Đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 61 - 73)

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các nguyên tắc nêu trên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập như sau:

Biện pháp 1. Chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền tại địa phương để thực hiện tốt các nội dung, chương trình GDTX

* Mục đích

Tham mưu với Cấp uỷ, Chính quyền các cấp tại địa phương tạo các điều kiện thuận lợi để Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX tổ chức, thực hiện tốt các chương trình GDTX trong việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, người lao động… thực hiện các chương trình đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của cộng đồng, như: cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ...

* Nội dung

- Tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các Trung tâm GDTX triển khai có hiệu quả một số nhiệm vụ như: Chương trình cập nhật kiến thức kĩ năng, chuyển giao công nghệ thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm phát triển nguồn nhân lực của địa phương; Tổ chức điều tra, đánh giá nhu cầu học tập đa dạng của người học trên địa bàn theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chương trình bổ túc THCS và THPT cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động, đặc biệt đã quan tâm đến đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Tham mưu cho UBND tỉnh, giao Sở GD&ĐT chủ trì hội thảo với Sở Lao động và thương binh xã hội về việc giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các Trung tâm GDTX.

- Tham mưu cho UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT trong việc tổ chức dạy Tin học, ngoại ngữ trình độ A,B,C, dạy tiếng dân tộc H.Mông cho cán bộ, công chức đang công tác tại các huyện, thành phố.

- Tham mưu cho UBND các cấp huy động lực lượng tham gia vào các hoạt động giáo dục, xây dựng xã hội học tập ở địa phương mà Trung tâm GDTX là hạt nhân.

* Cách thực hiện

- Mời UBND tỉnh tham gia chỉ đạo, định hướng, trong buổi Hội thảo giữa Sở GD&ĐT chủ trì với các Sở, ngành liên quan, với các Trung tâm GDTX, các trường dạy nghề trên địa bàn về phối hợp triển khai nhiệm vụ GDTX với nhiệm vụ đào tạo nghề, nhằm tạo cơ hội cho người lao động, nhất là lao động nông thôn có cơ hội học nghề, chuyển đổi ngành nghề phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng địa phương.

- Hàng năm, Sở GD&ĐT chủ động làm việc với UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan, để thống nhất quan điểm, chủ trương chỉ đạo các Trung tâm GDTX, các Trung tâm dạy nghề, phòng Nội vụ…huyện, thành phố trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX triển khai việc tổ chức thực hiện Chương trình GDTX về tiếng Anh thực hành (6 cấp độ) ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Dạy Ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) trở lên (theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và Chương trình GDTX về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT).

- Sở GD&ĐT tổ chức triển khai thí điểm mô hình hoạt động của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố theo hướng đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ:

GDTX, hướng nghiệp, dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Các Trung tâm GDTX tham mưu UBND huyện, thành phố để chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố, đặc biệt là các trung tâm dạy nghề phối hợp với Trung tâm GDTX, tổ chức rà soát, đánh giá nhu cầu học tập của cộng đồng để từ đó làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học; đồng thời phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức các lớp chuyên đề chuyển giao công nghệ, lớp bồi dưỡng ngắn hạn giúp cho người dân cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho người dân cần gì học nấy, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Các Trung tâm GDTX chủ động tham mưu cho UBND huyện, thành phố tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nhiệm vụ, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao khoa học - công nghệ…giữa các cơ sở giáo dục với doanh nghiệp và tổ chức xã hội khác trên địa bàn.

- Các Trung tâm GDTX, kết hợp chặt chẽ với các trường THPT xây dựng kế hoạch dạy nghề thông dụng và hướng nghiệp cho học viên nhằm cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về nghề nghiệp đồng thời giúp họ có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, lựa chọn con đường nghề nghiệp sau khi học xong bổ túc THPT.

- UBND huyện, thành phố chỉ đạo các các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội phối hợp với Trung tâm GDTX làm tốt một số việc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị như: Tích cực vận động các đối tượng đã biết chữ ra học các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, nhằm chống tái mù chữ, củng cố vững chắc kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thiệt thòi, trẻ em gái, phụ nữ, dân tộc

thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tiếp tục huy động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập ra học các lớp bổ túc THCS, góp phần củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS; thu hút tối đa các nhóm đối tượng người học vào các lớp GDTX cấp THPT để nâng cao trình độ văn hoá….

