Tài nguyên tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 172 - 179)

2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1. Tài nguyên tự nhiên

- Ruộng bậc thang – di sản quốc gia

Với địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp bị chia cắt lớn, kết hợp cùng cộng đồng dân cư sinh sống triên nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, trải qua nhiều đời canh tác sinh sống đã tạo nên những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, cuốn hút du khách cả trong và nước ngoài. Đặc biệt là khu vực ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa) đã được xếp hạng cấp di sản cấp quốc gia.

Tháng 10 năm 2013, nhân dịp kỉ niệm 110 năm Sa Pa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ban hành quyêt định xếp hạng khu ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa là khu di tích danh thắng cấp quốc gia cần được bảo vệ. Khu vực đó có tổng diện tích gần 1000 ha thuộc 3 xã Tả Van, Lao Chải và Hầu Thào, nằm tiếp giáp nhau và cách trung tâm Sa Pa 7km về phía Nam. Đặc biệt ruộng bậc thang nhiều bậc nhất, và được xem là đẹp nhất nằm ở thôn Vù Lung Sung, xã Trung Chải, huyện Sa Pa với trên 121 bậc có trên 100 năm tuổi. Ruộng bậc thang chỉ là một loại hình canh tác lúa nước trên những mảnh ruộng nhỏ phân bổ trên các sườn đồi thấp của bà con các dân tộc miền núi Lào Cai đã tồn tại hàng trăm năm nay. Ruộng bậc thang còn là thể hiện tri thức dân gian địa phương không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn chứa đựng cả các giá trị tâm linh huyền bí thể hiện qua các nghi lễ dân gian. Vừa qua, mạng thông tin điện tử du lịch quốc tế Touropia đã xếp ruộng bậc thang Sa Pa vào danh sách 11 khu ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, sánh ngang với ruộng bậc thang tại các quốc gia phát triển như Douro của Bồ Đào Nha, Bali của Indonesia, Choquequyrao, Pisac,... Năm 2009, tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã từng bình chọn ruộng bậc thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới ( theo admiro.vn)

- Hang động

Địa hình đặc thù của Lào Cai còn tạo nên những thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc, những thác nước tuyệt đẹp và những hang động kỳ ào như Thác Bạc tại Sa Pa, động Thiên Long tại Bắc Hà, quần thể hang động Mường Vi của huyện Bát Xát.

+ Động Thiên Long tại xã Tả Van Chư, Bắc Hà được người dân gọi là Hang Rồng. Đây là hệ thống hang động rộng lớn, nằm dưới ngọn núi Rồng ở độ cao 1000m so với mực nước biển . Động còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ bí với nhiều tầng lớp thạch nhũ lớn, kỳ vĩ với tổng chiều dài khoảng 470m, chia làm 3 tầng khác nhau, mỗi tầng có một đặc thù riêng.

+ Động Mường Vi tại xã Mường Vi, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai 28km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những di tích độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai. Trong vô số những hang động của Mường Vi có các động Ná Rin, Cám Rang, Cám Rúm và Cám Tẳm đều khá đẹp và độc đáo, nằm trong thung lũng rộng, xung quanh là những dãy núi đã vôi trùng điệp.

36 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Lào Cai năm 2013

Những hang động này còn chưa được đầu tư khai thác mà mới chỉ được người dân hay khách vãng lai đến thăm một cách tự nhiên. Vì vậy việc tiếp cận để ngắm cảnh và các điều kiện vê cơ sở vật chất còn sơ sài.

- Rừng

Diện tích rừng lớn, thảm thực vật phong phú và sự đa dạng các loài động vật là lợi thế của tỉnh Lào Cai trong phát triển công nghiệp, khai thác, chế biến lâm sản và du lịch.

+ Tài nguyên thực vật: Lào Cai có tài nguyên thực vật phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó cso nhiều loại quý hiếm như Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến.

+ Tài nguyên động vật: Theo các tài liệu nghiên cứu đã được công bố, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ;

chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ, ...

