Thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai
2.3. Kết quả điều tra thực trạng
2.3.1. Thực trạng hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, thành phố tỉnh Lào Cai
Để đánh giá về thực trạng hoạt động của các TT GDTX cấp huyện, thành phố, đề tài nghiên cứu các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở GD&ĐT về GDTX, cùng với việc trưng cầu ý kiến của CBQL từ Sở đến Trung tâm và giáo viên Trung tâm GDTX).
2.3.1.1. Thực trạng về quy mô số lượng, mạng lưới TTGDTX cấp huyện, thành phố tỉnh Lào Cai
Bảng 2.1: Thống kê số Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố; trung tâm ngoại ngữ và tin học; trung tâm HTCĐ
STT
Năm học
Nội dung 2005-
2006
2006- 2007
2007- 2008
2008- 2009
2009- 2010
1 Số TT GDTX 10 10 10 10 10
2 Số TT ngoại ngữ, tin học 1 1 1 1 1
3 Cơ sở ngoại ngữ, tin học 15 18 19 19 19
4 Số TT HTCĐ 78 110 155 161 164
Nguồn: Báo cáo của Sở GD&ĐT Lào Cai Có thể thấy từ năm 2005 đến nay, mỗi huyện chỉ có một Trung tâm GDTX, riêng thành phố Lào Cai có hai Trung tâm GDTX, các Trung tâm GDTX này trong nhiều năm đã liên kết với trường CĐSP Lào Cai mở các lớp tại chức nâng cao chuẩn cho giáo viên Mầm non, Tiểu học; ngoài ra trong các Trung tâm GDTX huyện, thành phố đều tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học cho học viên và đối tượng ngoài xã hội có nhu cầu. Triển khai Quyết định số 112/2005/QĐ- TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, năm 2005 mới có 78 trung tâm HTCĐ đến nay 100%
các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai đã có trung tâm HTCĐ, đó cũng chính là nền tảng để xây dựng XHHT từ cơ sở.
Bảng 2.2: Thống kê số lượng học viên học tại các TT GDTX cấp huyện, thành phố (Đơn vị:
Người)
Năm học BTTH BTTHCS BTTHPT Ngoại ngữ Tin học Chuyên đề
2005-2006 48 800 4550 1926 790 1383
2006-2007 63 754 4523 2603 895 2223
2007-2008 45 561 3397 2325 1154 1702
2008-2009 366 3090 2013 1618 1771
2009-2010 169 2706 1830 1506 1472
Nguồn: Báo cáo của Sở GD&ĐT Lào Cai Qua bảng 2.2 cho thấy số lượng học viên học BTTH, BTTHCS và BTTHPT có chiều hướng giảm, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì tỉnh Lào Cai đã đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH-ĐĐT năm 2005 và đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS năm 2007; tuy nhiên số học viên theo học ngoại ngữ, tin học và các lớp chuyên đề có chiều hướng tăng lên, tuy vậy các lớp chuyên đề ở đây chủ yếu mới dừng ở mức độ như: Tuyên truyền Pháp luật, tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…
2.3.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Bảng 2.3: Thống kê cơ sở vật chất các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
STT Đơn vị Phòng
học
Phòng làm việc
Phòng máy
Phòng thực hành
Phòng dạy nghề
1 TTGDTX Bắc Hà 9 5 1 1 0
2 TTGDTX Bảo Thắng 16 6 1 1 0
3 TTGDTX Bát Xát 9 4 1 1 0
4 TTGDTX Bảo Yên 6 4 1 0 0
5 TTGDTX số 1 Lào Cai 6 3 1 1 0
6 TTGDTX số 2 Lào Cai 6 3 1 1 0
7 TTGDTX Mường Khương 6 3 1 1 0
8 TTGDTX Sa Pa 6 4 1 1 0
9 TTGDTX Si Ma Cai 7 3 1 1 0
10 TTGDTX Văn Bàn 5 4 1 1 0
Nguồn: Báo cáo của Sở GD&ĐT Lào Cai Một Trung tâm GDTX muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, ngoài lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý tốt thì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đóng vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục của các Trung tâm GDTX. Các Trung tâm GDTX tỉnh Lào Cai chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nên cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học như phòng thực hành bộ môn, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật khác thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được điều kiện giáo dục giai đoạn hiện nay.
Lào Cai có 10 TTGDTX huyện, thành phố (8 Trung tâm GDTX huyện, 2 TTGDTX của thành phố Lào Cai). Trong đó, năm 2005 mới có 2 TTGDTX huyện đã được xây dựng kiên cố (TT Bắc Hà và TT Bát Xát). Tuy được xây dựng kiên cố nhưng mới chỉ có đủ phòng học, đáp ứng được yêu cầu học tập của học viên. Đến nay có thêm 2 trung tâm được xây dựng kiên cố đã được bàn giao đưa vào sử dụng (Trung tâm GDTX Bảo Thắng, Trung tâm GDTX số 1 Lào Cai).
