Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 1. Mục tiêu

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 130 - 135)

2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.1. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 1. Mục tiêu

Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững và thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực bao gồm từ việc đào tạo người dân làm du lịch cho tới phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch. Các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Cộng đồng khu vực có các hoạt động du lịch được truyền thông và đào tạo về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

100% các làng bản có hoạt động du lịch cộng đồng được đào tạo;

- Nguồn nhân lực quản lí từ cấp Tỉnh đến cấp địa phương được đào tạo bài bản, có chuyên môn, được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức ngành du lịch;

- Hệ thống nguồn nhân lực trực tiếp được được đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu thực tế và đạt tiêu chuẩn nghề VTOS;

- Đào tạo đủ nguồn nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch của Tỉnh, bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động quản lý cấp trung.

1.1.2. Các giải pháp tổng thể

- Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của tỉnh để từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành;

- Rà soát để đầu tư phát triển đào tạo, bồi dưỡng ngành du lịch trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và liên kết với các trường trong nước để đào tạo các cấp trình độ về du lịch - dịch vụ;

- Áp dụng tiêu chuẩn VTOS vào việc đánh giá và phân loại khách sạn, các đơn vị lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thúc đẩy việc phát triển hệ thống đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình riêng đào tạo người dân làm du lịch theo đúng định hướng của tỉnh và đảm bảo du lịch bền vững. Trên cơ sở phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài Tỉnh, từng bước chuyển giao chương trình đào tạo;

- Kiểm tra đánh giá lại chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, từ đó có các chương trình đào tạo cụ thể riêng với đội ngũ này;

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Lào Cai ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch của tỉnh. Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch;

- Kết hợp với một số doanh nghiệp lớn, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở giáo dục nghề trong và ngoài tỉnh đào tạo các nghiệp vụ khách sạn và du lịch;

- Huy động các nguồn lực trong việc đào tạo, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng biên giới...cũng như các nguồn vốn quốc tế trong việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực;

- Thúc đẩy đào tạo về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm trên cơ sở hợp tác của các bên và việc triển khai các chương trình phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm;

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở trong nước và tại các nước có ngành du lịch phát triển, nhất là với ASEAN;

- Tuyên truyền và đào tạo, nâng cao nhận thức về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm. Phối hợp với các tổ chức có liên quan tăng cường đạo tạo và nâng cao năng lực cho cộng đồng về phát triển du lịch, bảo vệ môi trường...

1.1.3. Các giải pháp trọng tâm

- Điều tra và xây dựng hệ thống đào tạo liên kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp

- Thúc đẩy áp dụng bộ tiêu chuẩn VTOS cho các khác sạn

- Xây dựng năng lực kinh doanh cho cộng đồng và doanh nghiệp

- Phát triển hệ thống đào tạo trường du lịch Cụ thể các chương trình hành động như sau:

Số thứ tự 1

Tên gọi Điều tra và xây dựng hệ thống đào tạo liên kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp- người lao động

Khái quát Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách sạn trên địa bàn tỉnh và các nhà đầu tư trong tương lai nhằm xác định nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chương trình đào tạo giáo dục nghề tổng thể theo hướng phối hợp ba bên: doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mục tiêu Đánh giá đúng hiện trạng lao động và nhu cầu đào tạo từ đó có phương án đào tạo phù hợp trên phạm vi toàn tỉnh; trên cơ sở đó đảm bảo mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch Tỉnh Lào Cai.

Thời gian thực hiện

Quý I,II/2016 Cơ quan

thực hiện + Chủ trì:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nội dung điều tra khảo sát và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch)

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Nội dung đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm):

+ Phối hợp: UBND các huyện, thành phố, các địa phương nằm trong vùng quy hoạch; Hiệp hội du lịch, các nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp, công ty/tổ chức tư vấn.

Kinh phí 450 triệu đồng

Nguồn: kinh phí nhà nước Nội dung

thực hiện • Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp (20 doanh nghiệp và tổ chức) và người lao động (30 người), xây dựng bảng hỏi điều tra đánh giá (Quý 1/2016).