+ Rừng nguyên sinh: Có một số rừng nguyên sinh tiêu biểu là Rừng thảo quả Dền sáng, rừng sinh thái Liên Phú, Nậm Tha huyện Văn Bàn và đặc biệt là vườn quốc gia Hoàng Liên có giá trị hấp dẫn đặc biệt, hiện tại vẫn thu hút một lượng khách lớn đến du lịch hàng năm

+ Vườn quốc gia Hoàng Liên: Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc địa phận thị trấn Sa Pa, các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, huyện Sa Pa; một phần huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và hai xã Mường Khoa, Thân Thuộc, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, cú tổng diện tớch vũng lừi là 29.845ha, gồm hệ thống nỳi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, ở đó có đỉnh Fansipan cao 3.143m và diện tích vùng đệm là 38.724ha. Rừng có thảm thực vật kín thường xanh á nhiệt đới núi cao và một hệ thống động vật rừng phong phú đa dạng. Với hệ sinh thái phong phú, vườn quốc gia Hoàng Liên được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất nước ta. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng cỏc dõn tộc sống tại vựng lừi và vựng đệm từ kiến trỳc nhà cửa đến trang phục đặc sắc, từ hình thức sinh hoạt lối sống phong tục lễ hội đến các hoạt động ca múa nhạc, nhạc cụ dân tộc như khèn,sáo, kèn, đàn môi. Tất cả đang là những yếu tố làm nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch đến với Lào Cai.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát: Mới đây theo quyết định số 1976/ QĐ- TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2014, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát với diện tích tự nhiên là 18.637 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có độ che phủ rừng đạt 95% với 940 loài thực vật bậc cao như Mộc Lan, Dương xỉ, ngành thông. Trong đó có 38 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 9 loài trong sách đỏ thế giới.

Tuy nhiên do đời sống khó khăn, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên rừng của người dân còn thấp nên hiện tượng xâm hại rừng thường xuyên xảy ra.

Không những thế, một số chính sách về phát triển kinh tế cũng tác động tiêu cực đến quỹ rừng. Chẳng hạn, chính sách trồng cây cao su không mang lại hiệu quả kinh tế do không tính toán kỹ đã làm mất một tỉ lệ rừng.

3.2. Tài nguyên văn hóa - Di tích lịch sử

Tính đến tháng 10/ 2103, tỉnh Lào Cai đã có 17 di tích danh thắng cấp quốc gia: Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, Khu căn cứ cách mạng Cam Đường, Di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng, Di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà, Di tích thắng cảnh động Mường Vi, Di tích lịch sử chiến thắng Đồn Phố Ràng, Di tích Nhà Hoàng A Tưởng, Phế tích lịch sử Thành cổ Nghị Lang, Di tích lịch sử văn hóa Đền Cấm. Di tích thắng cảnh động Hàm Rồng, Di tích lịch sử văn hóa Đền Trung Đô, Di tích lịch sử văn hóa Đền Mẫu, Di tích chiến thắng đồn Phố Lu và di tích danh thắng Ruộng bậc thang Sa Pa, Di tích danh thắng động Thiên Long, trong số đó có một số di tích có giá trị hấp dẫn du lịch rất lớn.

Bảng 23: Di tích, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia ở Lào Cai.

STT Tên di tích Địa điểm Công văn và

ngày công nhận

Loại di tích 1 Khu chạm khắc đá cổ

Sa Pa H.Sa pa QĐ 921

20/07/1994 LSNT

2 Khu căn cứ cách

mạng Cam Đường Xã Cam Đường, TX.

Cam Đường QĐ 1568

20/04/1995 LSCM

3 Di tích lịch sử văn

hóa Đền Thượng Phường Lào Cai, TP.

Lào Cai QĐ 1460

28/06/1996 LSCM

4 Di tích lịch sử văn hóa đền Bảo Hà

Xã Bảo Hà, H. Bảo Yên

QĐ 1490 05/11/1997

VH

5 Đồn Phố Ràng TT. Phố Ràng, H.