Đến nay về cơ sở vật chất lớp học, mỗi Trung tâm có trung bình từ 5 đến 8 phòng học. Một số TTGDTX đã chủ động, tiết kiệm mua sắm được máy tính.
100% trung tâm đã có số lượng máy tính đủ để mở lớp Tin học, tuy nhiên chưa có phòng học đủ tiêu chuẩn, hiện tại phòng học vi tính rất chật trội, tạm bợ.
Về phòng chức năng, thiết bị, thư viện: Mặc dù các trung tâm có phòng thí nghiệm, thư viện, thiết bị dạy học nhưng cũng đều là các phòng không đạt tiêu chuẩn; đó chỉ là những kho chứa thiết bị, sách vở.
Về phòng nội trú: Do đặc thù ở Lào Cai, một số Trung tâm GDTX huyện có nhiệm vụ đào tạo văn hoá cho cán bộ chủ chốt cơ sở, học viên được cấp học bổng và ăn học tại trường (TT Bắc Hà và TT Bát Xát); mỗi Trung tâm hàng năm phải nuôi và dạy khoảng từ 80 đến 150 học viên vì vậy cơ sở vật chất càng thiếu thốn; học viên ăn ở rất chật trội, các TTGDTX cũng gặp không ít khó khăn.
Về cơ sở thực hành, sản xuất: Cho đến tháng 6/2010, tỉnh Lào Cai chưa TTGDTX nào có cơ sở thực hành như xưởng, vườn, ao, chuồng...
Về sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên và học viên: Sách giáo khoa cho học viên, sách tham khảo giáo viên cơ bản được cung cấp đủ cho yêu cầu học tập. Có 3 Trung tâm đã năng động mua sắm thêm sách tham khảo cho học viên.
2.3.1.3.Tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nhiệm vụ của TTGDTX
Để đánh giá tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nhiệm vụ trong Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố đề tài đã trưng cầu ý kiến 16 cán bộ Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT phụ trách giáo dục thường xuyên, 10 giám đốc, 10 phó giám đốc Trung tâm GDTX và 100 giáo viên đang giảng dạy tại 10 Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố (xem phụ lục - mẫu 1,2,3).
Bảng 2.4: Thống kê ý kiến của CBQL và GV về tầm quan trọng của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố trong việc đáp ứng yêu cầu XHHT
Đối tượng khảo sát Mức độ
Cán bộ phụ trách/quản lý
(n = 36)
Giáo viên
(n = 100) Chung
(n = 136)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Quan trọng 36 100 98 98 134 98,5
Bình thường 0 0 2 2 2 1,5
Không quan trọng 0 0 0 0 0 0
Qua kết quả khảo sát cho thấy 98,5% cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá cao về tầm quan trọng của Trung tâm GDTX, chỉ có 1,5% (2/136 số người được khảo sát) cho rằng Trung tâm GDTX có tầm quan trọng bình thường.
Như vậy khảng định Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố thực sự có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trên thực tế ở Việt Nam thì các Trung tâm GDTX được hiểu là tổ chức căn bản của hệ thống GDTX. Vai trò của các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố trong hệ thống GDTX tương tự như vai trò của các nhà trường trong hệ thống giáo dục chính quy.
Để đáp ứng tốt nhu cầu học tập của xã hội, Trung tâm GDTX có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đa dạng, linh hoạt với nhiều hình thức học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, giúp họ có thêm những hiểu biết cần thiết để hòa nhập với cộng đồng.
Bảng 2.5: Thống kê ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nhiệm vụ được tổ chức trong các TTGDTX
STT Nội dung
Cán bộ phụ trách/quản lý
(n = 36)
Giáo viên (n = 100)
Chung (n = 136)
∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Chương trình XMC và giáo dục tiếp
tục sau khi biết chữ 85 2,3
6 5 247 2,47 3 33
2 2,44 4
2 Chương trình GDTX cấp THCS và
cấp THPT 98 2,72 1 289 2,89 1 38
4 2,84 1
3
Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông
71 1,9
7 7 212 2,12 6 283 2,08 7
4
Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học, chương trình cập nhật kiến thức kĩ năng, chuyển giao công nghệ
82 2,27 6 203 2,03 7 285 2,09 6
5
Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức theo kế
hoạch hàng năm của địa phương 65 1,8
0 8 172 1,72 10 237 1,7
4 10
6
Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung cần học tập thiết yếu, đề xuất việc tổ chức các hình thức học tập phù hợp với từng loại đối tượng
95 2,6
3 2 252 2,52 2 34
7 2,55 2
7
Tổ chức các lớp học theo chương trình GDTX cấp THCS và THPT dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật
65 1,8
0 8 192 1,92 8 257 1,8
8 8
8
Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động phục vụ học tập
63 1,75 9 18
6
1,8
6 9 249 1,8
3 9
9
Liên kết với các trường TCCN, cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng trung cấp chuyên nghiệp theo quy định
90 2,50 4 228 2,28 5 31
8
2,3
3 5
10
Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển hệ thống GDTX
94 2,6
1 3 240 2,40 4 33
4 2,45 3
2,24 2,22 2,22
Nhận xét:
Các hoạt động của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai đang được tổ chức thực hiện ở mức độ trung bình ( X = 2,22); có 8 nhiệm vụ cú điểm số trung bỡnh (1,74 < X < 2,45). Rừ ràng mức độ thực hiện cỏc nhiệm vụ không đồng đều.