* Điều kiện thực hiện

- Cần có sự thống nhất cao trong nhận thức của Lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố, để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện có sự nhất quán.

- Sở GD&ĐT, cỏc Trung tõm GDTX huyện, thành phố cần hiểu rừ chức năng, nhiệm vụ của mình, các Sở, ban, ngành liên quan và các nhiệm vụ cần triển khai để tham mưu một cách chính xác, phù hợp đáp ứng yêu cầu xã hội học tập.

- Sở GD&ĐT, các Trung tâm GDTX cần nắm được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, am hiểu, nhạy bén phát hiện vấn đề, nhu cầu của xã hội, của cộng đồng.

Biện pháp 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

* Mục đích

Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các Trung tâm GDTX huyện, thành phố theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng đòi hỏi của GD&ĐT Lào Cai trong giai đoạn hiện nay;

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của BCHTW Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh… Cần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục”.

* Nội dung

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

- Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Nâng cao năng lực hoạt động chính trị, xã hội.

- Nâng cao khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ.

* Cách thực hiện

- Sở GD&ĐT tiến hành rà soát, đánh giá phân xếp loại đội ngũ theo quy định; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách của địa phương đối với cán bộ, giáo viên hợp lý, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, của ngành, của từng Trung tâm GDTX.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu, nắm chắc chức năng nhiệm vụ của trung tâm, quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên trung tâm theo nội dung “Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm GDTX” ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; những quy định về chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Sở GD&ĐT tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, cần tập trung vào nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục thường xuyên. Có thể mời các chuyên gia của Bộ GD&ĐT, của các trường đại học về tập huấn.

- Hàng năm Sở GD&ĐT, dựa vào đánh giá, phân xếp loại cán bộ, giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của các Trung tâm GDTX, từ đó căn cứ Kế hoạch cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn. Đồng thời chú ý xây dựng kế hoạch về kinh phí, chuẩn bị tốt các điều kiện như đầu tư tài liệu, sách, báo…

tạo môi trường tốt để giáo viên thuận lợi trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Các Trung tâm GDTX cần tăng cường, đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong của người thầy, trước hết phải đổi mới nếp nghĩ về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người thầy; đồng thời các Trung tâm GDTX chủ động tổ chức bồi dưỡng giáo viên tại chỗ, chú ý năng lực tìm hiểu đối tượng học viên và môi trường giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hoá giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, đồng thời tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí cho những cán bộ, giáo viên được đi bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các lớp đào tạo từ xa, tập trung…nhưng điều quan trọng nhất là khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác của mình.

Các Trung tâm GDTX thường xuyên quan tâm đến môi trường, điều kiện làm việc, chú ý chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phát huy tiềm năng, sáng kiến đóng góp tích cực vào các hoạt động giáo dục.

* Điều kiện thực hiện

- Sở GD&ĐT chủ động làm việc với các trường Đại học, Cao đẳng trong việc phối hợp, liên kết đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.

- Từ Sở GD&ĐT đến các Trung tâm GDTX và mỗi cán bộ, giáo viên ý thức được sự cần thiết của việc cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Bộ Chính trị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT, ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên GDTX.

Biện pháp 3. Chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX đa dạng hóa các hình thức học tập, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn

* Mục đích

- Tạo cơ hội cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng được học ở mọi nơi, mọi lúc, học liên tục, học suốt đời mà trước đây chưa có điều kiện.

- Cung ứng tốt nhất các dịch vụ học tập, giúp người dân tự học, vừa học vừa làm.

* Nội dung

Chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX:

- Tổ chức các lớp, với chế độ học tập phù hợp với đặc tính của người trưởng thành.

- Tăng cường các hình thức học tập như học từ xa, vừa làm vừa học…thực hiện phương châm đưa lớp về gần với người học, để tăng cơ hội và điều kiện tham gia học tập của mọi người.