• Thực hiện điều tra diện rộng: điều tra tới 100% doanh nghiệp và tổ chức du lịch (bao gồm lữ hành, khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí, điểm du lịch, cơ quan quản lý du lịch...) trên địa bàn tỉnh, điều tra 1000 lao động (Quý 1/2016)

• Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020 (Quý 2/2016)

• Tổ chức Hội thảo về hiện trạng lao động và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 (Quý 2/2016).

• Xây dựng và thực hiện khóa đào tạo thí điểm kết hợp với doanh nghiệp (hoặc cộng đồng), nhà nước và cơ sở đào tạo (Quý 2/2016) Đánh giá

chương trình

• Đánh giá của các bên về kế hoạch đào tạo lao động

• Hiệu quả của khóa đào tạo thí điểm và khả năng mở rộng chương trình.

Số thứ tự 2

Tên gọi Áp dụng tiêu chuẩn VTOS cho các khách sạn 3 sao trở lên

Khái quát Xây dựng hệ thống đào tạo áp dụng tiêu chuẩn VTOS cho các khách sạn 3 sao trở lên

Mục tiêu Đến năm 2020 có 20% số khách sạn từ 3 sao trở lên có 20% số lao động kỹ thuật (khoảng 400 người) được đào tạo theo chuẩn VTOS, đến năm 2030 có 30% khách sạn từ 3 sao trở lên có 30% (khoảng 2000 người) số lao động kỹ thuật được đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS.

Thời gian thực hiện

2016-2030 Cơ quan

thực hiện + Chủ trì:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nội dung điều tra khảo sát và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch)

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Nội dung đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm):

+ Phối hợp: UBND các huyện, thành phố, các địa phương nằm trong vùng quy hoạch; Hiệp hội du lịch, ESRT, các nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp, công ty/tổ chức tư vấn.

Kinh phí 1,5 tỷ đồng ( 2016-2020), 4 tỷ đồng (2020-2030)

Nguồn kinh phí: Ngân sách (30%), doanh nghiệp (30%), các nhà tài trợ (40%)

Nội dung

thực hiện • Điều tra hiện trạng lao động: xác định mức độ đạt chuẩn của các khách sạn 3 sao trở lên (Quý 1,2/2016)

• Phát triển đội ngũ đào tạo viên địa phương: mở 2 lớp đào tạo viên theo các nghiệp vụ chính, đào tạo 40 đào tạo viên (Quý 3,4/2016)

• Thực hiện đào tạo trên diện rộng: giai đoạn 2016-2020 mở 15-20 lớp (đào tạo 400 người); giai đoạn 2020-2030 mở 50 lớp (đào tạo 2000 người)

• Thực hiện đánh giá giữa kỳ 2 năm 1 lần: đánh giá hiệu quả đào tạo;

tổ chức hội thảo quy mô nhằm tổng kết và điều chính kế hoạch thời gian tiếp theo

Đánh giá chương trình

• Số người được đào tạo

• Đánh giá của chủ các cơ sở kinh doanh du lịch về hiệu quả đào tạo

• Đánh giá của người được đào tạo về hiệu quả đào tạo

Số thứ tự 3

Tên gọi Xây dựng năng lực kinh doanh du lịch cho cộng đồng

Khái quát • Thực hiện các chương trình đào tạo cho cộng đồng, tập trung vào các điểm du lịch đang phát triển du lịch cộng đồng cũng như những điểm sẽ được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.

• Nội dung đào tạo bao gồm: nhận thức về du lịch, phát triển du lịch và kinh doanh du lịch; các kỹ năng phục vụ khách (đón tiếp, sơ cứu, liên hệ với khách ...); các kỹ năng nghiệp vụ (nấu ăn, làm phòng, phục vụ ăn uống, hướng dẫn, ...); các kỹ năng nâng cao (du lịch bền vững,

quản lý du lịch cộng đồng)

Mục tiêu • Đến năm 2020 có 100% số bản có hoạt động du lịch cộng đồng được đào tạo đầy đủ các kỹ năng; đến năm 2030 có 100% số bản có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng được đào tạo.

