ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 89 - 92)

HIỆN TRẠNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

3. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

3.1.Điểm mạnh

3.3.1. Về tài nguyên du lịch

- Giàu có về tài nguyên văn hóa các dân tộc (Lào cai có 25 nhóm, ngành dân tộc anh em cùng sinh sống với nên văn hóa đa dạng, phong phú, tạo nên nét riêng biệt về văn hóa dân tộc), trong đó còn nhiều điểm du lịch độc đáo chưa được khai thác;

- Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; khí hậu mát mẻ trong lành

- Có VQG Hoàng Liên với sự đa dạng về tài nguyên động vật, thực vật;

- Có đỉnh Fansipan là đỉnh cao nhất của Việt Nam;

- Có Thành phố Lào Cai được quy hoạch là 1/41 địa điểm tiềm năng phát triển điểm du lịch quốc gia; Khu du lịch Sapa là 1/46 điểm du lịch tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia; Đô thị du lịch Sapa là 1/12 đô thị du lịch của cả nước đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

3.1.2. Về cơ sở hạ tầng và an ninh chính trị

- Có cửa khẩu với giao thông thuận lợi, lượng khách cũng đa dạng;

- Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác đang dần được cải thiện;

- An ninh chính trị tại địa phương ổn định.

3.1.3. Về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

- Hệ thống khách sạn, nhà hàng đang được phát triển; đã hình thành hệ thống khách sạn có thứ hạng và quy mô ở cấp trung bình và khá (2-3 sao);

- Các doanh nghiệp địa phương đã bắt đầu phát triển. Hệ thống các doanh nghiệp đã dần tạo ra sự liên kết, hỗ trợ phát triển;

- Đã có những dự án đầu tư với quy mô lớn, tạo ra những nét đột phá trong phát triển du lịch của Tỉnh như dự án cáp treo Fansipan có khả năng thu hút một lượng khách lớn;

- Thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực du lịch;

3.1.4. Về thương hiệu và vai trò của du lịch

- Có thời gian phát triển lâu dài nên đã có thương hiệu, đặc biệt Sa Pa đã được biết tới trong và ngoài nước;

- Có Sa Pa được xác định là đô thị du lịch và Lào Cai là điểm du lịch quốc gia;

- Hoạt động du lịch đóng góp đáng kể vào kinh tế, xã hội địa phương;

3.1.5. Về chính sách và quản lý du lịch

- Nhận được sự quan tâm chỉ đạo phát triển, được thể hiện trong các chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước; định hướng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh;

- Xây dựng được nhiều mô hình phát triển du lịch, là bài học kinh nghiệm tốt cho phát triển các điểm du lịch mới;

- Cán bộ quản lý du lịch ở cấp tỉnh có nhiều kinh nghiệm, nhiều người có năng lực chuyên môn du lịch tốt, được đào tạo bài bản;

3.2. Điểm yếu 3.2.1. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch nội tỉnh chưa thuận lợi;

- Điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở một số khu vực còn quá thấp22; - Đầu tư cho phát triển du lịch chưa được quan tâm thỏa đáng;

3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm và lao động

- Các sản phẩm chưa đa dạng, thiếu sản phẩm du lịch mới, đặc trưng; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao;

- Quy mô các doanh nghiệp địa phương nhỏ, sức cạnh tranh và năng lực đầu tư hạn chế;

- Nguồn nhân lực không đủ, đặc biệt là nhân lực có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm cao;

3.3.2. Chính sách và quản lý phát triển du lịch

- Công tác nghiên cứu, thông tin thị trường du lịch hạn chế;

- Hoạt động xúc tiến du lịch còn chưa hệ thống, chưa có chiến lược và chưa có đỏnh giỏ hiệu quả rừ ràng;

- Năng lực quản lý du lịch tại các huyện, Thành phố còn hạn chế;

-Thông tin và trao đổi giữa cơ quan quản lý du lịch với các doanh nghiệp ngoài tỉnh còn hạn chế;

- Tình trạng đeo bám, bán hàng rong làm mất hình ảnh, môi trường và cảnh quan du lịch;

- Quy hoạch du lịch ở nhiều địa bàn cấp huyện, Thành phố chưa được thực hiện hoặc đã lỗi thời.

3.3. Cơ hội

- Thị trường du lịch quốc tế tới Việt Nam đang tăng trưởng nhanh;

- Thị trường khách du lịch nội địa cũng đang phát triển mạnh cả về quy mô và mức chi tiêu;

- Xu hướng của thế giới và Việt Nam là mở rộng của các loại hình du lịch có lựa chọn, nhất là du lịch hướng tới tự nhiên và văn hóa;

- Hình thành các loại hình du lịch mới (ví dụ như du lịch cuối tuần cho khách nội địa);

22Theo quyết định 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014, 2015, số lượng xã đặc biệt khó khăn của Tỉnh Lào Cai là 120, xếp thứ 3 trong cả nước (chỉ sau Cao Bằng và Hà Giang).

- Sản phẩm du lịch Lào Cai đang được định hướng trở thành trung tâm của sản phẩm du lịch vùng và liên vùng; Liên kết các sản phẩm du lịch trong vùng đang được thúc đẩy trong đó Lào Cai là trọng điểm;

- Kinh tế xã hội vùng cao được nhà nước quan tâm trong đó du lịch được xem là một nguồn sinh kế cũng như là một động lực thúc đẩy văn hóa xã hội;

- Du lịch dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh;

- Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai trong hệ thống đường xuyên Á được khai thông tạo cơ hội đi lại rất thuận lợi tới Lào Cai;

- Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh, đặc biệt là sân bay và đường cao tốc Lào Cai – Sa Pa đang được nghiên cứu để xây dựng.

- Các chương trình phát triển, đặc biệt là chương trình nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận cũng như cung cấp những điều kiện hạ tầng cơ bản;

- Quan tâm của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ, nhiều dự án đầu tư cho du lịch cũng như phát triển khu vực nông thôn, dân tộc, vùng sâu vùng xa;

- Xu hướng các nhà đầu tư lớn trong nước quan tâm nhiều tới phát triển du lịch.

3.4. Thách thức

- Môi trường quốc tế thay đổi liên tục, sự bất ổn của kinh tế thế giới, diễn biến trên Biển Đông tiếp tục phức tạp ... ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch trên địa bàn;

- Cạnh tranh với các điểm du lịch lân cận trong vùng và khu vực;

- Phát triển du lịch với các mục tiêu về an ninh, quốc phòng khu vực biên giới.

- Suy giảm nguồn tài nguyờn du lịch gốc, thể hiện rừ nhất ở bảo tồn tớnh độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị cảnh quan thiên nhiên;

- Việc phát triển giao thông, đặc biệt là đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai dẫn tới những nguy cơ biến nhiều điểm du lịch tại Lào Cai như Sa Pa trở thành các điểm du lịch cuối tuần, điểm du lịch đại chúng;

- Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (thủy điện, đường giao thông…) và phát triển du lịch bền vững;

- Nhận thức và trình độ văn hóa của đồng bào dân tộc còn hạn chế, nhất là nhận thức về phát triển và kinh doanh du lịch;

- Phân chia lợi ích, nhất là lợi ích cho cộng đồng nhằm phát triển bền vững du lịch;

- Tính thời vụ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đi vào sử dụng và du lịch cuối tuần phát triển;

- Một số điểm du lịch trở nên quá tải;

- Sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn phát triển các loại hình du lịch khác nhau.

PHẦN 2

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI GIAI

Một phần của tài liệu Đề án phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 20112015 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(226 trang)
w