Quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố với việc xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 22 - 28)

1.4.1. Phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT phụ trách GDTX

Thông tư 35/2008/TTLB-BGDĐT-BNV, ngày 14/7/2008 quy định Phòng chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập theo nguyên tắc bảo đảm bao quát đầy đủ cac lĩnh vực, cấp học, ngành học thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, cú chức năng, nhiệm vụ rừ ràng, khụng chồng chộo, phự hợp với đặc điểm quản lý…nâng cao hiệu quả và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Đối với Sở GD&ĐT Lào Cai, thành lập Phòng GDCN&GDTX phụ trách GDTX với một số chức năng, nhiệm vụ chính:

- Chức năng: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động của GDTX, bao gồm: Xóa mù chữ, sau xóa mù chữ, giáo dục bổ túc văn hóa; bồ dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng; các hình

thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn đặt tại Trung tâm GDTX, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng.

- Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức cán bộ và các phòng chuyên môn khác xây dựng và chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch phát triển GDTX; đề xuất các chủ trương, biện pháp, xây dựng chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhằm phát triển và nâng cao chất lượng XMC, bổ túc văn hóa, GDTX đối với các lĩnh vực, các ngành đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người; chỉ đạo và hướng dẫn đánh giá việc thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục theo các văn bản của Bộ GD&ĐT; tổ chức bồi dưỡng giáo viên, đánh giá về chất lượng GDTX; phối hợp với thanh tra Sở thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về các nội dung liên quan…

1.4.2. Mục tiêu và nội dung quản lý Trung tâm GDTX 1.4.2.1. Mục tiêu quản lý Trung tâm GDTX

Mục tiêu quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để các Trung tâm GDTX thực hiện tốt các nội dung quản lý, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch hoạt động của trung tâm nhằm khẳng định vị thế các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập.

1.4.2.2. Nội dung quản lý Trung tâm GDTX

Quản lý hoạt động giáo dục của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tuân thủ quản lý theo ngành dọc GDTX từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và cuối cùng là sự quản lý của các Trung tâm GDTX, bao gồm một số nội dung quản lý chủ yếu sau:

* Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:

- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;

- Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của của hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngoài các chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành kể trên, còn có các chương trình do các cơ quan đoàn thể, các sở, ban, ngành khác biên soạn cung cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu đích thực của người học.

* Quản lý các hình thức tổ chức học tập

Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố là cơ sở giáo dục linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng về đối tượng, phong phú về nội dung chương trình, giúp cho mọi người nếu có nhu cầu, có điều kiện và khả năng đều có thể chọn cho mình một nội dung và hình thức học tập phù hợp.

Việc tổ chức, quản lý các lớp học tập tại Trung tâm GDTX luôn đảm bảo tính đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với đối tượng người học, với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Hình thức tổ chức các hoạt động học tập rất đa dạng: học tập trung, vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn…

Quy mô học tập có thể tổ chức theo lớp vừa và nhỏ, thành các nhóm tự nguyện, các nhóm có cùng nhu cầu, theo nhóm tuổi, theo địa bàn dân cư nhằm giúp cho người học có điều kiện tốt nhất để trau dồi kiến thức. Chính từ hình thức học tập này mà cần định ra nội dung và thời gian học tập hợp lý, đồng thời tổ chức linh hoạt theo thời vụ, theo điều kiện.

Do đặc thù đây là hệ thống giáo dục linh hoạt, mềm dẻo với nội dung học tập thiết thức, hình thức học tập đa dạng, nên việc quản lý các hình thức tổ chức học tập cũng phải linh hoạt theo hình thức đa dạng trên tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục.

* Quản lý học viên

Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố là nơi tạo cơ hội học tập thứ hai cho trẻ em thất học, những ai chưa bao giờ đi học, những người bỏ học giữa chừng vì lý do nào đó…; tổ chức các chương trình bổ trợ kiến thức cho những người trong quá trình công tác, lao động, giao lưu xã hội cảm thấy phải cập nhật những hiểu biết, những phương pháp làm việc…cần thiết mà cuộc sống đòi hỏi.