Bảo Yên

38/1999 11/06/1999

LS 6 Đồn Phố Lu

7 Động Mường Vi Xã Mường Vi, H. Bát Xát

TC 8 Nhà Hoàng A Tưởng TT. Bắc Hà, H. Bắc

Hà KTNT

9 Ruộng bậc thang Sa

Pa H. Sa Pa QĐ 3578/QĐ-

BVHTTDL 18/10/2013

TC

10 Phế tích thành cổ Nghị Lang

Thung lũng Phố Ràng, H. Bảo Yên

LS 11 Di tích danh thắng núi

Hàm Rồng

H. Sa Pa TC

12 Quần thể động Thiên Long

Xã Tả Van Chư, H.

Bắc Hà

QĐ 3579 10/2013

TC 13 Lễ hội Roong’ pooc

của người Giáy

H. Sa Pa QĐ 3820

31/10/2103

LH 14 Lễ Pút tồng của người

Dao đỏ

H. Sa Pa LH

15 Nghề chạm khắc bạc H. Sa Pa 16 Nghề Chàng Slaw của

người Nùng Dín

H. Mường Khương 17 Động Hàm Rồng Na Bủ, H, Mường

Khương

02/01/2012 TC

+ Hệ thống đền chùa: Hệ thống đền chùa Lào Cai phân bố rải rác khắp tỉnh với giá trị tâm linh tín ngưỡng lớn. Các đền chùa tiêu biểu như Đền Mẫu, Đền Thượng tại TP. Lào Cai, Đền Bảo Hà tại xã Bảo Hà, đền Tân An tại xã Tân An, Đền Ken tại xã Chiềng Ken,.... Mỗi di tích đều có những giá trị quan trọng khác nhau, có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử tâm linh chứa đựng tiền năng vô cùng lớn lao cho hoạt động của ngành du lịch Lào Cai nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

+ Du lịch lễ hội: Lào Cai là mảnh đất quần tụ của người Kinh và nhiều dân tộc ít người khác, bởi vậy tồn tại đa dạng các lễ hội. Mỗi một dân tộc sinh sống ở đây đều sở hữu một hệ thống những lễ hội đặc sắc khác nhau như lễ hội Lồng Tồng tại bản Tả Van cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận giáo hòa, đời sống nhân dân ấm no;

Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày – Bắc Hà cầu cho đất luôn màu mỡ, nước không bao giờ cạn; Lễ hội Gầu Tào của dân tộc H’Mông tổ chức để cầu mệnh, sức khỏe, đông con cái, làm ăn thịnh vượng, chăn nuôi phát đạt; Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy cầu cho mùa màng bội thu; Lễ hội Tết nhảy của người Dao Đỏ,... Với hệ thống lễ hội xuất hiện dày đặc, nhất là vào những ngày đầu xuân, Lào Cai đang sở hữu một kho tàng những giá trị văn hóa độc đáo, là tiềm năng phát triển du lịch.

Bảng 24: Tài nguyên lễ hội của Lào Cai

STT Tên Lễ hội Vị trí Thời gian tổ

chức

Đặc điểm

1 Lễ hội Lồng Tồng Sa Pa, Tả Phìn Tháng 1 Cầu mong mùa màng bội thu

2 Lễ hội Roóng Poọc Sa Pa, Tả Van Tháng 1 Cầu mong mùa màng bội thu, dân tộc Giáy 3 Lễ hội rước Đất, rước

Nước Bắc Hà 12-15/1 âm

lịch Mẹ Đất, Mẹ Nước

4 Lễ hội Gầu Tào Mường

Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị trấn Phong Hải

Tháng 1 Cầu mong hạnh phúc, dân tộc H’mong

5 Lễ hội Tết nhảy Sa Pa, Tả Phìn Đầu giờ tỵ mùng 1-2 Tết âm lịch

Biểu diễn văn hóa truyền thống.

6 Lễ hội Khô Già Hà Nhì đen,H.

Bát Xát

Ngày Thìn đầu tiên của tháng 6 âm lịch

+ Chợ truyền thống ở Lào Cai: cũng như các tỉnh miền núi khác của Việt Nam, chợ phiên là một hoạt động đặc thù của Lào Cai đã tồn tại hàng bao đời nay, một hình ảnh quen thuộc của vùng cao. Những phiên chợ là dịp để người dân các dân tộc miền núi đến trao đổi hàng hóa, hoặc đơn giản hơn là để giao lưu văn hóa, gặp gỡ, kết bạn tâm giao. Vì thế có những phiên chợ đá được đặt tên là “ Chợ tình”. Ở Lào Cai 7 ngày trong tuần đều có chợ.

