Mục đích luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động giáo dục. Nó bảo đảm cho cả quá trình hoạt động đi đúng hướng, không có những bước đi sai lầm hoặc thừa thải.
Khi đưa ra cỏc biện phỏp quản lý trung tõm, nếu khụng đưa ra mục đớch rừ ràng để giải quyết vấn đề gì, nội dung nào thì chẳng khác gì con tàu đi trên biển mà không có la bàn. Nó không biết mình đang ở đâu và sẽ trôi về đâu. Do vậy việc xác định được mục đích cho một biện pháp quản lý là rất quan trọng
và phải định hướng theo mục đích đó trong suốt quá trình thực hiện biện pháp quản lý..
Quản lý các Trung tâm GDTX phải đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để quán triệt tư tưởng đường lối giáo dục cách mạng của Đảng và giải quyết tốt những vấn đề do thực tiễn của tỉnh, huyện, thành phố đặt ra.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là quy luật chung của sự phát triển trong thế giới. Song tính quy luật chung đó có những biểu hiện đặc thù tùy theo từng lĩnh vực và điều kiện cụ thể. Trong quản lý giáo dục cần quan tâm xác định những giá trị cần được kế thừa và phát huy trong điều kiện mới.
Thực tế cho thấy tư tưởng cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh các Trung tõm GDTX rất tốt, nhận thức rừ vị trớ và tầm quan trọng của cỏc Trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương; trong việc tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người, đặc biệt là người lao động… Như vậy các nhà quản lý cần tiếp tục kế thừa và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các Trung tâm GDTX huyện, thành phố.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Trong điều kiện thực tế của Trung tâm GDTX thì các biện pháp quản lý của Sở GD&ĐT đưa ra phải phù hợp với khả năng thực hiện, chứ không phải là các biện pháp trên lý thuyết xa rời thực tế. Những biện pháp đưa ra phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sao cho giáo viên, học sinh thực hiện một cách dễ dàng, hữu hiệu. Khi đưa ra biện pháp quản lý cần chú ý: đối tượng, thời điểm, thời gian thực hiện; điều kiện cơ sở vật chất có cho phép áp dụng biện pháp đó không và đặc biệt là những bước tiến hành, những người, những bộ phận chủ chốt để thực hiện biện pháp đó.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích
Nguyên tắc này yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải xuất phát từ thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ yêu cầu của công việc mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện để khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các TTGDTX, của cán bộ, giáo viên nhân viên và học viên.
Biện pháp quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập phải theo kịp với nhu cầu học tập của cộng đồng với phương châm “Cần gì học nấy” một cách thiết thực, hiệu quả, từ đó từng bước tạo ra phong trào học tập trong toàn dân.
Các biện pháp đưa ra đảm bảo phù hợp với chế định giáo dục của ngành học GDTX trong quá trình quản lý, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
Để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của các Trung tâm GDTX, thì trong quản lý của Sở GD&ĐT, trước hết phải khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên trong Trung tâm GDTX với sự quản lý thống nhất, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tin cậy lẫn nhau, luôn giữ vững sự đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Các Trung tâm GDTX đều có nhiệm vụ chung, giống nhau (theo quy chế hoạt động của các Trung tâm GDTX), song tùy vào tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương mà các hình thức tổ chức hoạt động ở Trung tâm GDTX cần tích cực, chủ động, đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn cuộc sống và phong trào giáo dục của địa phương. Tuy nhiên biện pháp quản lý phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của Trung tâm GDTX, trên cơ sở tuân thủ các quy chế của Bộ GD&ĐT.