Có sự khác biệt về đánh giá mức độ thực hiện giữa các nhà quản lý và giáo viên, tuy nhiên không nhiều, cán bộ quản lý đánh giá về mức độ thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm GDTX huyện, thành phố cao hơn giáo viên (CBQL:
X = 2,24; GV: X = 2,22), sở dĩ có sự khác biệt này vì giáo viên do đặc thù chỉ dạy học là chính, nên một số nhiệm vụ như: Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung cần học tập thiết yếu, đề xuất việc tổ chức các hình thức học tập phù hợp với từng loại đối tượng; tổ chức nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển hệ thống GDTX rất ít quan tâm, thể hiện ở nhiệm vụ 10 (CBQL: X = 2,61; GV: X = 2,40).
Nhiệm vụ tổ chức các chương trình BTTHCS và BTTHPT được thực hiện tốt nhất ( X = 2,84), đây chính là hoạt động thường xuyên, xương sống trong các hoạt động của các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố tỉnh Lào cai, góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho thanh thiếu niên, người lao động.
Nhiệm vụ tổ chức chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức theo kế hoạch hàng năm của địa phương kém nhất trong 10 nhiệm vụ (
X = 1,74), phản ánh đúng thực tế vì hiện nay trong 10 Trung tâm GDTX huyện thành, phố của tỉnh Lào Cai chỉ có 3 trung tâm tổ chức nhiệm vụ này đó là Trung tâm GDTX huyện Bắc Hà, Trung tâm GDTX huyện Mường Khương, Trung tâm GDTX huyện Sa Pa (đây là 3 huyện mà người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao), ngoài ra có thể nói thêm trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh thường xuyên, trong nhiều năm nay tổ chức tốt nhiệm vụ này.
Nhiệm vụ được đánh giá chưa tốt là chương trình GDTX cấp THCS và THPT dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật; các hoạt động dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động phục vụ học tập. Đây là một thực tế khó khăn của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố vì đội ngũ giáo viên dạy nghề còn ít, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và thực hành kỹ thuật dạy nghề có ít, hoặc không có.
Để khảng định sự phù hợp giữa 2 luồng ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên, tác giả sử dụng công thức toán học tính tương quan thứ bậc
spiecman: R = 1- ( )
2 2
6
1 N
D N −
∑ để tính, kết quả sau tính toán r ≈ + 0,83.
Kết quả nhận được r ≈ + 0,83 cho phép kết luận tương quan giữa đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ thực hiện các nhiệm vụ trong Trung tâm GDTX huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai là tương quan tỷ lệ thuận và chặt chẽ, có nghĩa có sự phù hợp hoàn toàn giữa hai luồng ý kiến đánh giá.
Ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện nhiệm vụ trong các Trung tâm GDTX được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nhiệm vụ được tổ chức trong các TTGDTX
2.3.1.4. Những mặt mạnh, mặt yếu của thực trạng hoạt động trong các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
Đề tài trưng cầu ý kiến 36 cán bộ quản lý, gồm 16 cán bộ Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT phụ trách giáo dục thường xuyên, 10 giám đốc, 10 phó giám đốc Trung tâm GDTX.
