Thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai
2.4. Đánh giá chung 1. Những điểm mạnh
Tỉnh Lào Cai được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2005, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007. Với nhiệm vụ của mình các Trung tâm GDTX thực hiện tốt nhiệm vụ dạy bổ túc văn húa cho cỏc đối tượng người học khỏc nhau xỏc định rừ đõy là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn vừa qua, song song còn có nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, chỉ đạo các trung tâm HTCĐ, tuyển sinh đào tạo tin học, ngoại ngữ cấp chứng chỉ A, B, C...
Hàng năm Sở GD&ĐT xây dựng các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTX, chú ý tăng cường các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong dạy học; thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, tạo động lực thi đua trong giảng dạy và học tập để nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm về quy chế chuyờn mụn, về đạo đức nhà giỏo. Xỏc định rừ kỷ cương và nền nếp là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng giáo dục. Từng bước, chỉ đạo các Trung tâm GDTX xây dựng và hình thành nền nếp theo những yêu cầu đặc thù của từng Trung tâm. Chính nền nếp ấy đã tạo nên hiệu quả đào tạo ở các lớp BTVH trong khối các Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tỉnh, tạo nên sự thu hút hấp dẫn với các đối tượng người học đa dạng.
Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX tích cực đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, thường xuyên, liên tục, suốt đời của mọi người. Đặc biệt trong các Trung tâm GDTX huyện, thành phố có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động
nhiệt tình, khắc phục mọi khó khăn của ngành học, đồng lòng, đoàn kết góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
2.4.2. Những điểm yếu
Nhận thức của ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân về vai trò, vị trí của TTGDTX còn chưa thấu đáo, chưa có nhiều biện pháp thúc đẩy các TTGDTX huyện, thành phố triển khai mạnh mẽ các hoạt động giáo dục, như: Nhiệm vụ dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Nhiều người vẫn cho rằng TTGDTX là của riêng ngành giáo dục, trách nhiệm chính là Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cho nên sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa cụ thể, chưa có chính sách phù hợp để huy động mọi lực lượng xã hội tham gia đầu tư thiết thực cho ngành học này.
Sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, chính sách đối với người làm công tác GDTX rất hạn chế so với ngành học khác. Cơ sở vật chất, thiết bị, thí nghiệm, thư viện của TTGDTX còn thiếu thốn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Công tác quản lý của Sở GD&ĐT đối với các Trung tâm GDTX vẫn đang tập trung vào việc quản lý chuyên môn, quản lý hành chính, chưa có chiến lược, kế hoạch dài hạn cũng như trung hạn, chưa chú ý vào việc đầu tư cơ sở vật chất, để TTGDTX thực sự là nơi mà ở đó người học vừa học, vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện và mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để thích nghi với sự thay đổi của công việc và đời sống xã hội.
Phần lớn cán bộ quản lý, chỉ đạo, giáo viên vốn là giáo viên được đào tạo về giáo dục chính quy, dạy phổ thông, việc tập huấn, bồi dưỡng để dạy GDKCQ còn nhiều hạn chế, giáo viên làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm.
Thực trạng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, sự phát triển của TTGDTX với tư cách là hệ thống.
2.4.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của điểm mạnh
Sở GD-ĐT quan tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung về chuyên môn. Phát huy được sức mạnh nội lực tạo nên sự thống nhất xuyên suốt trong quá trình triển khai các hoạt động ở Trung tâm GDTX.
Ngoài tài liệu theo quy định, Bộ GD&ĐT đã tổ chức biên soạn nhiều loại tài liệu phục vụ dạy học tại các cơ sở GDTX, như: Tài liệu hướng dẫn dạy học Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ lớp 1-5; Tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Chương trình GDTX cấp THPT; Tài liệu “Hướng dẫn người dân trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường”; Tài liệu giáo dục pháp luật trong Trung tâm GDTX.
Sở GD&ĐT chú ý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, vững vàng về tư tưởng chính trị, tận tuỵ với công việc, gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Cơ bản có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như công tác. Đây là điều kiện quyết định mọi thắng lợi của các Trung tâm GDTX trong những năm qua.
Trong chỉ đạo, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, Sở GD&ĐT luôn chỉ đạo các Trung tâm GDTX huyện, thành phố vận dụng linh hoạt các Chỉ thị, Nghị quyết của đảng vào thực tế đơn vị, khen thưởng, biểu dương những Trung tâm năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
* Nguyên nhân của điểm yếu
Nhận thức của một bộ phận trong xã hội về GDTX còn hạn chế.
So với giáo dục phổ thông, GDTX chưa được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của lãnh đạo chính quyền các cấp.
Chất lượng đầu vào quá thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều năm không được xây dựng, điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học còn thiếu. ảnh hưởng nhiều đến nâng cao chất lượng và giáo dục đạo đức trong học viên
Tiểu kết chương 2
Tỉnh Lào Cai có vị trí địa lý rất thuận lợi so với các tỉnh biên giới phía Bắc.
Cùng với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã và đang thực sự trở thành đầu cầu quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm qua, nguồn nhân lực của tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố. Tuy nhiên, với những yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay, ngành học GDTX vẫn còn những bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ, chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh và sự kỳ vọng của nhân dân.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình Sở GD&ĐT luôn chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào Cai cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của học tập suốt đời và xây dựng XHHT, về vai trò của GDTX trong việc nâng cao dân trí, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Đồng thời các TTGDTX cần đa dạng hoá nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người.
Trong công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào Cai thực hiện nhiệm vụ, Sở GD&ĐT đẩy mạnh công tác tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với ủy Đảng, chính quyền địa phương các
cấp, kêu gọi sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội và của nhân dân trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, để cơ bản các Trung tâm GDTX triển khai tốt các hoạt động giáo dục, đáp ứng cầu học tập của nhân dân, đồng thời chú ý công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đoàn kết, vững vàng về tư tương chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc, gương mẫu trong đạo đức, lối sống.
Chương 3
Một số biện pháp quản lý các Trung tâm GDTX