lào Cai xanh” hàng năm:

o Xây dựng đề xuất giải thưởng và tìm kiếm đối tác chính (các quỹ môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng)

o Xây dựng quy chế giải thưởng, kế hoạch tổ chức thực hiện, tuyên truyền

o Triển khai thực hiện hàng năm Đánh giá

chương trình

• Hướng dẫn về quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội được phổ biến rộng rãi và được các doanh nghiệp từng bước áp dụng

• Giải thưởng “Lào Cai xanh” được tổ chức hàng năm và được tuyên truyền rộng rãi

1.8.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và thúc đẩy phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w