Bảng 25: Hệ thống chợ của tỉnh Lào Cai

STT Tên chợ Vị trí Thời gian mở

1 Chợ Bản Phiệt Xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng Thứ hai

2 Chợ Cốc Ly Gần sông Chảy, huyện Bắc Hà Thứ ba 3 Chợ Cao Sơn Xã Cao Sơn, huyện Mường Khương Thứ tư

4 Chợ Lùng Khấu Nhin Huyện Mường Khương Thứ năm

5 Chợ Chậu Xã Lùng Bái, huyện Mường Khương Thứ sáu

6 Chợ Cán Cấu Đường 153, huyện Si Ma Cai Thứ bảy

7 Chợ Pha Long Khu vực biên giới huyện Mường

Khương Thứ bảy

8 Chợ Bắc Hà Chợ Bắc Hà, huyện Bắc Hà Chủ nhật

9 Chợ Mường Hum Chợ Mường Hum, thị trấn Mường Hum, H. Bát Xát

Chủ nhật

10 Chợ Y Tý Xã Y Tý, H. Bát Xát Thứ 7

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tập hợp Trong các phiên chợ của Lào Cai nổi bật nhất là chợ phiên Bắc Hà. Chợ phiên Bắc Hà đã được tạp chí du lịch Châu Á trao danh hiệu là 1 trong 10 chợ sôi động, đẹp nhất Đông Nam Á. Một thế mạnh của phiên chợ Bắc Hà là chưa bị ảnh hưởng nhiều của lối sống hiện đại, đồng bào dân tộc nơi đây vẫn giữ được nếp sinh hoạt với các phong tục tập quán truyền thống đặc sắc. Tuy nhiên muốn khai thác tiềm năng chợ phiên Bắc Hà nói riêng, và hệ thống chợ nói chung đạt hiệu quả bền vững cần tôn trọng sự hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, phát huy di sản văn hóa.

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng quy hoạch lại hệ thống chợ phiên Bắc Hà nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ lại. Quy hoạch này dự kiến sẽ khắc phục nhược điểm manh mún, tự phát và chưa phù hợp cho phát triển du lịch Bắc Hà.

+ Nghề thủ công truyền thống:

May mặc, đan lát chế tác các vật phẩm bằng kim loại hoặc gỗ, đồ trang sức, làm đồ gốm... là những nghề có ở các địa phương, thường thì mỗi tộc người có những bí kíp nghề riêng. Người Tày trồng cây bông, thu bông, kéo sợi rồi nhuộm sợi bông để dệt những tấm chăn làm của hồi môn truyền thống. Người Mông trồng cây gai, lấy sợi nhuộm màu chàm để dệt thành quần áo mặc. Các tộc người ở đây đều nuôi tằm lấy sợi để thêu thùa. Sợi và vải dệt truyền thống có nhiều ở các chợ phiên như Bắc Hà và Sa Pa. Tuy nhiên, gần đây do sự phát triển du lịch và nhu cầu mua sắm của du khách tăng cao, nên đã có hiện tượng làm giả thổ cẩm bằng cách mua hàng dệt sẵn bằng máy bên Trung Quốc rồi về cắt may các sản phẩm để bán cho du khách. Việc này có thể làm mất đi hình ảnh của du lịch Lào Cai.

Mây và tre là những nguyên liệu cần thiết cho công việc đan lát. Mỗi tộc người ở mỗi vùng đều có những kỹ thuật đan lát và trang trí hoạ tiết đan riêng: các sản phẩm của người Tày thường có hình vuông với họa tiết cây cối, của người Dao thường uốn khum xen với những đường đan tô màu. Để làm cho đồ đan lát bền hơn, các tộc người có tục gác chúng lên bếp, được khói hun sẽ làm cho nguyên liệu trở nên bền hơn.