• Năng lực của cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng bền vững; tới năm 2020 có 20% số bản có năng lực quản lý cộng đồng bền vững, năm 2030 có 50% số bản có năng lực quản lý cộng đồng bền vững

Thời gian

thực hiện 2016-2030 Cơ quan

thực hiện + Chủ trì:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nội dung điều tra khảo sát và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch)

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Nội dung đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm):

+ Phối hợp: UBND các huyện, thành phố, các địa phương nằm trong vùng quy hoạch; Hiệp hội du lịch, ESRT, các nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp, công ty/tổ chức tư vấn.

Kinh phí • 3 tỷ đồng ( 2016-2020), 7 tỷ đồng (2020-2030)

• Nguồn kinh phí: Ngân sách (50%), các nhà tài trợ (50%) Nội dung

thực hiện • Điều tra năng lực cộng đồng: thực hiện điều tra tại một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu ở các mức độ phát triển khác nhau nhằm xây dựng kế hoạch và nội dung đào tạo (Quý 3/2016)

• Phát triển đội ngũ đào tạo viên địa phương: mở 1 lớp đào tạo viên theo các nghiệp vụ chính, đào tạo 20 đào tạo viên (Quý 4/2016)

• Thực hiện đào tạo trên diện rộng: giai đoạn 2016-2020 mở 10-15 lớp (đào tạo 300 lượt người); giai đoạn 2020-2030 mở 40 lớp (đào tạo 1200 lượt người)

• Thực hiện đánh giá giữa kỳ 2 năm 1 lần: đánh giá hiệu quả đào tạo và điều chính kế hoạch thời gian tiếp theo

Đánh giá chương trình

• Số lượng người được đào tạo

• Đánh giá của các doanh nghiệp / khách du lịch về chất lượng dịch và tổ chức chu lịch cộng đồng

Số thứ tự 4

Tên gọi Xây dựng hệ thống mạng lưới trường đào tạo du lịch tại tỉnh Lào Cai Khái quát Đầu tư và phát triển có hệ thống khoa Du lịch hoặc bộ môn Du lịch tại

các trường, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác trên địa bàn Tỉnh.

Mục tiêu Xây dựng năng lực đào tạo của các trường theo định hướng đào tạo theo năng lực của xã hội và đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương

Thời gian thực hiện

2016-2030

Cơ quan

thực hiện + Chủ trì: các sở, ban ngành, đơn vị đào tạo (được UBND tỉnh giao nhiệm vụ)

+ Phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Lao Động, Thương binh và Xã hội; Hiệp hội du lịch, ESRT, các nhà tài trợ quốc tế, các doanh nghiệp, NGO.

Kinh phí Do các trường thực hiện; kinh phí hỗ trợ của Nhà nước Nội dung

thực hiện • Nghiên cứu và áp dụng hệ thống đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (đào tạo thích ứng với nhu cầu sử dụng lao động) cho trường đại học bao gồm:

o Xây dựng Nhóm tư vấn các nhà tuyển dụng

o Đánh giá nhu cầu và xây dựng yêu cầu năng lực đào tạo o Xây dựng chương trình đào tạo

o Liên kết với doanh nghiệp thực hiện chương trình đào tạo

• Xây dựng các nhóm tư vấn đào tạo tại các trường.

o Thành viên của nhóm tư vấn là đại diện các doanh nghiệp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội o Nhóm họp 6 tháng 1 lần nhằm đánh giá và định hướng đào tạo cho

các doanh nghiệp

o Khuyến khích các mô hình đào tạo phối hợp với doanh nghiệp Đánh giá

chương trình

• Số lượng và chất lượng lao động được đào tạo

• Hoạt động của các cơ cấu tư vấn của các doanh nghiệp được xây dựng

1.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w