Bảng 2.6: Thống kê ý kiến của CBQL về những mặt mạnh, mặt yếu của thực trạng hoạt động trong các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
STT Ý kiến Mạnh Yếu
SL % SL %
1 Thực hiện mục tiêu XMC và phổ cập giáo dục 36 100 0 0
2 Dạy chương trình BTTHCS và BTTHPT 36 100 0 0
3
Dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề cho đối tượng có bằng tốt nghiệp THCS; dạy và thực hành kỹ thuật
nghề nghiệp cho các đối tượng xã hội. 15 41,6 21 58,4 4 Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho học
viên và các đối tượng xã hội 32 88,8 4 11,2
5 Triển khai được một số chương trình đáp ứng nhu
cầu học tập. 28 77,7 8 22,3
6
Liên kết với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phương. 11 30,5 25 69,5
Qua kết quả trên cho thấy các Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào Cai làm tốt công tác chống mù chữ và giáo dục sau biết chữ, thông qua các hình thức mở các lớp xóa mù chữ, kèm cặp theo nhóm, các lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, các lớp phổ cập đã huy động tối đa các đối tượng ra lớp, góp phần không nhỏ trong việc đưa tỉnh Lào Cai đạt chuẩn Quốc về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2005 và đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2007. Công tác bổ túc văn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân được chú ý quan tâm tạo điều kiện cho học sinh sau THCS và các đối tượng không có điều kiện tham gia vào đào tạo chính quy, hầu hết các học viên học tại Trung tâm GDTX đều tham gia học tin học và ngoại ngữ (Tiếng Anh) để lấy chứng chỉ. Nhiều trung tâm đã tổ chức dạy Tin
học trình độ A,B,C cho cán bộ công chức các phòng, ban huyện, thành phố, dạy ngoại ngữ (Tiếng Hán) cho người lao động có nhu cầu.
Việc tổ chức tốt các lớp Ngoại ngữ, Tin học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người trên địa bàn huyện, thành phố, tạo điều kiện cho các cán bộ cơ quan, ban ngành của huyện, thành phố theo học các lớp Đại học tại chức, thi nâng ngạch, giúp cho một số thanh niên, người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm. Đặc biệt, Tin học chứng chỉ A, Tin học văn phòng đã tạo điều kiện cho một bộ phận kế toán các xã, cho một bộ phận lớn giáo viên các trường Tiểu học, THCS biết sử dụng thành thạo máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác và giảng dạy.
Việc tổ chức các nội dung, chương trình đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời tuy được đánh giá rất cố gắng triển khai, song cũng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền như đã nêu ở phần trên.
Bên cạnh những hoạt động chính có ưu thế thì các TTGDTX còn gặp khó khăn khi triển khai các nhiệm vụ như: Công tác liên kết đào tạo với trường CĐSP Lào Cai để chuẩn hóa trình độ cho giáo viên Mầm non (trình độ TCCN), Trung tâm GDTX Bát Xát, Trung tâm GDTX số 1 Lào Cai đã tổ chức liên kết, các trung tâm còn lại hầu như công tác này rất yếu, lý do giáo viên đều có nguyện vọng nâng chuẩn lên trình độ cao đẳng hoặc đại học, theo Quy chế thì Trung tâm GDTX huyện, thành phố không có chức năng này, trong giai đoạn hiện nay thì liên kết đào tạo trình độ TCCN là rất khó khăn, kể cả các trường TCCN chính quy. Công tác dạy bổ túc văn hóa kết hợp với dạy nghề còn gặp khó khăn nhất định, nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất xuống cấp, không có phòng chức năng, phương tiện, trang thiết bị còn thiếu, bên cạnh đó từ năm 2009 các trung tâm dạy nghề huyện, thành phố được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất để dạy nghề.
2.3.2. Thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai
Để tìm hiểu thực trạng quản lý trong các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố đề tài đã trưng cầu ý kiến 16 cán bộ Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT phụ trách giáo dục thường xuyên, 10 giám đốc, 10 phó giám đốc Trung tâm GDTX và 100 giáo viên đang giảng dạy tại 10 Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố (xem phụ lục - mẫu 1,2,3).
2.3.2.1. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ thực hiện các nội dung quản lý trong các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố được thể hiện ở bảng 2.6, với cách tính điểm như sau:
Mức độ thực hiện: Làm thường xuyên: 3 điểm Làm bình thường: 2 điểm Làm không thường xuyên: 1 điểm
Bảng 2.7: Thống kê ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện các nội dung quản lý trong các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố
STT Nội dung
Cán bộ phụ trách/quản lý
(n = 36)
Giáo viên (n = 100)
Chung (n =136)
∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc
1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung
chương trình giáo dục 100 2,86 1 282 2,82 1 385 2,83 1 2 Quản lý các hình thức
tổ chức học tập 91 2,52 5 229 2,29 5 320 2,35 5
3 Quản lý học viên 95 2,63 4 272 2,72 2 367 2,69 3
4 Quản lý đội ngũ CBQL
và giáo viên 99 2,75 2 270 2,70 3 369 2,71 2
5 Quản lý và xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học của TTGDTX 69 1,91 6 174 1,74 6 243 1,78 6 6 Quản lý công tác thanh
tra, kiểm tra, đánh giá 96 2,66 3 260 2,60 4 356 2,61 4
2,55 2,47 2,49