Nghề dệt vải, đan lát, các nghề mộc, rèn đúc, làm đồ bạc…cũng là những nghề thủ công truyền thống của các dân tộc sinh sống tại Lào Cai. Mỗi một nghề thủ công ở đây lại cho ra đời những sản phẩm độc đáo, được bày bán và trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách khi đến với mảnh đất này.

- Kiến trúc nhà ở

Nếu căn cứ vào cấu tạo của nền nhà, các tộc người Lào Cai có 3 loại hình nhà chính: Nhà nền đất (tiêu biểu là các tộc Việt, Mông, Hoa...); Nhà nửa sàn nửa đất như

dân tộc Dao (nhóm Dao đỏ...); Nhà sàn (người Tày, Thái, Kháng, La Ha...). Trong loại hình nhà nền đất có loại nhà đất của người Việt, nhưng cũng có loại nhà nền đất tường trình của người Mông, nhà nền đất tường trình theo kiểu pháo đài của người Hà Nhì... Trong loại hình nhà sàn có loại nhà sàn bốn mái gần như hình vuông của người Tày, nhưng cũng có kiểu nhà sàn mái tròn của người Thái, hoặc nhà sàn tường trình của người Tày Bắc Hà...Có thể khẳng định rằng, những nếp nhà sàn, những bộ trang phục của các dân tộc, những món ăn đặc trưng được chế biến từ các sản vật núi rừng…chính là đề tài nghiên cứu cũng như đề tài khám phá, thưởng thức đem lại nhiều hứng thú cho những thành phần khác nhau, trong đó có khách du lịch.

- Ẩm thực:

Lào Cai được biết đến với những sản vật nổi tiếng từ lâu:

+ Su su Sa Pa: Hiện nay, vùng trồng Su su ở huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quý Hồ, khu Viôlet (thị trấn Sa Pa).

Đây là món rau quả rất giàu chất vitamin, mùi thơm ngon dễ chịu. Những ngày nóng ăn món su su luộc chấm vừng hoặc xi dầu ăn đề ngon và mát. Su su không chỉ ăn quả mà ngọn của loại cây này cũng ăn được và cũng đã trở thành món rau nổi tiếng ở Lào Cai.

+ Cá hồi: Nếu như trước đây, khách du lịch đến Sa Pa đã quen thuộc với các địa danh nổi tiếng như: Khu du lịch Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, khu chạm khắc đá cổ Hầu Thào, hay những địa danh đã đi vào thơ ca như Thác bạc, Cầu Mây, các làng văn hóa, làng nghề, thưởng thức hóa trái mang hương vị xứ ôn đới cận nhiệt đới như đào, lê, táo, mận ngất ngây lòng người v.v…Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, không chỉ ở Sa Pa, mà một số vùng trên địa bàn xã Dền Sáng huyện Bát Xát cũng đã có những trang trại nuôi cá Hồi ở quy mô vừa, cung cấp cho dân địa phương.

+ Thắng cố: Đây là món "súp" mà ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Nếu người miền xuôi tự hào vì có phở, thì người miền núi tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng.

+ Rượu Pa dí Mường Khương, rượu ngô Bác Hà: Rượu ngô Bản Phố của người Mông Bắc Hà, rượu thóc Shan Lùng của người Dao đỏ Bát Xát, nhưng rượu ngô Cốc Ngù của người Pa Dí thức uống mang đậm hương vị của núi rừng Lào Cai rất nổi tiếng.

+ Thịt lợn muối: Thịt lợn từ lâu là một món ăn quen thuộc dân dã đối với người dân Việt Nam và đây cũng là loại thực phẩm có nhiều cách chế biến món ăn nhất. Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai.

+ Xôi màu Nùng Dín: Xôi được đồ từ gạo nếp nương hạt dài, thơm và có vị ngọt đặc biệt. Người dân nhuộm gạo riêng từng loại băng chất liệu thảo dược. sau khi đồ chín mới đơm ra đĩa thành những đĩa xôi màu sặc sỡ như hoa vừa thơm vừa dẻo, đậm đà hương vị núi rừng.

+ Cá suối Sa Pa: Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích, Trước hết phải kể đến món

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 172 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w