Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 82 - 84)

X Thứ bậc Thứ bậc

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

GDTX là phương thức đào tạo giúp người học vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

GDTX đã thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân, tồn tại như một nhu cầu tất yếu của xã hội, đã và đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại.

Trung tâm GDTX có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, bởi vì ở đó nội dung, chương trình học tập được đa dạng hoá; là nơi tạo cơ hội học tập thường xuyên cho mọi đối tượng người học.

Quản lý hoạt động giáo dục của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT Lào Cai tuân thủ quản lý theo ngành dọc GDTX từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và cuối cùng là sự quản lý của các Trung tâm GDTX, với các nội dung quản lý chính như: Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; quản lý học viên, đội ngũ CBQL và giáo viên; thanh tra, kiểm tra, đánh giá…

Trong những năm gần đây, Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào Cai có những bước phát triển nhất định, mặc dù chưa được sự quan tâm thích đáng của các Cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, song trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, ngoài những nhiệm vụ chính đang làm tốt như: các chương trình XMC, bổ túc THCS và THPT…, các Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào Cai đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân được tiếp cận với một số ít chương trình như: Chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở thích cá nhân…

Thực tế cho thấy, tăng cường công tác quản lý của Sở GD&ĐT Lào Cai đối với các Trung tâm GDTX huyện, thành phố đáp ứng yêu cầu xã hội học tập trong giai đoạn hiện nay, rất cần thiết và hết sức có ý nghĩa để thúc đẩy các Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào cai.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý của Sở GD&ĐT Lào Cai đối với các Trung tâm GDTX huyện, thành phố. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi. Các biện pháp đề xuất nếu được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, sự ủng hộ của các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội… được sự quản lý, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Sở GD&ĐT Lào Cai, cùng với sự cố gắng của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục của mình, thì một số nhiệm vụ chưa làm được trước đây sẽ tổ chức thực hiện được như: Tổ chức thực hiện mô hình lồng ghép nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, hướng nghiệp và dạy nghề; đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, nhất là các chương trình phổ biến kiến thức hành dụng, chuyển giao công nghệ... đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w