- Đổi mới phương pháp dạy học, chú ý phát huy được tính tích cực của học viên thông qua tác động của giáo viên, để tổ chức dạy học linh hoạt, mềm dẻo. Để đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy phải có hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học người lớn, giúp học viên tiếp cận tri thức;

do đối tượng người học có sự khác nhau về tuổi đời, nghề nghiệp, điều kiện sống, điều kiện lao động và cả khả năng học tập, nên cần đổi mới ý thức và cách thức tự học, tự nghiên cứu của họ.

* Cách thực hiện

- Sở GD&ĐT tổ chức xây dựng chương trình GDTX đáp ứng người học, không gò bó, cứng nhắc về thời gian học tập, phù hợp với yêu cầu chung của quốc gia, của Tỉnh và phù hợp với nhu cầu của người học và vấn đề cụ thể của từng huyện, thành phố. Xây dựng chương trình các môn học GDTX cấp

THPT, phù hợp điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và trình độ của học viên, trên cơ sở khung phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT.

- Sở GD&ĐT, chỉ đạo các Trung tâm GDTX cần chủ động lựa chọn những kiến thức cần thiết để dạy bám sát chuẩn kiến thức đã ban hành. Việc “dạy hết sách giáo khoa” gây sự quá tải, nặng nề, thiếu thời gian cho giáo viên và học sinh đổi mới phương pháp.

- Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX: Bố trí thời gian học tập linh hoạt theo phương châm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân vừa làm vừa học, trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; căn cứ nguyện vọng của học viên các Trung tâm GDTX có thể linh hoạt bố trí học vào các thời gian khác nhau: Ban ngày, buổi tối, kể cả thứ bảy và chủ nhật.

- Sở GD&ĐT làm việc với UBND huyện, thành phố, đồng thời chỉ đạo các Trung tâm GDTX, phối hợp với UBND các xã, trường THCS trên địa bàn xã đảm bảo đủ lớp học, để mở các lớp bổ túc THPT tại các xã hoặc cụm xã, thu hút học viên đã hoàn thành chương trình THCS, nhất là học viên học phổ cập THCS vào học bổ túc trung học.

- Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo, triển khai kinh nghiệm của các TTGDTX khi tổ chức các hình thức học tập, việc thực hiện các phương pháp dạy học với đối tượng người lớn, người lao động, người trưởng thành…đồng thời yêu cầu các Trung tâm GDTX tổ chức Hội thảo về các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho người lớn, như: Phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp động não kích thích mọi người nói được ý nghĩ trước một nội dung; phương pháp tình huống; phương pháp tranh luận; phương pháp dùng phiếu thăm dò…

- Các Trung tâm GDTX có trách nhiệm cử và tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên được tham gia dự các đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

- Trung tâm GDTX, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên nghiên cứu tìm tòi các tài liệu và có trách nhiệm hướng dẫn học viên phương pháp học, biết cách

tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập, đồng thời biết cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ đánh giá nhận xét của học viên về phương pháp giáo dục của mình.

* Điều kiện thực hiện

- Khoản 4, điều 45 Luật giỏo dục năm 2005 nờu rừ: “Phương phỏp giỏo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”. Gần đây, tại Nghị quyết Đại hội Đảng X (2006) một lần nữa khẳng định chủ trương

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”.

- Cần căn cứ Thông tư số 26/2010/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2007 về ban hành chương trình GDTX đáp ứng yêu cầu của người học. Theo đó chương trình này, gồm: Chương trình giáo dục pháp luật; Chương trình giáo dục văn hóa - xã hội; Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường; Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe; Chương trình giáo dục phát triển kinh tế.

- Cần đổi mới đồng bộ từ người làm công tác quản lý đến cán bộ, giáo viên, như: Đổi mới trong cách chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyên môn; đổi mới yêu cầu kiểm tra và cách ra đề kiểm tra, đánh giá; đổi mới cách hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, đổi mới ý thức, nhận thức của đội ngũ giáo viên; nêu cao vai trò của trung tâm, của tổ, nhóm chuyên môn…thì mới có thể đa dạng hóa các hình thức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học mềm dẻo, linh hoạt.

Biện pháp 4. Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cho các TTGDTX

* Mục đích

Biện pháp này nhằm tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu, từng bước hiện đại hóa, để tổ chức các hoạt động giáo dục, vì cơ sở vật

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w