Đánh giá kết quả hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2014 và những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 79 - 82)

HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

1. BỐI CẢNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006-2014

1.10. Đánh giá kết quả hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2014 và những bài học kinh nghiệm rút ra

1.10.1. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch du lịch Lào Cai giai đoạn 2006-2014 Đánh giá chung, du lịch tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010. Hệ thống ngành du lịch tỉnh Lào Cai đó được hỡnh thành rừ nột kể cả về hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các tuyến điểm (như tại Sa Pa, Bắc Hà, Thành phố Lào Cai…), sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú (du lịch cộng đồng, sinh thái, văn hóa, mạo hiểm), thị trường khách du lịch được mở rộng. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng đang dần được thúc đẩy với sự đa dạng của các hoạt động và hình thức.

Biểu đồ 4: So sánh về tổng thu từ khách du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt được trong giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Các mục tiêu về tổng thu từ khách du lịch và số lượng khách về cơ bản đều gần hoặc vượt với mục tiêu đặt ra. Các năm 2006, 2007, 2010, 2011, 2014 tổng thu từ khách du lịch và lượng khách thực hiện vượt mục tiêu đề ra. Năm 2012, lượng khách vượt so với mục tiêu nhưng tổng thu từ khách du lịch lại thấp hơn. Ngược lại năm 2013, tuy mục tiêu về lượng khách đạt được nhưng tổng thu từ khách du lịch lại thấp hơn. Năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lượng khách du lịch và doanh thu đều thấp hơn so với mục tiêu tuy thấp hơn không nhiều.

Biểu đồ 5: So sánh về số lượng khách du lịch giữa mục tiêu của Quy hoạch và kế hoạch hàng năm với thực tế đạt được trong giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Bên cạnh những thành tích đạt được trong phát triển, du lịch của tỉnh Lào Cai vẫn còn những hạn chế như:

- Định hướng phát triển du lịch chưa theo chiều hướng bền vững, một số công trình xây dựng và khai thác khoáng sản, thủy điện ảnh hưởng tới môi trường tại các điểm du lịch; công tác quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các quy

hoạch chuyên ngành; một số công trình trong quản lý đầu tư và vận hành chưa thực hiện nghiêm cam kết bảo vệ môi trường hoặc chậm triển khai, khắc phục đã ảnh hưởng tới môi trường tại điểm du lịch.

- Thiếu quy hoạch chi tiết về du lịch các huyện, thành phố như TP Lào Cai, huyện Bắc Hà, huyện Bát Xát... Điều này gây nhiều khó khăn trong việc khuyến khích phát triển du lịch, phối hợp giữa các ngành, kêu gọi đầu tư cũng như tạo ra ra những nguy cơ tiềm ẩn về phát triển du lịch không bền vững do thiếu quy hoạch.

- Từ quy hoạch thiếu những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy du lịch như chính sách hỗ trợ và khuyến khích cụ thể, những chính sách phát triển du lịch cộng đồng.

- Sản phẩm tour, tuyến du lịch chưa rừ nột; cỏc sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú; thiếu những sản phẩm phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách du lịch mới, hệ thống các điểm vui chơi giải trí chưa đầy đủ và thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa.

- Hệ thống chỉ dẫn và xúc tiến du lịch chưa thực sự hiệu quả và thân thiện với khỏch du lịch. Thiếu những định hướng chớnh sỏch quảng bỏ xỳc tiến rừ ràng.

- Tuy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực có nhiều bước phát triển nhưng chưa đạt được mục tiêu về chất lượng. Đặc biệt là hạ tầng du lịch tại các vùng nông thôn vẫn thiếu và yếu so với nhu cầu đầu tư phát triển của ngành,

- Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho phát triển bền vững trong khi đây chính là mục tiêu cơ bản của quy hoạch.

- Chưa xây dựng được cơ chế chính sách hấp dẫn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, do đó chưa hấp dẫn được doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Một số nguyên nhân của những hạn chế trên là:

- Nguyên nhân chủ quan:

Công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các mục tiêu đã được Tỉnh đề ra còn chưa toàn diện, chưa được thường xuyên kiểm tra, giám sát. Trình độ, năng lực của một số cán bộ văn hóa ở cơ sở còn hạn chế, chưa thực sự chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về hoạt động du lịch trên địa bàn. Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành chưa được thường xuyên, liên tục. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành trong Tỉnh trong việc phát triển du lịch nhiều khi không được chặt chẽ dẫn tới những mâu thuẫn trong các mục tiêu phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội khác. Năng lực kinh doanh, phát triển du lịch còn chưa cao, nhất là năng lực và nhận thức của bà con dân tộc.

- Nguyên nhân khách quan: Một số dự án đầu tư du lịch lớn chưa được triển khai do chậm giải phóng mặt bằng và các doanh nghiệp khó khăn tài chính do tác động của nền kinh tế thế giới và trong nước. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đòi hỏi vốn lớn, song nguồn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của Trung Ương còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Tốc độ biến đổi của di sản văn hóa dân tộc diễn ra nhanh chóng, bản tồn chưa theo kịp dẫn đến một số di sản có nguy cơ mai một cao. Tình hình kinh tế thế giới và an ninh khu vực có nhiều biến động, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng.

1.10.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Từ việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch một số bài học kinh nghiệm rút ra là:

- Cần có những chỉ đạo sâu sát và tổng thể của lãnh đạo cấp cao, từ Trung ương tới địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu của quy hoạch, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững.

- Quy hoạch và chính sách về du lịch cần đi trước một bước, công tác quy hoạch cần được thúc đẩy tới cấp huyện một cách nhanh chóng.

- Cần đầu tư thỏa đáng cho công tác quản lý và quảng bá. Cần xác định du lịch là một ngành kinh tế và phải đầu tư để phát triển.

- Cần tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và xã hội hóa. Đây là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch với quy mô lớn như tại tỉnh Lào Cai. Để thực hiện việc này đòi hỏi thay đổi từ cách tiếp cận với khu vực tư nhân, xây dựng các cơ chế hợp tác tới việc đưa ra các giải pháp cụ thể kêu gọi hợp tác và phát triển.

- Cần tăng cường công tác truyền thông bao gồm từ truyền thông cộng đồng cho phát triển du lịch tới truyền thông đại chúng trong nước nhằm thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Nâng cao năng lực là khâu then chốt, kể từ việc nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về phát triển du lịch bền vững tới việc nâng cao năng lực quản lý chuyên môn du lịch.

- Cần phát triển du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp, kể từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển tới việc phát triển kinh doanh du lịch.

2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w