Một bộ phận học viên là người đã trưởng thành, độ tuổi trung niên họ là những người đã được tuyển dụng và bố trí vào chức danh cụ thể của những tổ chức khác nhau, họ là những công chức, viên chức đã có công việc và cuộc sống tương đối ổn định.

Như vậy đối tượng học tập ở các Trung tâm GDTX rất đa dạng phong phú, có sự phân hóa về tuổi tác, đặc điểm sức khỏe. Đây là một trong những đặc thù quan trọng cần được quan tâm trong quá trình triển khai tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.

* Quản lý đội ngũ CBQL và giáo viên

Để tổ chức có hiệu quả, chất lượng các hoạt động trong trung tâm, đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập, đội ngũ cán bộ quản lý, có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động.

Do vậy cần chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên luôn thích ứng với các hoạt động phong phú của Trung tâm GDTX, đồng thời cần có những chính sách khuyến khích những giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, sáng tạo để họ gắn bó lâu dài với trung tâm.

* Quản lý các điều kiện khác

Ngoài việc quản lý tốt các yếu tố kể trên, để nâng cao chất lượng các hoạt động của Trung tâm GDTX cần quản lý nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và

phương tiện dạy học. Sử dụng và quản lý tốt nguồn ngân sách hỗ trợ và học phí để mua sắm các trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.

* Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Do tính chất chương trình đào tạo, hình thức học tập phong phú, đối tượng học tập đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo như vậy đòi hỏi việc quản lý, kiểm tra, đánh giá hơn bao giờ hết cần phải nghiêm túc và đúng quy định. Phương pháp kiểm tra đánh giá, thi cử cũng cần được cải tiến nhằm đạt được các yêu cầu chuẩn ở từng cấp, bậc học. Đối với các chương trình theo quy định của Nhà nước (các chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân) việc tổ chức thi cử, cần được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy chế, đánh giá đúng năng lực của người học, đồng thời quản lý tốt các khâu trong quy trình cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

* Tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố

Tham mưu cho UBND tỉnh để có những quy định về cơ chế chính sách, văn bản pháp quy phù hợp với thực tiễn của địa phương làm cơ sở để phát triển GDTX trên địa bàn. Tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố.

Cơ chế chớnh sỏch phự hợp, đồng bộ, rừ ràng và cụ thể là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó cần quan tâm đến chính sách đối với người học; chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm GDTX.

Để triển khai tốt các hoạt động đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, người lao động trong các Trung tâm GDTX cần có sự quan tâm, chỉ đao, lãnh đạo của các cấp chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài chính để công nhân, viên chức, người lao

động được tham gia các chương trình học nhằm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học…

* Chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố thực hiện xã hội hóa giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là một trong những quan điểm phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Nó không đơn thuần chỉ là việc huy động nhân dân đóng góp tiền của, vật chất mà nó là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Đến nay, xã hội hoá giáo dục đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, xã hội hoá giáo dục đã góp phần dựng xây nên một xã hội học tập, một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt động giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác, vì vậy để làm tốt công tác XHH, trước hết các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố cần:

- Phát triển các hình thức học tập chính quy đi đôi với phát triển, đa dạng hóa các hình thức học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập thường xuyên, học suốt đời;

- Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong trung tâm, hỗ trợ các Trung tâm học tập cộng đồng, cơ sở dạy nghề, trong đó tập trung đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân;

- Tăng cường, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho mọi tầng lớp nhân dân, cho người lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lao động ở nông thôn, tạo điều kiện để mọi người dân đều có thêm cơ hội được học tập nâng cao hiểu biết, năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục cho mọi người, làm cho mọi thành viên của cộng đồng được hưởng thụ giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, được đào tạo suốt đời, để thực hiện tốt mục tiêu đó, mọi người phải

làm giáo dục, quá quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giáo dục với tư cách là những chủ thể giáo dục dưới mọi hình thức, khả năng và điều kiện.

Giáo dục cho mọi người đang trở thành một cuộc vận động lớn, một phong trào toàn cầu nhằm mở rộng cơ hội và sự lựa chọn trong học tập cho mọi người. Như vậy việc quản lý tốt các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố cũng là một biện pháp hữu hiệu để triển khai chủ trương XHH giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

1.5. Mối quan hệ giữa Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố với

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w