Các chỉ tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 95 - 99)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2. DỰ BÁO CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1. Căn cứ dự báo

2.3. Các chỉ tiêu cụ thể

Các chỉ tiêu dự báo cụ thể được thể hiện trong bảng sau24:

Bảng 2: Các chỉ tiêu dự báo về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai năm 2020 và 2030

23 GDP của tỉnh được tính bằng GDP hiện tại và mức độ tăng trưởng trong Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

24 Xem Phụ lục 3 chi tiết về nội dung và cơ sở dự báo.

TT Năm

Chỉ tiêu 2020 2030

1 Tổng số khách (lượt người) 4.089.740 10.266.177

- Khách quốc tế (lượt người) 1.328.418 3.177.726

- Khách nội địa (lượt người) 2.761.322 7.088.450

2 Số ngày khách bình quân (ngày)

- Quốc tế (ngày) 3 3,2

- Nội địa 2,4 2,6

3 Chi tiêu bình quân ngày khách (nghìn đồng)

- Quốc tế (nghìn đồng) 1500 1800

- Nội địa (nghìn đồng) 1200 1500

4 Tổng thu từ du lịch (nghìn tỷ đồng) 13.930 45.948

- Quốc tế (nghìn tỷ đồng) 5.977 18.304

- Nội địa (nghìn tỷ đồng) 7.953 27.645

5 Số lượng cơ sở lưu trú 716 1.593

6 Công suất lưu trú bình quân 70% 75%

7 Tổng số phòng 20808 56250

- Của các cơ sở lưu trú đạt 1 sao trở lên 15.050 43.700 - Của các nhà nghỉ và nghỉ tại nhà dân 5.758 12.553 8 Tổng số lao động trong ngành du lịch (người) 30.275 80.885

- Lao động trực tiếp (người) 11.685 34.221

- Lao động gián tiếp (người) 18.590 46.664

9 Đầu tư cho du lịch (nghìn tỷ đồng)

( Không kể đầu tư cơ sở hạ tầng) 8.838 21.330

Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng 3. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1. Sản phẩm và thị trường

3.1.1. Định hướng sản phẩm du lịch Lào Cai

3.1.1.1.Định hướng chiến lược phát triển sản phẩm:

- Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dưỡng núi theo định hướng sinh thái hướng tới khách du lịch nội địa, sản phẩm du lịch biên giới tại khu vực cửa khẩu và du lịch văn hóa gắn với các dân tộc cho các đối tượng khách du lịch khác nhau. Kết hợp hiệu quả giữa hai loại hình du lịch này dựa trên công cụ phân vùng du lịch, chính sách môi trường và xã hội. Đảm bảo định hướng phát triển du lịch bền vững và du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

- Phát huy các giá trị cảnh quan và văn hóa vùng miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng nhằm lan tỏa tác động của du lịch; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên, du lịch tâm linh, thể thao; thúc đẩy các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

- Từng bước đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)

(hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm); du lịch giáo dục; du lịch thể thao, leo núi; du lịch dưỡng bệnh; du lịch tâm linh gắn với lễ hội truyền thống...

- Đa dạng hóa sản phẩm thông qua nghiên cứu phát triển sản phẩm đặc trưng của từng điểm du lịch để tạo dựng thương hiệu từng vùng; tăng cường hệ thống giới thiệu và diễn giải (qua hệ thống thông tin điện tử / hướng dẫn viên / các nhà trưng bày tại chỗ).

- Phát triển hệ thống sản phẩm nhằm kéo dài thời gian lưu trú, hạn chế tính thời vụ.

- Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; theo khu vực, các hành lang kinh tế; cùng các ngành vận chuyển, các liên kết vùng, liên vùng và quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

3.1.1.2.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) chính

- Du lịch tham quan - nghỉ dưỡng núi: bao gồm các hoạt động thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, leo núi...

- Du lịch văn hóa tìm hiểu các dân tộc: bao gồm các hoạt động thăm quan bản làng, thăm ruộng bậc thang, thăm chợ, trải nghiệm cộng đồng...

- Du lịch sinh thái: bao gồm các hoạt động du lịch thăm thú rừng, núi, thung lũng, ruộng bậc thang

- Du lịch biên giới: bao gồm các loại hình mua sắm, vui chơi giải trí, công vụ, ẩm thực ...

- Du lịch tâm linh: bao gồm các hoạt động thăm quan đền chùa, lễ, hội tôn giáo, du lịch về nguồn ...

3.1.1.3.Các dòng sản phẩm (trải nghiệm) hỗ trợ

- Du lịch tham quan di tích lịch sử: Tham quan các di tích lịch sử như Pú Gia Lan, thành cổ Nghị Lang, thành cổ Trung Đô, ....

- Du lịch lễ hội, festival: tại Sa Pa, Bắc Hà và các khu vực khác.

- Du lịch MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm): kết hợp với các hình thức du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, văn hóa và các hình thức du lịch khác.

- Du lịch mạo hiểm, thể thao, giải trí cao cấp: leo núi, chèo thuyền, dù lượn, gôn (golf), ma-ra-tông, xe đạp địa hình...

