Thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 31 - 36)

thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai

2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục ở tỉnh Lào Cai tỉnh Lào Cai

2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước);

Lào Cai có địa hình rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống quá thấp (vùng Sa Pa có những ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Toàn tỉnh có 1 thành phố và 8 huyện, với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện nằm trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, 95 xã đặc biệt khó khăn; dân số năm 2010 của tỉnh là: 614.595 người, gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65,5%.

Những năm gần đây kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai có bước phát triển đáng kể, phát huy các thế mạnh như kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu, khai khoáng... năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 16,2 triệu đồng; thu ngân sách đạt 2010 tỷ đồng (tăng 55,8 lần so với năm 1991); đầu tư nước ngoài đạt 485 triệu USD, giá trị xuất nhập khẩu gần 1 tỷ USD; chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010 xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (đứng đầu các tỉnh, thành phố phía Bắc); văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, tháng 5/2000 đạt chuẩn PCGDTH-CMC, tháng 12/2005 đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, tháng 12/2007 đạt phổ cập THCS. Mặc dù có bước phát triển, song do xuất phát điểm thấp, nên so với mặt bằng kinh tế cả nước đến nay tỉnh Lào Cai vẫn còn thuộc tỉnh nghèo.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai

Từ năm 2005 đến 2010 giáo dục Lào Cai có bước phát triển đáng kể về quy mô, chất lượng và hiệu quả:

Hiện nay, hệ thống trường, lớp từ cấp tỉnh đến cấp xã và các thôn, bản cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh; 100% số xã, phường đã có đủ hệ thống trường học từ mẫu giáo đến Trung học cơ sở hoàn chỉnh, kết thúc năm học 2009 - 2010 toàn tỉnh có 655 trường, so với năm 2005 tăng 82 trường, trong đó: Mầm non 184 trường tăng 57 trường, Tiểu học 236 trường tăng 18, THCS 196 trường tăng 4 trường, THPT 28 trường tăng 3 trường, 01 TT KTTH-HNDN&GDTX tỉnh, 10 TTGDTX huyện, thành phố;

Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp): toàn tỉnh có 1 trường CĐSP; 03 trường TCCN; 01 trường Chính trị tỉnh, 09 Trung tâm chính trị huyện, thành phố; 01 trường dạy nghề, 09 Trung tâm nghề cấp huyện; các trung tâm nghề của Hội phụ nữ, Hội nông dân tỉnh... thành lập mới 9 Trung tâm nghề cấp huyện, 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, 116 Trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn.

Kết thúc năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh đã có 128 trường học đạt chuẩn Quốc gia, so với năm học 2005 - 2006 tăng 85 trường, trong đó: Mầm non 22 trường tăng 17 trường, Tiểu học 77 trường tăng 44 trường, THCS 27 trường tăng 22 trường và THPT 2 trường.

Phong trào giáo dục vùng cao phát triển mạnh, học sinh đi học đông và đều hơn; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt cao. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt

99,8%, tăng 1,62%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%, tăng 0,27%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,32%, tăng 4,92%; tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 94,75%, tăng 4,25%; tỷ lệ người 15 - 18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt 87,87%, tăng 22,47%; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-25 tăng từ 95,1% lên 99,2%; trong độ tuổi 25-35 tăng từ 92,9% lên 97,38 %.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học được củng cố, nâng cao. Tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia ngày càng tăng, kết quả tốt nghiệp THPT đạt tỷ lệ cao và ổn định.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đang được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Năm học 2009 – 2010 từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia trang bị bổ sung 30 máy chiếu projecter cho 27 trường THPT, mua sắm thiết bị giáo dục mầm non với 2,4 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện để thu hút trẻ đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Hàng năm Sở GD&ĐT luôn quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương với yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo tại chỗ đội ngũ giáo viên là con em các dân tộc trong tỉnh đã học xong chương trình phổ thông được đào tạo để trở thành giáo viên phục vụ lâu dài tại vùng đồng bào dân tộc. Tham mưu cho tỉnh hàng năm tăng cường biên chế sự nghiệp giáo dục, trên cơ sở đó bố trí sử dụng hầu hết sinh viên người của tỉnh Lào Cai học Sư phạm tốt nghiệp ra trường và thu hút một lực lượng lớn giáo viên ở các tỉnh miền xuôi lên công tác tại các xã vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Kết thúc năm học 2009 – 2010 toàn ngành có 15124 giáo viên, CBQL, tăng 4543 người so với năm 2005. Trong đó:

Mầm non: 2931 người, tăng so với năm 2005 là 1555 người; trình độ đạt chuẩn trở lên đạt 94,5%, năm 2005 là 67,3%

Tiểu học: 5945 người, tăng so với năm 2005 là 1345 người, trình độ đạt chuẩn trở lên đạt 98,1%, năm 2005 là 83,9%

THCS: 4651 người, tăng so với năm 2005 là 926 người, trình độ đạt chuẩn trở lên đạt 98,6%, năm 2005 là 80,7%

THPT: 1597 người, tăng so với năm 2005 là 717 người, trình độ đạt chuẩn trở lên đạt 99,2%, năm 2005 là 90,7%

2.2. Khái quát quá trình điều tra thực trạng

2.2.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố.

2.2.2. Nội dung điều tra

- Điều tra nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố;

- Thực trạng các hoạt động giáo dục trong Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố;

- Thực trạng công tác quản lý và mức độ thực hiện các nội dung quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố.

2.2.3. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra thực trạng gồm 16 cán bộ Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT phụ trách giáo dục thường xuyên, 10 giám đốc, 10 phó giám đốc Trung tâm GDTX và 100 giáo viên đang giảng dạy tại 10 Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Phương pháp điều tra

Điều tra thực trạng hoạt động, thực trạng quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố, đề tài thiết kế và sử dụng bốn mẫu phiếu sau:

Mẫu phiếu 1: Điều tra nhận thức về vai trò của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố; thực trạng hoạt động, thực trạng công tác quản lý và mức độ thực hiện các nội dung quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố (dành cho cán bộ Sở GD&ĐT/phòng GD&ĐT) (xem phụ lục).

Mẫu phiếu 2: Điều tra nhận thức về vai trò của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố; thực trạng hoạt động, thực trạng công tác quản lý và mức độ thực hiện các nội dung quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố (dành cho giám đốc/phó giám đốc TT GDTX) (xem phụ lục).

Mẫu phiếu 3: Điều tra nhận thức về vai trò của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố; thực trạng hoạt động, thực trạng công tác quản lý và mức độ thực hiện các nội dung quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố (dành cho giáo viên TT GDTX) (xem phụ lục).

Mẫu phiếu 4: Xin ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố đáp ứng yêu cầu xây dựng XHHT (dành cho cán bộ quản lý/giáo viên) (xem phụ lục).

2.2.5. Địa bàn và thời gian điều tra

Địa bàn điều tra: 9 phòng GD&ĐT, 10 Trung tâm GDTX tại 9 huyện, thành phố tỉnh Lào Cai (Bát xát, Bảo Thắng, Bảo yên, Bắc Hà, Tp Lào Cai, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, Văn Bàn; điều tra cán bộ phụ trách GDTX tại Sở GD&ĐT Lào Cai.

Thời gian điều tra: Tháng 6 năm 2011.

2.3. Kết quả điều tra thực trạng

2.3.1. Thực trạng hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, thành phố tỉnh Lào Cai huyện, thành phố tỉnh Lào Cai

Để đánh giá về thực trạng hoạt động của các TT GDTX cấp huyện, thành phố, đề tài nghiên cứu các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở GD&ĐT về GDTX, cùng với việc trưng cầu ý kiến của CBQL từ Sở đến Trung tâm và giáo viên Trung tâm GDTX).

2.3.1.1. Thực trạng về quy mô số lượng, mạng lưới TTGDTX cấp huyện, thành phố tỉnh Lào Cai

Bảng 2.1: Thống kê số Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố; trung tâm ngoại ngữ và tin học; trung tâm HTCĐ

STT Năm học Năm học Nội dung 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 1 Số TT GDTX 10 10 10 10 10 2 Số TT ngoại ngữ, tin học 1 1 1 1 1

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 31 - 36)