Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 125 - 128)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH

3.7. Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động du lịch

Quá trình phát triển kinh tế xã hội và du lịch tự phát dẫn tới nhiều tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội. Với mục tiêu phát triển bền vững, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai tới năm 2020 tầm nhìn 2030 hướng tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong điều kiện phát triển thực tế của kinh tế xã hội và du lịch của địa phương. Tuy vậy, hoạt động du lịch tại Tỉnh Lào Cai trong tương lai vẫn tiềm ẩn những tác động tiêu cực nhất định cần được xác định và tăng cường kiểm soát trong quá trình thực hiện quy hoạch.

3.7.1.Tác động tích cực tới môi trường

- Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và xã hội nói chung về phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch và đời sống nhân dân;

- Phân vùng du lịch để vừa đảm bảo mục tiêu phát triển, vừa giữ gìn và bảo tồn cảnh quan;

- Định hướng các hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững thông qua việc khuyến khích các loại hình cơ sở kinh doanh phù hợp;

- Kiểm soát được các hoạt động du lịch và những tác động của hoạt động này tới môi trường;

- Xây dựng được cơ chế và các chương trình giám sát, thúc đẩy bảo vệ môi trường.

3.7.2. Tác động tiêu cực tiềm ẩn và nguyên nhân

- Thay đổi cảnh quan, ô nhiễm tầm nhìn: nguy cơ tiềm ẩn về việc thay đổi cảnh quan khu vực núi, thung lũng, ruộng bậc thang, hệ thực vật là rất cao khi phát triển du lịch không được quản lý và giám sát chặt chẽ. Trong khi các nhà đầu tư luôn tìm kiếm vị trí tốt nhất về cảnh quan thì chính hoạt động này lại có thể làm thay đổi cảnh quan của khu vực. Việc tổ chức không gian chưa hợp lý về mặt bằng, phân khu không được thực hiện đúng như yêu cầu từ kế hoạch;các chỉ tiêu quan trọng về quy hoạch như mật độ, chiều cao xây dựng, chỉ giới xây dựng không được bảo đảm đúng như tiêu chuẩn, quy phạm tỉnh đã đề ra... là nguyên nhân trực tiếp;

- Xói lở đất, thay đổi dòng chảy: Việc phát triển hoạt động du lịch với quy mô lớn, đặc biệt tại Sa Pa, Bắc Hà và Phìn Hồ trong tương lai dẫn tới những nguy cơ về xói mòn, sạt lở đất... Việc đầu tư các dự án du lịch lớn nếu không tính toán và kiểm soát tác động môi trường tốt sẽ dẫn tới những tổn thất lớn về môi trường trong tương lai;

- Rác thải: Quá trình phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015- 2020 sẽ có những đột biến có thể dẫn tới tình trạng quá tải cục bộ, tổn hại nhiều tới môi trường mà trước hết là rác thải. Việc tính toán không đầy đủ, thiếu những giải pháp kỹ thuật và tuyên truyền triệt để dẫn tới nguy cơ ô nhiễm về rác thải.

- Ô nhiễm không khí, tiếng ồn: Tuy hoạt động du lịch không gây quá nhiều ô nhiễm về không khí, đặc biệt ở khu vực miền núi nhưng hoạt động xây dựng sẽ dẫn tới không ít ô nhiễm về không khí và tiếng ồn.

- ễ nhiễm nguồn nước: là nguy cơ được thấy khỏ rừ, đặc biệt với nguồn nước mặt. Các hoạt động quản lý môi trường không tốt sẽ dẫn tới việc xả thải của các khách sạn, nhà hàng, vứt rác bừa bãi của khách du lịch ra hệ thống sông suối, gây ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt cũng là nguy cơ lớn đối với các trung tâm du lịch, đặc biệt là đô thị du lịch Sa Pa.

- Ngoài việc gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên thì các hoạt động du lịch còn có tác động trực tiếp làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái.

Khi tham quan du lịch, du khách thường muốn được thưởng thức các món đặc sản như: Thịt thú rừng,.. do đó sẽ kích thích người dân địa phương tìm kiếm, săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm để bán cho các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch. Vì vậy sẽ làm cho những loài động thực vật này có nguy cơ tuyệt chủng

- Việc săn bắt chặt phá cây cối, san lấp mặt bằng... để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã làm ảnh hưởng tới không gian sống của động thực vật. Vào mùa du lịch, mùa lễ hội lượng khách du lịch và các phương tiện tham gia giao thông tăng kéo theo tiếng ồn gây ảnh hưởng tới các loài động thực vật.

3.7.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường

Một số giải pháp cơ bản nhằm giàm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường:

- Khoanh vùng bảo tồn các khu vực có giá trị đặc biệt, khu vực nhạy cảm về cảnh quan và đa dạng sinh học (như khu vực thung lũng Mường Hoa và các bản đã được quy hoạch).

- Khẩn trương xây dựng hệ thống cấp nước sạch mới, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho người dân địa phương và khách du lịch. Khuyến khích các giải pháp tiết kiệm nước;

- Đưa ra các quy chuẩn về quy hoạch như không gian, khoảng cách, mật độ, tầng cao, tỷ lệ vườn hoa, cây xanh tại các khu du lịch, đặc biệt là tại đô thị du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát. Tăng cường giám sát việc thực hiện quy hoạch;

- Thúc đẩy các giải pháp xanh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương và coi đây là một đặc trưng của sản phẩm du lịch Lào Cai. Tuyên truyền vận động người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh thay cho phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho đất;

- Kiểm soát tốt nguồn rác thải của các cơ sở kinh doanh du lịch. Có biện pháp xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Nhanh chóng xây dựng và thực hiện các biện pháp xử lý rác thải tại các địa phương phát triển du lịch.

Khuyến khích áp dụng các giải pháp môi trường trong kinh doanh;

- Xây dựng và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, cổ động khách du lịch và người dân thực hiện bảo vệ môi trường, thu gom rác thải...;

- Căn cứ quy mô của các dự án du lịch, có đánh giá tác động đến môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường;

- Thực hiện chương trình “Sản phẩm du lịch Sa Pa xanh” nhằm thúc đẩy các giải pháp trên.

PHẦN 3

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w