- Du lịch nông nghiệp: trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

3.1.2. Thị trường

Định hướng chiến lược phát triển thị trường:

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch tham quan - nghỉ dưỡng định hướng sinh thái, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa.

- Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ; nghỉ cuối tuần; tạo dòng khách du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch biên giới, mua sắm.

- Thúc đẩy thị trường khách du lịch bằng đường bộ, duy trì khách du lịch bằng đường sắt tạo nét riêng biệt của sản phẩm.

Thị trường nội địa:

- Phân theo khu vực:

+ Thị trường trọng điểm: tập trung vào các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, từng bước mở rộng ra các thành phố khác.

+ Thị trường giới thiệu từng bước mở rộng: khách du lịch nông thôn có khả năng chi tiêu cao tại khu vực miền Bắc và từng bước mở rộng dần sang các địa phương khác.

- Theo mục đích chuyến đi:

+ Thị trường trọng điểm: tham quan - nghỉ dưỡng, tâm linh

+ Thị trường khuyến khích phát triển: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa + Thị trường nghiên cứu để mở rộng: MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), thể thao, mua sắm, biên giới

Thị trường quốc tế:

- Theo khu vực địa lý:

+ Thị trường trọng tâm: tiếp tục khai thác ổn định thị trường khách du lịch truyền thống tại tây Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Anh, Hà Lan), Úc; mở rộng các thị trường gần tại Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN

+ Thị trường khuyến khích phát triển: thử nghiệm những thị trường mới như Bắc Mỹ, Châu Mỹ La tinh, Ấn độ, Trung Đông, Đông Âu - Theo mục đích chuyến đi:

+ Thị trường trọng điểm: khách du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộcViệt Nam, khách du lịch sinh thái.

+ Thị trường nghiên cứu mở rộng: khách du lịch biên giới, du lịch thể thao.

3.1.3. Định hướng thị trường - sản phẩm

Định hướng về thị trường và sản phẩm của du lịch Lào Cai được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3: Định hướng phát triển các thị trường và sản phẩm du lịch Lào Cai Thị trường mục tiêu Mục đích chuyến đi (dòng sản phẩm)

Du lịch tham quan- nghỉ dưỡng (và cuối tuần) Du lịch Văn hóa Du lịch sinh thái Du lịch tâm linh Du lịch biên giới- mua sắm Các loại hình khác (MICE (hội thảo, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm)…)

1. Nội địa

- Hà Nội XXX XXX XX XXX X X

- Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng XXX XX XX X X

- Các đô thị miền Bắc XX XXX XX XXX X X

- Các đô thị khác XXX XX XX X X

- Các địa phương X XX XX X X

2. Quốc tế

- Tây Âu, Úc (Pháp, Úc, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan…)

X XXX XXX X

- Thị trường gần (ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc- thành phố)

X XXX XXX

- Trung Quốc (vùng lân cận) X XX X XXX

- Thị trường mới (Bắc Mỹ, Mỹ La tinh, Ấn độ, Trung Đông …)

XXX XXX

- Người nước ngoài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

XXX XX XX

Ghi chú:XXX: rất quan trọng ; XX: quan trọng ; X: bình thường

Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng - Thị trường khách du lịch nội địa: các sản phẩm du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, trong đó có nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa là những loại hình du lịch phổ biến nhất. Ngoài ra, tùy theo đặc thù từng nhóm khách, các loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch biên giới, du lịch sinh thái cũng là những sản phẩm du lịch phù hợp.

Thị trường khách du lịch nội địa đang phát triển và có những đặc tính phân hóa lớn. Tại các thành phố lớn, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần đã hình thành và đang phát triển mạnh. Tuy vậy, do điều kiện vị trí, trong thời gian trước mắt, Lào Cai đáp ứng yêu cầu này chủ yếu của khách du lịch các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Trong tương lai, khi đường bay tới các tỉnh phía Nam được hình thành, thị trường du lịch nghỉ dưỡng, cuối tuần cho khách du lịch nội địa mở rộng ra các thành phố miền Trung, miền Nam.

Ngoài thị trường thành phố, thị trường du lịch ở một số vùng nông thôn Việt Nam đang bắt đầu được hình thành. Lào Cai trở thành một điểm du lịch mới của thị trường khách này tiếp sau những thị trường truyền thống là Hà Nội và Quảng Ninh.

- Thị trường khách du lịch quốc tế: thị trường khách du lịch truyền thống vẫn có thể được duy trì bằng những nỗ lực quảng bá và xúc tiến du lịch. Đó là các thị trường ở Tây Âu và Úc. Các thị trường gần (Đông Á, ASEAN) đang hình thành và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Một số thị trường mới như Châu Mỹ, Mỹ La tinh cũng có dấu hiệu phát triển. Các nhóm thị trường này thích hợp với các sản phẩm văn hóa và sinh thái.

Một thị trường khách du lịch quốc tế khác là khách du lịch Trung Quốc tới từ các tỉnh khu vực biên giới. Nhóm khách này thích hợp với các sản phẩm du lịch biên giới và văn hóa.

Một thị trường nhỏ khách là khách du lịch là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghỉ dưỡng là nhu cầu lớn nhất của đối tượng khách này. Các nhu cầu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa là những nhu cầu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w