Khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 74 - 79)

Để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra, đồng thời tìm hiểu về mức độ cần thiết, tính khả thi của 5 biện pháp quản lý Trung tâm GDTX huyện, thành phố của Sở GD&ĐT Lào Cai đáp ứng yêu cầu xã hội học tập đã đề xuất, gồm:

- Biện pháp 1: Chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt các nội dung, chương trình GDTX.

- Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Biện pháp 3: Đa dạng hóa các hình thức học tập, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn.

- Biện pháp 4: Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Biện pháp 5: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm (trưng cầu ý kiến) của CBQL từ cấp Sở đến Trung tâm và giáo viên các Trung tâm GDTX.

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

Bước 3: Lấy ý kiến khảo nghiệm và xử lý kết quả

- Dùng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục-mẫu 4) để trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Để có cơ sở trong việc dùng công thức toán học để tính toán điểm trung bình, xếp thứ bậc cho các biện pháp, sau đó nhận xét và kết luận, kết quả trưng cầu ý kiến được quy thành điểm điểm theo các mức độ như sau:

Mức độ: Rất cần thiết/Rất khả thi 3 điểm

Cần thiết/Khả thi 2 điểm

Không cần thiết/Không khả thi 1 điểm 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả trưng cầu ý kiến của 25 cán bộ quản lý ngành học GDTX từ Sở đến Trung tâm GDTX và 30 giáo viên đang giảng dạy ở các Trung tâm GDTX, như sau:

3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1: Thống kê ý kiến CBQL và GV về kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

STT Biện pháp Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết X Thứ bậc Số

lượng % Số

lượng % Số lượng %

1

Chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt các nội dung, chương trình GDTX.

47 85,4 8 14,6 0 0 157 2,85 2

2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán

46 83,6 9 16,4 0 0 156 2,83 3

bộ, giáo viên.

3

Chỉ đạo, hướng dẫn các TTGDTX đa dạng hóa các hình thức học tập, đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn.

41 74,5 14 25,5 0 0 151 2,74 5

4

Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cho các TTGDTX.

51 92,7 4 7,3 0 0 161 2,92 1

5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

43 78,1 12 21,9 0 0 153 2,78 4

2,82 Nhận xét:

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy mức độ cần thiết của các biện pháp có điểm trung bình X = 2,82 và 5 biện pháp mà tác giả đưa ra đều có điểm trung bình X > 2,5, điều đó cho thấy 5 biện pháp này đều cần thiết, tuy nhiên tính cấp thiết của các biện pháp là khác nhau. Biện pháp “Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng”

được đánh giá là cần thiết nhất.

Thực tiễn hoạt động của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố tỉnh Lào cai thời gian qua cho thấy, trong giai đoạn này cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, cũng như các thiết bị dạy học thích đáng, vì nó là điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học, công cụ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học và là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, như: Chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình tạo thu nhập, chương trình đáp ứng sở thích các

nhân, chương trình phổ biến kiến thức hành dụng, chuyển giao công nghệ...

đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân.

Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp

3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2: Thống kê ý kiến CBQL và GV về kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không

khả thi X Thứ bậc Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

1

Chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt các nội dung, chương trình GDTX.

20 36,3 35 63,7 0 0 130 2,36 3,5

2

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo

viên. 24 43,6 31 56,4 0 0 134 2,43 2

3 Chỉ đạo, hướng dẫn các TTGDTX đa dạng hóa các hình thức học tập, đổi mới phương pháp dạy học

12 21,7 43 78,3 0 0 122 2,21 5

và tổ chức dạy học mang tính mềm dẻo, linh hoạt hơn.

4

Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cho các TTGDTX.

29 52,7 26 47,3 0 0 139 2,52 1

5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

đánh giá. 20 36,3 35 63,7 0 0 130 2,36 3,5

2,39 Nhận xét:

Thông qua kết quả khảo nghiệm, cho thấy 5 biện pháp đề xuất đều có tính khả thi, điều đó được thể hiện bằng điểm trung bình X = 2,39 và cả 5 biện pháp đều có điểm trung bình X > 2,0

Tuy nhiên nhìn vào bảng, mức khả thi của các biện pháp không đồng đều. Rất khả thi có các biện pháp, đó là: “Tăng cường, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng”, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên”, “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá” và “Chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt các nội dung, chương trình GDTX”.

Kết quả trưng cầu ý kiến CBQL và giáo viên về tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2: Ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp

3.4.2.3. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để tính mối tương quan, đề tài dụng công thức toán học tính tương quan

thứ bậc spiecman R = 1- ( )

2 2

6

1 N

D N

Bảng 3.3: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Biện pháp Mức độ cần

thiết Tính khả thi D D2

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w